Tin thế giới 16/12: Belarus muốn lợi ích trong hòa đàm Nga-Ukraine, Trung Quốc nói Mỹ 'sai lầm chồng chất', BRICS sẽ không quay lưng với Syria

Hoàng Hà
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 16/12: Belarus muốn lợi ích trong hòa đàm Nga-Ukraine, Trung Quốc nói Mỹ 'sai lầm chồng chất', BRICS sẽ không quay lưng với Syria
Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 14/12. (Nguồn: Kyodo)

Châu Âu

* Belarus muốn tham gia vào các cuộc hòa đàm Nga-Ukraine trong tương lai, bởi điều quan trọng là Minsk cần nhận được sự bảo đảm về an ninh của chính mình, theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Belarus Yury Ambrazevich ngày 16/12.

Tin liên quan
Nga và Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Ông nói rõ: "Ngay từ đầu, Belarus đã có những bước đi nhằm thúc đẩy hòa bình và ngăn chặn tình trạng leo thang bạo lực ở Ukraine. Đây là lý do tại sao chúng tôi khẳng định ngay từ đầu rằng chúng tôi xứng đáng có một vị trí tại bàn đàm phán khi các cuộc đàm phán về Ukraine bắt đầu".

Nhấn mạnh các thỏa thuận cuối cùng đặc biệt phải tính đến lợi ích của Minsk, quan chức ngoại giao cho hay: "Hơn bất kỳ ai, Belarus quan tâm đến việc giải quyết xung đột một cách hòa bình càng sớm càng tốt". (TASS)

* Liên minh châu Âu (EU) thông qua quy định mới về nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh vũ khí, nhằm mục đích bịt chặt các lỗ hổng được khai thác để buôn bán vũ khí trái phép, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn bán và vận chuyển vũ khí hợp pháp. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Mờ mịt viễn cảnh vĩnh biệt xung đột, Ukraine đối mặt khả năng bị phương Tây 'hy sinh'

Châu Á-Thái Bình Dương

* Kế hoạch tăng thuế 25% của Mỹ với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là "sai lầm chồng chất”, trong bối cảnh Washington nhắm vào các sản phẩm bao gồm cả những linh kiện quan trọng của tấm pin năng lượng Mặt trời.

Bắc Kinh kêu gọi Washington "lập tức sửa chữa các hành động sai trái và hủy bỏ các khoản thuế bổ sung đối với Trung Quốc", đồng thời cho biết sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình". (THX)

* Hàn Quốc ấn định phiên điều trần đầu tiên trong vụ xem xét luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 27/12.

Trong ngày 16/12, đơn vị điều tra liên ngành Hàn Quốc đang tìm cách gửi giấy triệu tập yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol trình diện để thẩm vấn trong tuần này liên quan đến việc áp đặt thiết quân luật hồi đầu tháng.

Tòa án quân sự Hàn Quốc cùng ngày ban hành lệnh bắt giữ người đứng đầu Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt của quân đội vì vai trò của ông trong vụ áp đặt thiết quân luật. (Yonhap)

* Malaysia-Thái Lan tái khẳng định lập trường chung về vấn đề Biển Đông trong cuộc họp báo chung giữa thủ tướng hai nước lần lượt là ông Anwar Ibrahim và bà Paetongtarn Shinawatra đang có chuyến thăm chính thức Kuala Lumpur.

Theo đó, hai thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) một cách toàn diện và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực và thực chất

Hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các bên giải quyết ván đề Biển Đông một cách hòa bình và mang tính xây dựng, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. (The Star)

* Thượng viện Philippines phê chuẩn Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA) với Nhật Bản. RAA, hiệp định đầu tiên thuộc loại này mà Nhật Bản đã ký kết tại châu Á, tạo điều kiện thuận lợi đưa thiết bị và quân đội vào để huấn luyện chiến đấu và ứng phó thảm họa, giúp thúc đẩy hợp tác quân sự giữa Manila và Tokyo. (Reuters)

* Philippines muốn ký một thỏa thuận với Canada nhằm thúc đẩy các hoạt động chung với Lực lượng Bảo vệ bờ biển của quốc gia Bắc Mỹ. (The Global and Mail)

* Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake đã đến Ấn Độ trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là nguyên thủ quốc gia, cam kết củng cố mối quan hệ giữa hai nước láng giềng.

Tổng thống Dissanayake cho biết, ông có "các cuộc thảo luận hiệu quả" với đối tác nước chủ nhà, tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh tế Ấn Độ-Sri Lanka, gia tăng các cơ hội đầu tư, thúc đẩy an ninh khu vực và đẩy mạnh các lĩnh vực quan trọng như du lịch và năng lượng. ( AFP)

* Tàu chiến Mỹ cập cảng Campuchia USS Savannah (LCS 28) vào ngày 16/12, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một tàu chiến Mỹ kể từ năm 2016. LCS 28 sẽ lưu lại Campuchia 5 ngày, đến ngày 20/12, tại cảng tự trị Sihanoukville, cách căn cứ hải quân Ream khoảng 20 km. (AP)

* Bangladesh sẽ tổng tuyển cử vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026, theo người đứng đầu chính phủ lâm thời Muhammad Yunus ngày 16/12. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Sau 8 năm, tàu chiến Mỹ chuẩn bị cập cảng Campuchia

Trung Đông-châu Phi

* Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) sẽ xem xét đơn xin gia nhập của Syria nếu chính quyền mới ở quốc gia Trung Đông này chấp thuận, theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov.

Ông khẳng định, BRICS không "gây sức ép với bất kỳ ai về bất kỳ điều gì", đối xử với mọi sự lựa chọn một cách tôn trọng.

Trước đó, Đại sứ Syria tại Nga Bashar Jaafari cho biết, Damascus "đang tham gia các cuộc thảo luận nghiêm túc" về tư cách thành viên BRICS. (TASS)

* Syria mở lại đại sứ quán tại Mỹ vào ngày 16/12, theo tin đưa từ Kênh truyền hình Syria TV của phe đối lập. Phe đối lập cũng tiếp xúc ngoại giao với Đặc phái viên Liên hợp quốc Geir Pedersen đang ở thăm Damascus trong ngày 15/12. (Sputnik)

* Israel không có ý định đối đầu với Syria và các chính sách của nước này với Damascus sẽ được xác định dựa trên thực tế đang thay đổi trong khu vực, theo lời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 15/12. Ông đồng thời lưu ý, các hành động của Israel tại Syria là để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng cũng như các phần tử khủng bố. (Times of Israel)

* Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 66 tại Abuja, Nigeria vào ngày 15/12.

Kỳ họp tập trung thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và đảm bảo sự ổn định về mặt thể chế, giải quyết các vấn đề cấp bách như tình trạng gia tăng chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Sahel và bất ổn chính trị ở các quốc gia thành viên.

ECOWAS nỗ lực cố gắng thuyết phục Mali, Burkina Faso và Niger thay đổi quyết định rời khỏi khối này vào đầu năm tới. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Châu Mỹ

* Tổng thống Brazil Lula da Silva xuất hiện khỏe mạnh trong một buổi họp báo tại bệnh viện nơi ông vừa trải qua 2 ca phẫu thuật xuất huyết não tại thành phố Sau Paulo. Ông cũng cho biết đã được xuất viện và quay trở lại làm việc bình thường.

Nhà lãnh đạo yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc những người bị cáo buộc lên kế hoạch đảo chính vào năm 2022, đồng thời cho rằng cần phải bảo đảm quyền bào chữa.

Liên quan vụ đảo chính này, cơ quan điều tra đã bắt giữ Tướng về hưu Walter Braga Netto, cựu Chánh Văn phòng Nội các và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đồng thời là ứng cử viên Phó Tổng thống của cựu Tổng thống Jair Bolsonaro (2019-2022) hôm 14/12. (Reuters)

* Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đề cử nhiều quan chức trong chính quyền sắp tới, cụ thể, ông Troy Edgar, nguyên Phó Trợ lý Bộ trưởng kiêm Giám đốc phụ trách tài chính của Bộ An ninh nội địa (DHS) trong chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu, được đề cử làm Thứ trưởng thứ nhất DHS.

Ông Trump cũng công bố rằng, doanh nhân và nhà tài trợ chính trị lớn Bill White, 64 tuổi, sẽ đảm nhiệm vai trò Đại sứ Mỹ tại Vương quốc Bỉ trong chính quyền sắp tới của ông.

Tổng thống đắc cử Mỹ đề cử ông Richard Grenell, 58 tuổi, nguyên quyền Giám đốc Tình báo quốc gia (DNI) trong chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu, làm Đặc phái viên phụ trách các sứ mệnh đặc biệt - một vị trí mới trong chính quyền sắp tới không cần phải thông qua Thượng viện phê chuẩn. (Fox News)

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Putin nói ‘tống tiền’ nhằm cản trở Nga sẽ thất bại, ông Trump kêu NATO lợi dụng Mỹ, úp mở việc viện trợ Ukraine

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Putin nói ‘tống tiền’ nhằm cản trở Nga sẽ thất bại, ông Trump kêu NATO lợi dụng Mỹ, úp mở việc viện trợ Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin nói việc "tống tiền” từ bên ngoài nhằm cản trở Nga sẽ thất bại, ông Trump kêu các nước ...

Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho chính phủ mới; IS 'thừa nước đục thả câu'

Tình hình Syria: Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho chính phủ mới; IS 'thừa nước đục thả câu'

Ngày 15/12, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết nước này sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính ...

Tình hình Syria: Đại sứ quán ở Mỹ sẽ mở lại, phe đối lập đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, Nga-Belarus sơ tán nhân viên ở Damascus

Tình hình Syria: Đại sứ quán ở Mỹ sẽ mở lại, phe đối lập đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, Nga-Belarus sơ tán nhân viên ở Damascus

Phe đối lập, hiện kiểm soát thủ đô Damascus sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, đã đẩy mạnh các hoạt động ...

Israel nổi giận nói Ireland 'vượt lằn ranh đỏ', tuyên bố đóng cửa Đại sứ quán tại Dublin

Israel nổi giận nói Ireland 'vượt lằn ranh đỏ', tuyên bố đóng cửa Đại sứ quán tại Dublin

Ngày 15/12, Bộ Ngoại giao Israel thông báo, nước này sẽ đóng cửa đại sứ quán tại Dublin, thủ đô Ireland.

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Chủ tịch từ chức, Tổng thống bị luận tội, đảng cầm quyền trước nguy cơ tan rã

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Chủ tịch từ chức, Tổng thống bị luận tội, đảng cầm quyền trước nguy cơ tan rã

Tình hình chính trị tại Hàn Quốc tiếp tục căng thẳng khi Chủ tịch đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền Han Dong Hoon ...

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Syria
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, hiện 11 công dân Việt Nam đang lưu trú tại trạm nhập cư thành phố Villahermosa, bang Tabasco.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 21/2/2025: Kim Ngưu chú ý kiểm soát cảm xúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 21/2/2025: Kim Ngưu chú ý kiểm soát cảm xúc

Tử vi hôm nay 21/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 20/2/2025: Giá cà phê arabica thiết lập 14 kỷ lục liên tiếp, 'chìa khóa' để hàng Việt khẳng định vị thế

Giá cà phê hôm nay 20/2/2025: Giá cà phê arabica thiết lập 14 kỷ lục liên tiếp, 'chìa khóa' để hàng Việt khẳng định vị thế

Giá cà phê hôm nay 20/2/2025: Giá cà phê arabica thiết lập 14 kỷ lục liên tiếp, 'chìa khóa' để cà phê Việt khẳng định vị thế...
Hòa nhịp trái tim Việt Nam-Cuba trong kỷ nguyên mới

Hòa nhịp trái tim Việt Nam-Cuba trong kỷ nguyên mới

Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Cuba cho thấy hai nước quyết tâm đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất hơn trong giai ...
Hội nghị An ninh Munich 2025: Lời cảnh tỉnh về một thế giới đổi khác

Hội nghị An ninh Munich 2025: Lời cảnh tỉnh về một thế giới đổi khác

Hơn 60 năm qua, Hội nghị An ninh Munich là nơi định hình các tư duy và xu thế chính trị - an ninh lớn của thế giới.
Lễ hội đầu năm: Di sản trong dòng chảy hiện đại

Lễ hội đầu năm: Di sản trong dòng chảy hiện đại

Trong bối cảnh hiện đại, bảo tồn và phát huy lễ hội cần chiến lược linh hoạt, vừa giữ gìn được bản sắc, vừa thích nghi với nhu cầu mới.
Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp Nga - Mỹ ở Riyadh và những bước tiến then chốt

Cuộc gặp lịch sử giữa hai ngoại trưởng Nga - Mỹ kéo dài hơn bốn giờ ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia đã đạt được một số kết quả bước đầu...
ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

ASEAN khó 'né' ông Trump nhưng có phương thức hiệu nghiệm của riêng mình

ASEAN đã chứng minh rằng bất chấp sự đa dạng và quan điểm khác nhau, sự đồng thuận vẫn là nguyên tắc cơ bản.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ: Bạn cũ, lợi ích mới

Mối giao tình giữa hai nhà lãnh đạo cùng nhiều lợi ích song trùng là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ-Ấn tiến về phía trước.
Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Gió đổi chiều trong quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật

Cuộc gặp đầu tiên giữa Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/2 đã diễn ra một cách 'ấm áp'.
Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Thủ tướng Thái Lan thăm Trung Quốc: Khởi hành đầu năm, khai mở kỳ vọng

Chuyến 'du Xuân' của Thủ tướng Thái Lan được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả cụ thể, mà trước mắt là vấn đề sầu riêng và an toàn du lịch...
Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Bước ngoặt mới trên chính trường Bỉ

Sau 239 ngày không có chính phủ, cuối cùng vào ngày 3/2, lãnh đạo đảng bảo thủ Liên minh Flemish mới (N-VA) Bart De Wever trở thành Thủ tướng Bỉ.
Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Mong đợi gì từ Hội nghị An ninh Munich 2025

Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới đầy biến động, phân mảnh và khó lường.
Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Xung đột Nga-Ukraine: 'Cơ hội lịch sử' bị đánh mất

Nga từng tin tưởng rằng, Thỏa thuận Minsk-2, ký kết cách đây 10 năm trước tại Belarus, là cơ hội lịch sử để chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.
Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Hội nghị Yalta: Cuộc gặp gỡ quyết định vận mệnh thế giới

Tròn 80 năm trước, Hội nghị Yalta không chỉ đánh dấu sự kết thúc của Thế chiến II mà còn khởi đầu trật tự thế giới mới.
Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hiệp định Paris về Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm còn tươi mới

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Hiệp định Paris về Việt Nam vẫn nguyên giá trị.
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Bị cha đẻ của thuyết quyền lực mềm chỉ trích, nỗ lực cải tổ chính quyền của Tổng thống Donald Trump có giúp Mỹ 'lật ngược thế cờ'?

Việc cải tổ chính quyền liên bang có thật sự giúp Mỹ tập trung nhiều nguồn lực hơn vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc - một ưu tiên hàng đầu của ông Trump?
Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Năng lượng - Con 'át chủ bài' thầm lặng định hình cục diện thế giới

Dầu mỏ và khí đốt nắm trong tay quyền lực rộng lớn, đủ sức định hình cấu trúc địa chính trị toàn cầu.
Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Mỹ đang 'hụt hơi' trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Trung Quốc và Nga?

Bị trì hoãn, thất bại về công nghệ và thiếu chiến lược rõ ràng, chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ đang kém phong độ so với Trung Quốc và Nga.
Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Bị EU đe dọa, số phận 'hạm đội bóng tối' của Nga sẽ ra sao?

Số phận của những con tàu thuộc 'hạm đội bóng tối' của Nga đang bị đe dọa trước động thái mới của một số quốc gia thuộc EU.
Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Ấn Độ lên ngôi, Pakistan lép vế: Ván bài mới của Mỹ ở Nam Á?

Quan hệ giữa Mỹ và hai 'ông lớn' Nam Á chứng kiến nhiều thăng trầm, nay chính quyền Tổng thống Trump 2.0 hứa hẹn tái định hình tam giác này.
Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Ngoại giao Mặt trăng của Trung Quốc: Tham vọng soán ngôi 'đế chế' vũ trụ Mỹ

Từ trường phái ngoại giao gấu trúc nổi tiếng, Trung Quốc dần hình thành một công cụ đối ngoại mới mang tên ngoại giao Mặt trăng.
Phiên bản di động