Tin thế giới 16/7: Đến lượt Nga bị tấn công mạng; Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ hủy chuyến thăm Trung Quốc; Taliban ra tối hậu thư

Quang Đào
Bộ Quốc phòng Nga bị tấn công mang, Mỹ-Đức đẩy mạnh quan hệ, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ huỷ kế hoạch thăm Trung Quốc... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới

Báo Thế giới & Việt Nam điểm lại một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Trang web của Bộ Quốc phòng Nga bị đánh sập

Ngày 16/7, trang web của Bộ Quốc phòng Nga đã không hoạt động sau khi hứng chịu vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).

Nguồn tin ở Bộ Quốc phòng Nga xác định với các cơ quan thông tấn nước này cho biết, tin tặc bên ngoài nước Nga đã gây ra cuộc tấn công mạng này. Bộ này cho biết trang web đã bắt đầu hoạt động bình thường sau khi bị tê liệt khoảng 2 giờ.

Cục An ninh Công nghệ thông tin của Bộ Quốc phòng Nga hiện đang làm việc để ngăn chặn bất kỳ ảnh hưởng xấu nào do cuộc tấn công gây ra.

Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc 'rủ' Nga phản đối chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chống lại 'virus chính trị'

Hợp tác quân sự Nga-Trung Quốc không chống lại nước khác

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng việc Nga và Trung Quốc đang phát triển hợp tác quân sự không nhằm chống lại các nước khác. Tuyên bố được ông Lavrov đưa ra nhân dịp kỷ niệm 20 năm ký kết Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Nga-Trung.

Trong một bài báo được truyền thông Nga và Trung Quốc đăng tải, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định: "Dựa trên các nguyên tắc quy định tại Điều 7 của Hiệp ước, hợp tác quân sự đang phát triển thành công, về bản chất sự hợp tác này chỉ mang tính chất phòng thủ và không nhằm vào các quốc gia thứ ba".

Theo ông Lavrov, Nga và Trung Quốc thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung về chỉ huy tham mưu, chống khủng bố và hải quân. Ông cho biết thêm: "Quan hệ hợp tác được phát triển phong phú hơn thông qua các hình thức mới, trong đó có các cuộc tuần tra chung bằng máy bay tầm xa tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Theo ông, Moscow và Bắc Kinh đang dần dần xây dựng nên một hệ thống trật tự thế giới ổn định đa trung tâm, một hệ thống mang tính chất "bình đẳng hơn". Bản chất của việc này là đề cao quyền của các dân tộc tự xác định đường đi của mình và giải quyết xung đột bằng con đường ngoại giao. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Hạm đội Biển Đen Nga sẽ được trang bị trực thăng 'khủng' Ka-27M

Thủ tướng Đức thăm Mỹ

Ngày 15/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có chuyến thăm chính thức Mỹ và gặp mặt Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng. Đây là lần đầu hai bên gặp nhau kể từ khi ông Biden nhậm chức. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên có cuộc gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng.

Tại buổi gặp, hai bên bên cam kết hợp tác đối phó với hành động của Nga, Trung Quốc và khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Đức.

Tổng thống Biden tiếp tục bày tỏ phản đối dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Đây là dự án vận chuyển khí đốt thẳng từ Nga đến Đức qua biển Baltic. Trong khi đó, bà Merkel khẳng định dự án này chỉ bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn đường ống qua Ukraine. Tuy vậy, cả hai nhà lãnh đạo đồng quan điểm Nga không nên sử dụng năng lượng như một thứ vũ khí.

Ngoài ra, hai bên còn thảo luận về quan hệ với Trung Quốc, cũng như thời điểm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với người dân châu Âu.

Cuối buổi gặp, hai bên đã ký Tuyên bố Washington về các nguyên tắc chung sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tuyên bố khẳng định: "Cơ sở mối quan hệ của chúng tôi là cùng tuân thủ các nguyên tắc, giá trị và thể chế dân chủ. Washington và Berlin cam kết bảo vệ một thế giới mở, trong đó tất cả các dân tộc trên toàn thế giới khi xác định cấu trúc chính trị của mình phải được tự do thoát khỏi sự can thiệp nước ngoài, sự ép buộc hoặc chi phối của các quốc gia bên ngoài".

Hai nước cũng cam kết đấu tranh vì một "châu Âu toàn vẹn, tự do và hòa bình", ủng hộ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), phát triển các quan hệ đồng minh và đối tác hiện có. Trong tuyên bố cũng nói về sự ủng hộ đối với "các quy tắc, chuẩn mực và tiêu chuẩn" liên quan đến các công nghệ mới, mà theo Berlin và Washington, cần ủng hộ "tự do, chứ không phải đàn áp". (Guardian/AP/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Đức ký Tuyên bố Washington cùng cam kết đấu tranh vì 'châu Âu toàn vẹn', phối hợp chặt về Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ huỷ kế hoạch đến Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman sẽ tới thăm Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ vào tuần tới, song bộ này không hề nhắc tới bất kỳ chặng dừng chân nào tại Trung Quốc dù đây là điểm đến đã được giới ngoại giao và một số hãng truyền thông dự đoán và đề cập nhiều trước đó.

Đây cũng là chuyến công du thứ hai của bà Sherman đến châu Á chỉ trong chưa đầy 2 tháng, sau chuyến thăm tới các nước Indonesia, Campuchia và Thái Lan hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua.

Trước đó, ngày 14/7, tờ SCMP đã trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết bà Sheerman sẽ tới Trung Quốc vào tuần tới để gặp người đồng cấp Trung Quốc Tạ Phong tại thành phố Thiên Tân.

Tờ báo còn nhận định rằng động thái này được coi là bước đi đầu tiên hướng tới một hội nghị thượng đỉnh tiềm năng giữa các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, một sự kiện mà nếu trở thành hiện thực thì sẽ là thượng đỉnh Mỹ-Trung đầu tiên kể từ khi Biden lên cầm quyền hồi tháng Một vừa qua. (Reuters/SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận thương mại kỹ thuật số của Mỹ chống Trung Quốc - 'chết từ trong trứng nước'?

Cựu Tổng thống Mỹ Trump bác tin nói ông từng có ý định đảo chính

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 cho biết, ông không có ý định sử dụng quân đội để chiếm quyền kiểm soát chính phủ một cách bất hợp pháp sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Ông Trump đã đưa ra một tuyên bố bác lại những thông tin được tiết lộ trong một cuốn sách mới, trong đó đề cập mối lo ngại từ Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley rằng tổng thống sắp mãn nhiệm có khả năng tiến hành một cuộc đảo chính trong những tuần cuối cùng ông tại nhiệm.

Cựu Tổng thống Mỹ cho biết, ông “không tham gia vào các cuộc đảo chính” và cũng “không bao giờ đe dọa thực hiện hoặc nói về một cuộc đảo chính với bất cứ ai”. Ông nói thêm: “Nếu tôi có ý định tiến hành một cuộc đảo chính thì ông Milley sẽ là người cuối cùng tôi muốn hợp tác”. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Ông Donald Trump kiện các công ty công nghệ lớn: Vì đâu đến nỗi?

Trung Quốc phản đối Mỹ can thiệp vào vấn đề Hong Kong

Ngày 16/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã phản đối việc Mỹ can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong, phản ứng trước thông tin của hãng Reuters rằng Washington chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và cảnh báo các công ty đang làm ăn ở đặc khu này.

Phát biểu họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh Hong Kong là của Trung Quốc, Mỹ nên ngừng can thiệp dưới mọi hình thức.

Hai nguồn thạo tin đã nói với Reuters rằng Mỹ đang chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt vào ngày 16/7 đối với một số quan chức Trung Quốc liên quan cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với nền dân chủ ở Hong Kong, cũng như cảnh báo các doanh nghiệp quốc tế hoạt động ở đó về tình hình ngày càng xấu đi. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bão này chưa qua giông khác đã tới, EU ra 'tối hậu thư' với Trung Quốc

Pakistan sẽ trả đũa Afghanistan nếu "động" đến Taliban

Ngày 15/7, Pakistan vừa đưa ra lời cảnh báo các lực lượng an ninh Afghanistan chớ tấn công lực lượng Taliban để giành lại một cửa khẩu ở biên giới hai nước, nếu không, Pakistan có thể huy động quân đội tiến đánh lực lượng của Afghanistan.

Phó Tổng thống thứ nhất của Afghanistan Amrullah Saleh khẳng định điều này vào ngày 15/7, chỉ ít giờ sau khi Pakistan xác nhận việc Taliban đã giành quyền kiểm soát thị trấn biên giới Wesh - nơi có cặp cửa khẩu Boldak và Chaman giữa hai nước. (Reuters)

Taliban ra "tối hậu thư"

Taliban đã công bố điều kiện cần thiết cho một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 3 tháng. Theo đó, chính quyền Kabul phải trả tự do cho 7.000 tù nhân và loại tổ chức khỏi danh sách đen của Liên hợp quốc.

Theo quan điểm của Taliban, đối với các vấn đề nội bộ, trước hết chính quyền Kabul phải thả các tù nhân chính trị và ngồi vào bàn đàm phán trong tiến trình đối thoại liên Afghanistan sau khi trao đổi tù nhân, để đi đến thỏa thuận chính trị mang lại hòa bình lâu dài.

Taliban cũng cam kết rằng, với việc thành lập Chính phủ hòa nhập Hồi giáo Afghanistan, sẽ có những thay đổi tích cực trong cuộc sống của người dân Afghanistan.

Sau khi chính phủ Hồi giáo toàn Afghanistan được thành lập, nam giới, phụ nữ và trẻ em sẽ sống trong một đất nước tự do, hòa bình và an ninh. Họ sẽ tham gia vào công cuộc khôi phục và cải thiện đất nước. Sẽ không có sự can thiệp của nước ngoài. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Hình ảnh biệt kích Afghanistan giao chiến với quân nổi dậy Taliban

Thổ Nhĩ Kỳ nổ súng cảnh cáo tàu của Cộng hòa Cyprus

Ngày 16/7, một tàu Thổ Nhĩ Kỳ đã nổ súng cảnh cáo một tàu tuần duyên của CH Cyprus đang tuần tra những người di cư trái phép gần ranh giới kiểm soát ngoài khơi bờ biển phía Bắc của đảo quốc này.

Truyền thông Cyprus đưa tin, vụ việc xảy ra cách cảng cá nhỏ Kato Pyrgos khoảng 17,7 km, ngay phía Tây khu vực Ranh giới Xanh, đường giới tuyến tạm thời do Phái bộ gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (UNFICYP) quản lý, phân định hai miền lãnh thổ Bắc-Nam Cyprus cắt ngang thủ đô Nicosia.

Đây là vụ việc gây căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và CH Cyprus - vốn đang có tranh chấp chủ quyền trực tiếp - thời gian gần đây. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
EU-Thổ Nhĩ Kỳ sắp lâm vào một 'cuộc chiến' mới?

Thủ tướng được chỉ định của Lebanon từ chức

Saad Hariri, Thủ tướng được chỉ định của Lebanon, từ chức gần 9 tháng sau khi được giao nhiệm vụ thiết lập chính phủ mới cho quốc gia đang chìm sâu vào khủng hoảng.

Ngày 15/7, ông Hariri cho biết Tổng thống Lebanon Michel Aoun đã từ chối kế hoạch nội các mới nhất của ông chưa đầy 24 tiếng sau khi nhận đề xuất.

Trong một tuyên bố, văn phòng Tổng thống Lebanon hoài nghi ý muốn thành lập chính phủ của ông Hariri.

Theo tuyên bố này, ông Hariri đã từ chối điều chỉnh kế hoạch nội các khi được yêu cầu. Việc không muốn tiếp tục trao đổi thể hiện ông đã có “ý định từ chức từ trước”.

Lebanon đã không có chính phủ từ khi Thủ tướng tạm quyền Hassan Diab rời nhiệm sở sau vụ nổ cảng Beirut vào tháng 8/2020 làm hơn 200 người chết và hàng nghìn người bị thương. (AFP)

Ngoại giao vaccine Covid-19 của Indonesia: Cho đi sẽ được nhận lại!

Ngoại giao vaccine Covid-19 của Indonesia: Cho đi sẽ được nhận lại!

Trọng tâm chính sách đối ngoại năm 2021 của Indonesia là “ngoại giao an ninh y tế” mà cụ thể là ngoại giao vaccine Covid-19.

Giải mã thành công của Trung Quốc khi duy trì vị trí 'công xưởng thế giới' bất chấp Covid-19

Giải mã thành công của Trung Quốc khi duy trì vị trí 'công xưởng thế giới' bất chấp Covid-19

Bất chấp chi phí đầu vào gia tăng, cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa đến hồi kết và tác động mạnh mẽ từ đại ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
'Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta'

'Hiệp định Geneva là thắng lợi lớn của đất nước chúng ta'

Ba tôi - Đại tá Hà Văn Lâu thường căn dặn con cháu lúc nào mình cũng phải giữ bình tĩnh, tim phải nóng và đầu phải lạnh.
Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5: Giá heo hơi miền Nam có nơi tăng vọt 3.000 đồng/kg, thị trường sẽ tiếp tục phục hồi

Giá heo hơi hôm nay 5/5 ở khu vực miền Nam tăng 1.000-3.000 đồng/kg ở nhiều nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tri ân và tưởng nhớ các anh hùng đã nằm xuống tại mảnh đất Điện Biên

Nhiều cựu chiến binh ngoài 90 tuổi từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 để tưởng nhớ đồng đội ...
PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số

PetroVietnam công bố chính thức vận hành Hệ thống ERP - bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số
Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động