Tin thế giới 1/7: Sức ép từ phương Tây đưa Nga-Belarus gần nhau hơn; Ukraine trước tương lai ‘tươi sáng’; Mỹ lại làm căng với Trung Quốc

Quang Đào
Nga nói gì về sức ép của phương Tây? Ukraine đạt được thỏa thuận mới với EU; Myanmar xin lỗi Thái Lan... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 1/7: Sức ép từ phương Tây đưa Nga-Belarus gần nhau hơn; Ukraine trước tương lai ‘tươi sáng’; Mỹ lại làm căng với Trung Quốc
Quan hệ giữa Nga-EU đã bị 'phá hủy'. (Nguồn: eu-russia-expertnetwork.eu)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga nói gì về sức ép của phương Tây

Ngày 1/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh sức ép chính trị từ phương Tây đang thúc đẩy nước này tăng tốc hội nhập với nước láng giềng Belarus.

Trước đó 1 ngày, Trong cuộc gặp với người đồng cấp Belarus tại Minsk mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết EU đã phá hủy mối quan hệ với Nga - vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ, chỉ trong 1 đêm.

“Tôi chỉ có thể nói rằng từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ không tin tưởng vào cả người Mỹ và EU. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết để không phải phụ thuộc vào họ trong những lĩnh vực quan trọng”, ông Lavrov tuyên bố.

Nhà ngoại giao Nga cho biết Moscow vẫn cởi mở trong vấn đề hợp tác ngoại giao và đối thoại với EU, song tuyên bố sẽ đưa ra quyết định về cách thức can dự đê đảm bảo lợi ích của Nga.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Belarus Vladimir Makei cho rằng quan hệ căng thẳng hiện nay là do phương Tây gây ra. Tuy nhiên, ông Makei cho biết Belarus tiếp tục vận động đối thoại với phương Tây và tìm kiếm các giải pháp ngoại giao cho các vấn đề.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hai nước phải thực hiện các biện pháp chung khẩn cấp để cải thiện năng lực quốc phòng cũng như sự sẵn sàng tác chiến của quân đội hai nước này. (TASS/RT)

Nga nêu quan điểm về việc bắt giữ sao bóng rổ Mỹ

Ngày 1/7, Điện Kremlin tuyên bố việc bắt giữ ngôi sao bóng rổ Mỹ Brittney Griner, người sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm ở Nga nếu bị kết án về tội liên quan ma túy, không mang động cơ chính trị.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, cô Griner đã bị phát hiện tàng trữ ma túy và việc đưa ra phán quyết là tùy thuộc vào tòa án.

Ngôi sao WNBA 31 tuổi này đã bị còng tay tại một phòng xử án ở ngoại ô Moscow trước đó cùng ngày. Nhà chức trách đưa ra cáo buộc trên đối với cô sau khi họ tìm thấy hộp chứa cần sa trong hành lý của cô hồi tháng 2. (Reuters)

Nga bắt giữ nhà khoa học vì nghi ngơi liên quan tới Trung Quốc

Nga đã bắt giữ một nhà khoa học ở Siberia với cáo buộc phản quốc do tình nghi hợp tác với các cơ quan an ninh Trung Quốc. Nhân vật này có tên Dmitry Kolker, là Tiến sĩ Vật lý và Toán học, Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ quang học lượng tử tại Đại học Novosibirsk (Nga).

Kolker và luật sư hiện chưa bình luận. Tuy nhiên TASS dẫn lời gia đình Kolker cho biết ông này bị cáo buộc cộng tác với cơ quan an ninh Trung Quốc. Trước đây, Kolker từng thuyết trình tại một hội nghị quốc tế ở Trung Quốc.

Ukraine ca ngợi quan hệ với EU

Ngày 1/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố nước này và Liên minh châu Âu (EU) đang bắt đầu một chương mới trong lịch sử, sau khi Brussels chính thức chấp thuận quy chế ứng cử viên của Ukraine trong khối này.

Phát biểu trước Quốc hội Ukraine, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh: "Một chương mới trong lịch sử đã mở ra đối với cả EU và Ukraine. Giờ đây chúng ta sát cánh cùng nhau". Theo Tổng thống Zelensky, đây vừa là "vinh dự vừa là trách nhiệm lớn lao" khi nỗ lực hướng tới việc hiện thực hóa "nguyện vọng của đất nước chúng ta".

Ông nói thêm: "Chúng ta đã thực hiện một hành trình kéo dài 115 ngày để có được quy chế ứng cử viên và hành trình trở thành thành viên của chúng ta không nên kéo dài nhiều thập kỷ. Chúng ta nên nhanh chóng xúc tiến công việc này. Ukraine đang chiến đấu để lựa chọn các giá trị của mình, để trở thành thành viên trong gia đình châu Âu".

Ngay sau các bài phát biểu trên, một lá cờ của EU đã được mang vào tòa nhà Quốc hội Ukraine và đặt ngay cạnh quốc kỳ Ukraine. (Reuters)

Ukraine bắt đầu bán điện cho EU, nhằm tránh phụ thuộc Nga

Ngày 30/6, trong một đoạn video, Tổng thống Ukraine cho biết việc khởi động đường truyền tải điện tới Romania là bước đầu có thể giúp châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.

Ông Zelensky cho rằng: “Nhờ có điện Ukraine, một phần đáng kể khí đốt mà người tiêu dùng châu Âu sử dụng của Nga có thể được thay thế. Do vậy, đây không chỉ là vấn đề lợi nhuận xuất khẩu cho chúng ta mà còn là vấn đề an ninh cho toàn châu Âu”.

Trong thông báo trước đó, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết tiềm năng xuất khẩu điện của Ukraine sang châu Âu có thể đạt 2,5 GW. (Reuters)

Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì ủng hộ Nga

Ngày 28/6, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), Bộ Thương mại Mỹ thông báo rằng đã bổ sung 36 thực thể vào Danh sách Thực thể có hành động trái với lợi ích chính sách đối ngoại hoặc an ninh quốc gia của Mỹ. Trong số đó, 25 công ty có trụ sở tại Trung Quốc.

Phản ứng lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh phản đối vòng trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vì không có cơ sở theo luật pháp quốc tế hoặc bất kỳ ủy quyền nào từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ngày 30/6: “Không hề có căn cứ để Mỹ viện dẫn luật nội địa và áp đặt trừng phạt với các doanh nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc mạnh mẽ phản đối điều này… Trung Quốc và Nga có các hợp tác kinh tế và thương mại bình thường trên cơ sở cùng tôn trọng, công bằng và lợi ích chung. Đây không thể là mục tiêu của bất kỳ hạn chế hay can thiệp nào từ một bên thứ ba”.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ thu hồi các lệnh trừng phạt và ngừng áp đặt quyền tài phán dài hạn cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với doanh nghiệp Trung Quốc. (Asia Times)

Trung Quốc phản đối Ấn Độ tổ chức hội nghị G20 ở Jammu & Kashmir

Trung Quốc ngày 30/6 đã lên tiếng phản đối kế hoạch của Ấn Độ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào năm 2023 tại khu vực Jammu & Kashmir, lặp lại sự phản đối của đồng minh thân cận Pakistan.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn nhấn mạnh rằng các bên liên quan nên tránh “những động thái đơn phương” có thể làm “phức tạp” tình hình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định: “Chúng tôi lưu ý diễn biến mới nhất này. Quan điểm của chúng tôi về vấn đề Kashmir là nhất quán và rõ ràng. Đây là vấn đề tranh chấp còn sót lại từ quá khứ, cần được giải quyết hòa bình và phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an và các thỏa thuận song phương”.

Theo ông Triệu Lập Kiên, “các bên liên quan cần nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”. (THX)

Thổ Nhĩ Kỳ nêu quan điểm về thỏa thuận với Phần Lan và Thụy Điển

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, thỏa thuận mà nước này ký với Phần Lan và Thụy Điển nhằm xóa bỏ quyền phủ quyết của Ankara về việc kết nạp 2 nước Bắc Âu này vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không phải là dấu chấm hết và buộc 2 nước này phải giữ lời hứa của mình.

Phát biểu với phóng viên trên chuyến bay trở về từ Hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, ông Erdogan cho hay không cần phải vội vàng thông qua hồ sơ xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ông, trước tiên, Ankara phải xem liệu 2 nước này có giữ lời hứa theo đúng thỏa thuận hay không, bao gồm cả việc dẫn độ các nghi can mà Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm. (Reuters)

Tân đặc khu trưởng Hong Kong nhậm chức

Ngày 1/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân lãnh đạo đặc khu Hong Kong Lý Gia Siêu (John Lee), khi thành phố này đánh dấu kỷ niệm 25 năm Anh bàn giao trở lại cho Trung Quốc.

Phát biểu tại lễ nhậm chức, ông Lý Gia Siêu khẳng định luật pháp là một giá trị cơ bản đối với thành phố này và đạo luật an ninh quốc gia áp dụng với đặc khu hồi năm 2020 đã mang đến sự ổn định sau làn sóng biểu tình chống chính quyền năm 2019. (Reuters)

Myanmar xin lỗi Thái Lan

Thái Lan hôm 1/7 cho biết Myanmar đã gửi lời xin lỗi sau khi một máy bay chiến đấu của nước này xâm nhập không phận Thái Lan, buộc chính quyền phải sơ tán hàng trăm người dân.

Sự việc trên diễn ra vào ngày 30/6 tại huyện Phop Phra, tỉnh Tak của Thái Lan. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết nước này không muốn làm sự việc thêm nghiêm trọng.

“Các tùy viên quân sự đã trao đổi, và họ (phía Myanmar) xin lỗi. Bộ ngoại giao của hai nước cũng đã nói chuyện. Đây có vẻ như là một sự cố nghiêm trọng, nhưng tất cả phụ thuộc vào chúng ta có muốn làm nghiêm trọng vấn đề này hay không. Hai bên đang có mối quan hệ tốt đẹp và có thể nói chuyện”, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khẳng định. (Reuters)

Hàn Quốc muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản

Ngày 1/7, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho rằng Hàn Quốc và Nhật Bản cần thảo luận đồng thời các vấn đề cả trong quá khứ và tương lai để giải quyết các tranh chấp đã làm quan hệ song phương căng thẳng trong những năm gần đây.

Ông Yoon đưa ra phát biểu với báo giới sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh NATO và có các cuộc tiếp xúc bên lề với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Yonhap)

Thủ lĩnh tối cao của Taliban bất ngờ tái xuất

Haibatullah Akhundzada, nhà lãnh đạo tối cao của Taliban, ngày 1/7 tham dự cuộc họp về đoàn kết quốc gia tại thủ đô Kabul cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo trên khắp đất nước.

Phát biểu tại cuộc họp ngày 1/7, phó thủ lĩnh Taliban kiêm quyền Bộ trưởng Nội vụ Sirajuddin Haqqani cho biết thế giới đang đòi hỏi chính phủ và giáo dục hòa nhập ở Afghanistan, nhưng điều đó cần thời gian.

“Cuộc họp này là về sự tin tưởng và sự tương tác. Chúng tôi ở đây để xây dựng tương lai theo Hồi giáo và vì lợi ích quốc gia”, ông cho biết.

Bên cạnh đó, người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid nói rằng họ sẽ tôn trọng quyết định của những người trong cuộc họp, nhưng tiếng nói cuối cùng về việc giáo dục trẻ em gái là thuộc về nhà lãnh đạo tối cao. (Reuters)

Phó Thủ tướng Nga: Một lượng lớn dầu Moscow đã trở lại thị trường châu Á

Phó Thủ tướng Nga: Một lượng lớn dầu Moscow đã trở lại thị trường châu Á

Ngày 30/6, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, những nỗ lực hạn chế giá dầu mỏ của Nga có thể dẫn đến "mất ...

Tin thế giới 30/6: Nga nhận định thế nào về an ninh châu Âu? Ngày trọng đại của Trung Quốc; Israel lại rơi vào khủng hoảng chính trị

Tin thế giới 30/6: Nga nhận định thế nào về an ninh châu Âu? Ngày trọng đại của Trung Quốc; Israel lại rơi vào khủng hoảng chính trị

Nga nhận định thế nào về an ninh châu Âu? Trung Quốc chuẩn bị lễ kỷ niệm lớn; Quốc hội Israel 'đồng lòng' giải tán... ...

Đọc thêm

Hoa hậu Hà Kiều Anh rạng rỡ dưới ánh nắng cùng những mẫu đầm Xuân Hè

Hoa hậu Hà Kiều Anh rạng rỡ dưới ánh nắng cùng những mẫu đầm Xuân Hè

Hoa hậu Hà Kiều Anh tôn vẻ rạng rỡ, trẻ trung qua những mẫu đầm họa tiết hoa mai - đào của bộ đôi Vũ Ngọc và Son.
Bị phạt 464 triệu USD, tỷ phú Donald Trump... không đủ tiền mặt để kháng cáo dù sắp đến hạn, điều gì sẽ xảy ra?

Bị phạt 464 triệu USD, tỷ phú Donald Trump... không đủ tiền mặt để kháng cáo dù sắp đến hạn, điều gì sẽ xảy ra?

Ông Donald Trump phải nộp phạt tổng cộng 464 triệu USD liên quan vụ kiện vì tội gian lận tài chính ở New York.
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra vào tháng 5/2024

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra vào tháng 5/2024

Baoquocte.vn. Triển lãm kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp để công chúng yêu nghệ thuật ôn lại những bài học lịch sử giá trị của ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 5: Nghĩa đi chơi cùng An Nhiên thì bắt gặp vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 5: Nghĩa đi chơi cùng An Nhiên thì bắt gặp vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 5, Nghĩa suýt lộ bí mật khi đi chơi cùng An Nhiên tại trung tâm thương mại.
Hoa anh đào nở rộ kỷ lục tại Washington (Mỹ)

Hoa anh đào nở rộ kỷ lục tại Washington (Mỹ)

Thời tiết ấm áp đặc biệt vào tháng 3 năm nay khiến hoa anh đào ở thủ đô Washington, Mỹ nở rộ vào hôm 17/3 vừa qua.
Cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android siêu đơn giản

Cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android siêu đơn giản

Biết cách chặn trang web tự mở trên điện thoại Android không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân mà còn giúp tối ưu hóa trải nghiệm duyệt web. ...
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động