Tin thế giới 18/10: Nga cảnh báo giới hạn đỏ; phái bộ OSCE ở miền Đông Ukraine bị giam lỏng; Thổ Nhĩ Kỳ lật bài ngửa với Mỹ

Hoàng Hà
Nga gửi thông điệp gì với châu Âu? Quan hệ Nga-Ukraine, Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản-Nga, tình hình miền Đông Ukraine, Afghanistan, Myanmar, Trung Đông và căng thẳng EU-Belarus là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 18/10: Nga cảnh báo giới hạn đỏ; phái bộ OSCE ở miền Đông Ukraine bị giam lỏng; Thổ Nhĩ Kỳ lật bài ngửa với Mỹ
Mỹ đề xuất bán máy bay tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy khoản đầu tư vào chương trình F-35 mà Ankara đã bị Washingtin loại ra sau khi mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. (Ảnh minh họa. Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga gửi thông điệp tới châu Âu, cảnh báo giới hạn đỏ

Ngày 17/10, kênh truyền hình France 5 TV của Pháp phát sóng chương trình có tên Vladimir Putin: Bậc thầy của trò chơi, trong đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc châu Âu bị chia rẽ không phải là lợi ích của Moscow.

Quan chức Điện Kremlin khẳng định: "Nga không quan tâm đến một châu Âu bị chia cắt. Chúng tôi quan tâm sự tồn tại của các quốc gia châu Âu thịnh vượng, độc lập với nhau".

Nhận định châu Âu hiện đang tìm kiếm con đường riêng cho mình, ông Peskov cho rằng, họ đang đặt ra câu hỏi về hệ thống phòng thủ cũng như sự cần thiết về việc sở hữu một hệ thống phòng thủ riêng.

Theo người phát ngôn Nga, châu Âu cần có quân đội riêng, bởi "không rõ liệu người Mỹ có ở lại châu Âu và tiếp tục bảo vệ người châu Âu chống lại những người Nga khủng khiếp hay không".

Ông Peskov nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn được lắng nghe rằng: chúng tôi không đe dọa bất kỳ ai, không phải là nguồn nguy hiểm. Chúng tôi là một quốc gia rất rộng lớn và rất hùng mạnh đang tìm kiếm các đối tác".

Liên quan việc Ukraine muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), người phát ngôn Điện Kremlin nói rằng, điều này "sẽ là kết quả trong trường hợp xấu nhất", đồng thời truyên bố: "Loại kịch bản này vi phạm giới hạn đỏ đối với lợi ích quốc gia của Nga"

Ông Peskov cảnh báo: "Đây là kịch bản có thể buộc Moscow phải thực hiện các biện pháp tích cực để đảm bảo an ninh của mình". (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu: 80 triệu hộ gia đình 'chịu trận', Nga có thể giải quyết vấn đề?

Bị Mỹ nêu điều kiện về thương vụ F-16, Thổ Nhĩ Kỳ lật bài ngửa

Theo các nguồn thạo tin, đầu tháng này, Reuters tiết lộ, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra yêu cầu mua 40 máy bay tiêm kích F-16 do Lockheed Martin của Mỹ sản xuất và gần 80 bộ dụng cụ hiện đại hóa cho các máy bay chiến đấu hiện có của Ankara.

Ngày 17/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, Mỹ đã đề xuất bán máy bay tiêm kích F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy khoản đầu tư vào chương trình F-35 mà Ankara đã bị Washingtin loại ra sau khi mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Ngày 18/10, Giám đốc Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir tuyên bố, nước này sẵn sàng xem xét mua các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57 do Nga sản xuất nếu Ankara không đạt được thỏa thuận với Washington về thương vụ F-16.

Ông Demir nói rõ: "Nếu Mỹ không thông qua thỏa thuận mua máy bay F-16 sau tình huống xảy ra với máy bay F-35 thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có lựa chọn thay thế nào. Vấn đề máy bay Su-35 và Su-57 có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thổ Nhĩ Kỳ và mối quan hệ 'không thể chối từ' với Nga

Đông Ukraine: Phái bộ OSCE bị giam lỏng

Ngày 17/10, Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) thông báo tạm dừng hoạt động phái bộ giám sát (SMM) ở miền Đông Ukraine.

Tuyên bố đưa ra sau khi khoảng 200 người biểu tình đụng độ với các quan sát viên của OSCE ở gần trụ sở phái bộ của tổ chức này tại Donetsk.

Cuộc biểu tình do lực lượng ly khai tổ chức để yêu cầu trả tự do cho một quan chức của lực lượng phiến quân bị quân đội Ukraine bắt giữ tuần trước.

Bên cạnh đó, OSCE cho biết, các quan sát viên của SMM đã bị cấm rời khỏi trụ sở, trong khi xe tuần tra của phái bộ này tại thị trấn Horlivka (do phe ly khai kiểm soát, cách Donetsk 39km về phía Đông Bắc) đã bị khóa cửa bằng dây xích và khóa móc.

Theo SMM, hai người đàn ông đã thông báo với nhân viên phái bộ này rằng, họ sẽ không được rời khỏi khách sạn cho đến khi quan chức bị bắt được trả tự do. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Dòng chảy phương Bắc 2: Nga muốn 'đe dọa' Ukraine hay chia cắt EU?

Nhật Bản muốn thúc đẩy ký kết hiệp ước hòa bình với Nga

Ngày 18/10, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, chính phủ nước này tin rằng các xung đột kéo dài liên quan đến yêu sách chủ quyền lãnh thổ và hiệp ước hòa bình sau chiến tranh với Nga, cần được giải quyết càng sớm càng tốt và không kéo dài tới các thế hệ tương lai.

Tại cuộc họp báo ở Tokyo, ông Matsuno tuyên bố: “Điều cấp thiết là phải giải quyết vấn đề chủ quyền đối với 4 hòn đảo thuộc Vùng lãnh thổ phía Bắc (Moscow gọi là quần đảo Nam Kuril) và ký kết một hiệp ước hòa bình".

Khẳng định sẽ tiếp tục làm việc trên cơ sở các thỏa thuận song phương cơ bản đã đạt được, bao gồm thỏa thuận ở Singapore năm 2018, ông Matsuno nhấn mạnh rằng, Tokyo coi Tuyên bố chung Liên Xô-Nhật Bản được ký kết vào ngày 19/10/1956 là văn bản pháp lý cơ bản vì nó đã thiết lập bước khởi đầu cho các cuộc đàm phán tiếp theo về hiệp ước hòa bình. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Có gì trong chính sách 'chủ nghĩa tư bản mới' mà tân Thủ tướng Nhật Bản vừa cam kết thực hiện?

Afghanistan: CSTO tổ chức tập trận quy mô lớn gần biên giới Tajikistan-Afghanistan

Ngày 18/10, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đã bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn nhất gần khu vực biên giới Tajikistan-Afghanistan, trong bối cảnh căng thẳng xuyên biên giới trước thềm cuộc đàm phán giữa Taliban đang kiểm soát Afghanistan với các cường quốc khu vực.

Các Bộ Quốc phòng Nga và Tajikistan thông báo, cuộc tập trận của CSTO sẽ có sự tham gia của hơn 5.000 quân nhân, trong đó hơn một nửa là binh sĩ Nga.

Cuộc tập trận kéo dài 6 ngày này khai mạc sau một loạt cuộc tập trận quy mô nhỏ hơn được Nga và các đồng minh Trung Á tổ chức ở khu vực lân cận biên giới Afghanistan vào tháng 8 và tháng 9. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Đồng thuận và khác biệt tại thượng đỉnh G20 về Afghanistan

Chính quyền quân sự Myanmar cam kết khôi phục hòa bình, dân chủ

Ngày 18/10, trong một phát biểu trên truyền hình, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing đã bảo vệ các hành động của chính quyền trong kế hoạch hòa bình khu vực, đồng thời khẳng định, chính quyền quân quản đang tìm cách lập lại trật tự.

Bên cạnh đó, chính quyền quân sự Myanmar cũng sẽ trả tự do cho hơn 5.600 người bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình phản đối quân đội cầm quyền.

Đây là phát biểu đầu tiên của ông Min Aung Hlaing kể từ khi Brunei, giữ vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN, cho biết, sẽ mời một đại diện phi chính trị của Myanmar tham dự Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo Khối vào cuối tháng 10, đồng nghĩa với việc loại trừ sự tham gia của ông Min Aung Hlaing. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Khủng hoảng tài chính toàn diện?

Liên minh châu Âu (EU)-Belarus

Ngoại trưởng Latvia kêu gọi EU trừng phạt hãng hàng không quốc gia Belarus Belivia, cho rằng, đây là các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn để gia tăng áp lực lên Tổng thống nước này Alexander Lukashenko, nhân vật bị EU cáo buộc đã đưa người di cư không có giấy tờ vào Ba Lan và vùng Baltic. (Reuters)

Belarus trục xuất Đại sứ Pháp: Ngày 17/10, Đại sứ Pháp tại Belarus Nicolas de Lacoste đã lên đường về nước sau khi Minsk yêu cầu ông rời khỏi quốc gia thuộc Liên Xô trước đây.

Hiện các bên không đưa ra lý do của động thái này, song, báo chí Belarus đưa tin, Đại sứ de Lacoste bị trục xuất do ông chưa bao giờ gặp Tổng thống Lukashenko để trình quốc thư mà chỉ trao quốc thư cho Ngoại trưởng nước chủ nhà Vladimir Makei. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Latvia 'hiến kế' EU chơi chiêu mới với Belarus

Trung Đông

EU lạc quan về khả năng diễn ra đàm phán Iran: Ngày 18/10, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell từ chối xác nhận việc các quan chức khối này và Iran sẽ gặp nhau tại thủ đô Brussels (Bỉ) vào ngày 21/10 tới nhằm nỗ lực khôi phục đàm phán hạt nhân Iran tại Vienna, Áo.

Tuy nhiên, ông Borrell cho biết: "Mọi thứ đang tốt dần lên và tôi hy vọng chúng ta sẽ tiến hành các cuộc thảo luận thăm dò tại Brussels trong những ngày tới".

Hồi tuần trước, một quan chức cấp cao EU xác nhận cuộc gặp được lên kế hoạch tại Brussels, thay vì Vienna, song không nêu thời gian cụ thể. (Reuters)

Nga-Iran chuẩn bị thảo luận về thỏa thuận cung cấp vũ khí: Ngày 17/10, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, Thiếu tướng Mohammad Bagheri đã tới Moscow và hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Tướng quân đội Sergei Shoigu.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga kéo dài 4 ngày, ông Bagheri dự kiến thảo luận về các vấn đề liên quan thỏa thuận cung cấp vũ khí giữa hai nước sau khi lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Tehran hết hạn và tình hình ở Afghanistan. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ 'không lối thoát', Iran và Saudi Arabia đưa ra lựa chọn

Các bên ở Syria nhất trí khởi thảo hiến pháp mới: Ngày 17/10, Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Geir Pedersen xác nhận, các đồng chủ tịch Ủy ban Hiến pháp Syria (gồm chính phủ Syria và phe đối lập) đã nhất trí khởi động tiến trình soạn thảo nội dung sửa đổi hiến pháp tại quốc gia Trung Đông này.

Từ ngày 18/10, Ủy ban Hiến pháp Syria sẽ bắt đầu vòng đàm phán thứ 6, dự kiến kéo dài 1 tuần, tại Geneva (Thụy Sỹ). (Reuters)

Palestine lên án kế hoạch xây dựng mới của Israel tại Bờ Tây: Ngày 17/10, Bộ Ngoại giao PA lên án kế hoạch của Israel xây dựng một bến xe bus quy mô lớn tại một khu đất nằm ở phía Nam thành phố Nablus thuộc Bờ Tây.

Bộ Ngoại giao Palestine cho rằng, kế hoạch này "phá hoại cơ hội thiết lập hoà bình dựa trên tầm nhìn hai nhà nước".

Cùng ngày, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo, các vùng lãnh thổ Palestine “đã rơi vào tình trạng không thể chịu đựng nổi trước những hành vi xâm phạm của Israel”.

Ông Abbas kêu gọi Mỹ biến những cam kết của nước này đối với sự nghiệp của Palestine thành hành động thực tế, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng nhằm chấm dứt tình trạng chiếm đóng của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine. (THX)

Khai mạc tập trận không quân quốc tế “Cờ Xanh” tại Israel: Lực lượng không quân của Mỹ, Đức, Italy, Anh, Pháp, Ấn Độ, Hy Lạp và Israel đã khởi động cuộc tập trận quốc tế mang tên “Cờ Xanh” (Blue Flag) ở Israel.

Cuộc tập trận thường niên “Cờ Xanh” diễn ra tại Căn cứ Không quân Ovda, miền Nam Israel, kéo dài trong 12 ngày, sẽ mô phỏng các hoạt động tác chiến không-đối-không và không-đối-đất, những mối đe dọa từ các loại tên lửa đất-đối-không hiện đại và những tình huống tác chiến khác trên lãnh thổ kẻ thù. (Jerusalem Post)

Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar lần đầu lên tiếng sau xác nhận của ASEAN

Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar lần đầu lên tiếng sau xác nhận của ASEAN

Ngày 18/10, lãnh đạo chính quyền quân quản Myanmar Min Aung Hlaing đã bảo vệ các hành động của chính quyền trong kế hoạch hòa ...

Tin thế giới 15/10: EU sắp ‘tung đòn mới’ vào Belarus; Trung Quốc bỗng trở thành ‘tâm điểm’ bị chỉ trích; Đức phát hiện sai phạm trong cuộc bầu cử

Tin thế giới 15/10: EU sắp ‘tung đòn mới’ vào Belarus; Trung Quốc bỗng trở thành ‘tâm điểm’ bị chỉ trích; Đức phát hiện sai phạm trong cuộc bầu cử

Căng thẳng EU-Belarus; Nga-Trung Quốc tập trận trên biển Nhật Bản; Đức phát hiện sai phạm bầu cử... là những sự kiện quốc tế nổi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động