Tin thế giới 19/11: Ông Biden phàn nàn kết quả bầu cử; Đặc nhiệm Australia bị nghi gây tội ác chiến tranh; Mỹ 'vạch đường' ngăn Trung Quốc vượt mặt

Quang Đào
TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, tội ác chiến tranh ở Afghanistan, cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc-Australia, Hòa bình Trung Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 19/11: Ông Biden ‘phàn nàn’ vì chưa được công bố chiến thắng; Đặc nhiệm Australia gây tội ác chiến tranh; Mỹ vạch chiến lược ngăn Trung Q

Bầu cử Mỹ 2020

Ông Trump ''tố'' ông Biden nhận được 140.000 phiếu bất thường

Tối 18/11, Tổng thống Trump đăng tải trên Twitter một bức ảnh chụp lại biểu đồ theo dõi phiếu bầu ở bang Wisconsin vào sáng sớm ngày 4/11 do New York Times thực hiện.

“Hãy nhìn vào Wisconsin. Một ngày sau ngày bầu cử (3/11), ông Biden nhận được 143.379 phiếu vào 3h42 sáng, khi họ phát hiện ra ông ta đang thua nặng nề. Điều này thật không thể tin được”.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, không có gian lận bầu cử liên quan tới việc này. Theo trang FiveThirtyEight, ông Biden nhận được số lượng lớn phiếu bầu vào khoảng thời gian này vì hạt Milwaukee khi đó bắt đầu công bố kết quả kiểm phiếu với 170.000 phiếu vắng mặt - và đó là lợi thế kép của ông Biden.

Thứ nhất, các cử tri ủng hộ đảng Dân chủ có xu hướng bầu qua thư áp đảo cử tri đảng Cộng hòa. Thứ hai, hạt Milwaukee là hạt đông dân nhất Wisconsin và hạt này có tỉ lệ ủng hộ rất cao với đảng Dân chủ.

(Reuters/FiveThirtyEight)

Ông Biden phàn nàn vì chưa được tuyên bố là đã chiến thắng

Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden mới đây đã kêu gọi Cơ quan dịch vụ tổng hợp (GSA) Mỹ tuyên bố ông là người chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump từ chối chấp nhận kết quả thua cuộc.

Phát biểu trong một sự kiện được truyền hình trực tuyến tại Washington, ông Biden đã phàn nàn về việc chưa nhận được những hỗ trợ để chuẩn bị cho quá trình chuyển giao quyền lực cũng như xây dựng kế hoạch đối phó với làn sóng dịch Covid-19 mới ở Mỹ.

"Trừ khi mọi thứ được chuẩn bị sẵn vào lúc này, còn không chúng ta sẽ bị tụt lại vài tuần, thậm chí vài tháng", ông nói.

Theo quy định, Giám đốc GSA Emily Murphy sẽ phải "xác định" người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 vừa qua. Đây là điều kiện để giải ngân quỹ và các nguồn lực cho Tổng thống Mỹ sắp tới. Tuy nhiên, tới lúc này, quan chức này vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào.

Hiện, ông Joe Biden đã đạt được con số kỷ lục 80 triệu phiếu bầu khi công tác kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục ở một số bang và cuộc bầu cử năm 2020 phá vỡ kỷ lục cử tri đi bỏ phiếu. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Kết quả bầu cử Mỹ 2020: Ông Trump giữa ranh giới của thực tế và viễn tưởng

Tội ác chiến tranh ở Afghanistan

Đặc nhiệm Australia bị nghi giết tù binh Afghanistan

Tổng Thanh tra Lực lượng Quốc phòng Australia (IGADF) đã kiến nghị mở các cuộc điều tra hình sự đối với 19 binh sĩ bao gồm cả những người đang phục vụ và những người là cựu binh sĩ thuộc Lực lượng đặc biệt Australia (SAS) liên quan đến 39 vụ giết người được cho là đã thực hiện ở Afghanistan.

Thông tin từ trang ABC News cho biết, báo cáo liên quan đến vụ việc - được Thiếu tướng Paul Brereton công bố, đã khuyến nghị tổng cộng 36 vấn đề và đã được chuyển đến Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) để điều tra hình sự. Để đưa ra các cáo buộc trên, nhóm điều tra đã phỏng vấn 423 nhân chứng và xem xét hơn 20.000 tài liệu cùng hơn 25.000 hình ảnh trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2016.

Một số vấn đề có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy những người lính cấp dưới được chỉ huy ra lệnh bắn các tù nhân chiến tranh. Cuộc điều tra cũng tìm thấy bằng chứng về việc một số binh sĩ đã mang theo những đồ vật như vũ khí, radio và lựu đạn không phải do Lực lượng Quốc phòng Australia (ADF) cung cấp để đặt bên cạnh thi thể của thường dân Afghanistan nhằm ngụy tạo rằng những người bị giết là các “mục tiêu hợp pháp”.

Báo cáo tập trung vào hành vi của các binh sĩ thuộc Trung đoàn Dịch vụ Không quân Đặc biệt (Special Air Sercvice Regiment) đóng tại thành phố Perth, bang Tây Australia. Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị bồi thường cho gia đình các nạn nhân ở Afghanistan và đề xuất xem xét lại tất cả các huân chương và bằng khen đã trao cho các chỉ huy có dính dáng đến các tội ác bị cáo buộc đã xảy ra.

Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Australia Angus Campbell khẳng định, có bằng chứng xác thực sự việc trên đã xảy ra và đã đưa ra lời xin lỗi vì “bất kỳ hành động sai trái nào của binh lính Australia”. (ABC Australia)

Thủ tướng Australia điện đàm với Thủ tướng Afghanistan

Ngày 19/11, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã điện đàm với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và cam kết mọi cáo buộc về tội ác chiến tranh của binh sĩ Australia ở Afghanistan sẽ được điều tra và xử lý nghiêm theo luật pháp.

Về phía mình, ông Ghani đánh giá cao việc Thủ tướng Morrison đã gọi điện trực tiếp và bày tỏ tin tưởng hệ thống tư pháp Australia sẽ theo đuổi tất cả các cáo buộc.

Các căn cứ quốc phòng và nhân viên Australia ở nước ngoài đã được đặt trong tình trạng báo động trước khi Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Angus Campbell công bố bản báo cáo điều tra vào ngày 19/11. (The Australian)

TIN LIÊN QUAN
Bất bình và chỉ trích Australia, Trung Quốc khó thỏa hiệp trong quan hệ song phương

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Mỹ công bố tài liệu chống tham vọng ‘thay thế Mỹ thành siêu cường’ của Trung Quốc

Cơ quan chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tung ra một bản báo cáo dài 74 trang nhằm vạch ra các bước đi nhằm đối phó với những động thái mà Washington mô tả là “ý định của Bắc Kinh nhằm thay đổi trật tự thế giới”.

Theo tài liệu trên, Mỹ cho rằng nước này nên duy trì quân đội mạnh nhất thế giới, củng cố trật tự quốc tế rộng mở và dựa trên luật lệ, đánh giá lại và củng cố hệ thống đồng minh, truyền đạt tới công chúng Mỹ về những thách thức từ Trung Quốc, đồng thời có biện pháp kiềm chế và răn đe Trung Quốc.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc “cơ bản muốn sửa đổi trật tự thế giới, đặt Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở trung tâm” và phục vụ “các mục tiêu và tham vọng bá quyền của Bắc Kinh”. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ bỏ tù kỹ sư gốc Hoa vì 'tuồn' các thông tin bị cấm xuất khẩu về Trung Quốc?

Australia-Trung Quốc

Quan hệ Australia-Trung Quốc ‘lao dốc’

Mới đây, một quan chức giấu tên tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Canberra đã công bố một tài liệu liệt kê 14 cáo buộc nhằm vào Chính phủ Australia, khiến hai bên lâm vào cuộc khẩu chiến mới. Nhiều cáo buộc này đã được giới chức Trung Quốc đưa ra trong những tháng gần đây.

Tài liệu này nói rằng Australia đã chặn hoạt động đầu tư của Trung Quốc một cách không công bằng, truyền bá những thông tin sai lệch về nỗ lực của Trung Quốc trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, cáo buộc sai sự thật về các cuộc tấn công mạng của Bắc Kinh và tham gia "can thiệp bừa bãi không ngừng" vào đặc khu hành chính Hong Kong, vùng lãnh thổ Đài Loan và Khu tự trị Tân Cương.

Tài liệu cũng chỉ trích quyết định của chính phủ Australia nhằm cấm hãng Huawei tham gia mạng 5G, chỉ trích nỗ lực của Canberra nhằm ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài, cáo buộc Australia tịch thu tài sản của các nhà báo Trung Quốc và để các nghị sĩ đưa ra các bình luận phẫn nộ về đảng cầm quyền của Trung Quốc.

Ngoài ra, tài liệu còn cáo buộc Australia gây ra các cuộc tấn công chống lại người châu Á để "hùa" theo chiến dịch chống Trung Quốc của Mỹ.

Về phần mình, Chính phủ Australia khẳng định các khiếu nại được liệt kê là không hợp lý và xuyên tạc lập trường của Australia. Chính phủ Australia cho rằng, có những lý do hợp lý về an ninh quốc gia khi đưa ra quyết định ngăn chặn Huawei và chặn một số khoản đầu tư từ Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc Australia thúc đẩy cuộc điều tra độc lập về sự bùng phát Covid-19 là chính đáng. Australia khẳng định , nước này hoàn toàn có quyền công khai bày tỏ lo ngại về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Đồng thời, Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng lên tiếng khẳng định Chính phủ nước này sẽ không nhân nhượng để thay đổi các luật đầu tư nước ngoài hoặc chống can thiệp nước ngoài. (Daily Mail)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ, Australia 'đem' Trung Quốc ra thảo luận

Mỹ-Iran

Iran cảnh báo Mỹ không nên tấn công cơ sở hạt nhân của nước này

Ngày 16/11, tờ New York Times đưa tin, Tổng thống Trump cùng nội các đã bàn về khả năng tấn công nhà máy làm giàu uranium Natanz của Iran. Nhưng lựa chọn này đã bị hủy bỏ.

Tuy ý định tấn công này có thể đã tạm được gác qua, tuy nhiên, phát ngôn viên của Chính phủ Iran, ông Ali Rabiei, vẫn mạnh mẽ đáp trả: "Bất kỳ động thái nào ảnh hưởng tiêu cực đến Iran đều sẽ bị nghiền nát".

Cũng theo phát ngôn viên Ali Rabiei, Iran đang trải qua "những ngày khó khăn" và nhấn mạnh "những diễn biến toàn cầu trên trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng". Ông Rabiei cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ Iran duy trì chương trì hạt nhân vì mục đích đảm bảo hòa bình. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Ông Trump muốn phát động chiến tranh với Iran để giữ quyền lực?

Mỹ-Nga

Cựu đặc nhiệm Mỹ nhận tội âm mưu cung cấp bí mật cho gián điệp Nga

Các công tố viên Mỹ ngày 18/11 thông báo, một sĩ quan từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm “Mũ nồi xanh” tinh nhuệ của nước này đã nhận tội âm mưu cung cấp các bí mật quốc phòng của Washington cho các gián điệp Nga.

Trong thông báo, các công tố viên liên bang ở Alexandria, bang Virginia, cho biết cựu đại úy “Mũ nồi xanh” Peter Rafael Dzibinski Debbins - 45 tuổi, người gốc bang Minnesota, có mẹ được sinh ra ở Nga - đã âm mưu cung cấp thông tin quốc phòng cho các gián điệp chưa được xác định của Nga suốt hơn 14 năm. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Mỹ-Nga: Ngoại giao chính trị ‘lạnh’, ngoại giao văn hóa 'ấm'

Tình hình Armenia-Azerbaijan

Azerbaijan ca ngợi Tổng thống Nga

Bộ Ngoại giao Azerbaijan mô tả chữ ký của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thỏa thuận ngừng bắn mới nhất giữa Armenia-Azerbaijan là một sự đảm bảo giúp khu vực Nagorno-Karabakh không thể bị thay đổi.

Cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết: "Vai trò cá nhân và chữ ký của Tổng thống Nga trong tuyên bố 3 bên là một đóng góp đặc biệt quan trọng vào tiến trình hòa bình và đảm bảo tiến trình này sẽ không bị đảo ngược".

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Azerbaijan cũng "đánh giá cao những nỗ lực của phía Nga nhằm giải quyết xung đột Armenia-Azerbaijan". (TASS)

Armenia có Ngoại trưởng mới

Văn phòng Tổng thống Armenia thông báo, Tổng thống Armen Sarkissian ngày 18/11 đã ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Ara Ayvazyan làm Ngoại trưởng mới của Armenia. Nội dung thông báo nêu: "Chấp thuận đề xuất của Thủ tướng (Nikol Pashinyan), Tổng thống Armen Sarkissian đã bổ nhiệm ông Ara Ayvazyan làm Ngoại trưởng".

Ông Ara Ayvazyan sinh năm 1969 tại thủ đô Yerevan. Ông từng giữ cương vị Đại sứ của Armenia tại Mexico và nhiều quốc gia châu Âu khác trước khi đảm nhận vị trí Thứ trưởng Ngoại giao. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận đình chiến lịch sử ở Nagorno-Karabakh: Liệu có bền vững?

Hòa bình Trung Đông

Israel, Bahrain cùng nhau mở đại sứ quán

Phát biểu tại cuộc họp báo chung ngày 18/11 ở Jerusalem, ngoại trưởng hai nước đã thông báo thông tin trên. Ngoại trưởng Bahrain Abdullatif Al-Zayani - Bộ trưởng đầu tiên của một quốc gia Vùng Vịnh thực hiện chuyến thăm chính thức tới Israel - nói: “Tôi vui mừng chuyển tới Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi đề nghị chính thức của Bahrain mở đại sứ quán tại Israel và thông báo rằng đề nghị của phía Israel mở đại sứ quán tại Manama đã được chấp thuận”.

Ngoại trưởng Bahrain cũng bày tỏ hy vọng tiến trình xem xét chấp thuận đề nghị của Bahrain sẽ được phía Israel thực hiện một cách “tương đối nhanh chóng”.

Về phần mình, Ngoại trưởng Ashkenazi hy vọng, Đại sứ quán Israel tại Bahrain sẽ được khai trương đúng dịp chuyến thăm của ông trong tháng 12 tới. Đây sẽ là chuyến thăm Bahrain đầu tiên của một Bộ trưởng Israel.

Theo Ngoại trưởng al-Zayani, quyết định lịch sử của Bahrain về việc thiết lập quan hệ mới Nhà nước Do Thái sẽ giúp cổ vũ “bình minh hòa bình” ở Trung Đông.

Ông nhấn mạnh: “Để đạt được và củng cố một nền hòa bình như vậy, cuộc xung đột giữa Palestine và Israel cần được giải quyết. Vì vậy, tôi kêu gọi cả hai bên đàm phán để đạt được một giải pháp hai nhà nước khả thi như cộng đồng quốc gia đang tìm kiếm”. (Al Jazeera)

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (13/11-19/11): Vaccine Covid-19 kích hoạt giới đầu tư rót tiền vào quỹ chứng khoán, Ký FTA quy mô lớn nhất thế giới

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (13/11-19/11): Vaccine Covid-19 kích hoạt giới đầu tư rót tiền vào quỹ chứng khoán, Ký FTA quy mô lớn nhất thế giới

TGVN. Ký RCEP - FTA có quy mô lớn nhất thế giới, con đường phục hồi nền kinh tế toàn cầu còn vô cùng khó ...

Giá vàng hôm nay 19/11: Tiếp tục vật lộn dưới mức 1.900 USD/ounce, giới đầu tư đang 'ném đá dò đường'

Giá vàng hôm nay 19/11: Tiếp tục vật lộn dưới mức 1.900 USD/ounce, giới đầu tư đang 'ném đá dò đường'

TGVN. Giá vàng trong nước và thế giới hôm nay (19/11) đồng loạt tăng nhẹ. Thị trường vàng tiếp tục giằng co dưới mức 1.900 ...

Tin thế giới 18/11: Ông Trump như ngồi 'tàu lượn', vừa phấn khích lại nhận ngay cú sốc; Nga đưa lực lượng vũ trang tới Nagorno-Karabakh

Tin thế giới 18/11: Ông Trump như ngồi 'tàu lượn', vừa phấn khích lại nhận ngay cú sốc; Nga đưa lực lượng vũ trang tới Nagorno-Karabakh

TGVN. Bầu cử Mỹ 2020, tình hình ở Nagorno-Karabakh và Afghanistan, quan hệ Israel-Palestine, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 12 và Olympic 2021 ...

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng Traveller 2021, 2008 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Bật mí cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đơn giản, dễ thực hiện

Tìm cách để điện thoại iPhone không tắt màn hình đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi vì trong một vài trường hợp, người dùng cần ...
Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Việt Nam sẽ có cuộc thi sắc đẹp chấp nhận thí sinh đã qua 'dao kéo', có gia đình

Hoa hậu Thẩm mỹ Việt Nam 2024 hướng đến việc tìm kiếm một cô gái sở hữu vẻ đẹp bản lĩnh, câu chuyện khác biệt lan tỏa đến cộng đồng.
Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

Những trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024

6 trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô từ 1/6/2024.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động