Tin thế giới 20/2: Phương Tây ồ ạt 'tấn công ngoại giao' Nga, biên giới Ba Lan-Ukraine căng thẳng đỉnh điểm; Venezuela nói về 'thế giới mới'

Hoàng Hà
Các nước phương Tây "đua nhau" triệu đại sứ Nga về vụ ông Navalny tử vong, Hungary "nôn nao" trước ngày "quyết định" để đặt chân vào NATO, căng thẳng ở biên giới Ba Lan-Ukraine liên quan nông sản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 20/2: Phương Tây ồ ạt 'tấn công ngoại giao' Nga, biên giới Ba Lan-Ukraine căng thẳng đỉnh điểm; Venezuela nói về 'thế giới mới'
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố, nước này sẽ gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) trong tương lai gần. (Nguồn: Hurriyet Dailynews)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày:

Vụ ông Navalny tử vong

* Hàng loạt nước triệu đại sứ Nga: Những ngày qua, chính phủ nhiều quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển, Na Uy... đã triệu các nhà ngoại giao Nga để bày tỏ thái độ liên quan vụ thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny tử vong trong một nhà tù ở Bắc Cực.

Ngày 19/2, các nguồn tin ngoại giao Tây Ban Nha cho biết, Madrid cũng có động thái tương tự.

Tin liên quan
Tranh chấp lãnh thổ Essequibo: Từ đường Schomburgk đến ‘vàng đen’ Tranh chấp lãnh thổ Essequibo: Từ đường Schomburgk đến ‘vàng đen’

Đức thậm chí yêu cầu Moscow trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì lý do chính trị, trong khi Na Uy cho rằng, chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin "phải có trách nhiệm đối với vụ việc và việc tạo điều kiện cho một cuộc điều tra minh bạch sẽ được nêu".

Trong khi đó, Nga thông báo, các cuộc điều tra cũng như những hành động cần thiết liên qun vụ ông Navalny tử vong đang được tiến hành. (AFP, Reuters)

* Trừng phạt Nga sau vụ ông Navalny tử vong: Ngày 19/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đang "xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung" đối với Nga, bên cạnh các biện pháp trừng phạt đã có.

Trong khi đó, ngày 20/2, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho hay, Kiev muốn Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Nga sau cái chết của ông Navalny, như “xem xét” quyết định tăng nhập khẩu ngũ cốc của Nga.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nhận định, việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga là "một chiến lược thất bại" và chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế của khối, nhưng Budapest sẽ không phủ quyết chúng. (AFP, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga: Phía sau cái gật đầu bất đắc dĩ của Hungary là ‘giông tố ngầm’ trong nội bộ EU?

Nga-Ukraine

* Ukraine nhận thêm viện trợ từ Canada và Thụy Điển: Ngày 19/2, Bộ Quốc phòng Canada thông báo sẽ gửi 800 máy bay không người lái (UAV) do nước này sản xuất tới Ukraine vào mùa Xuân năm nay.

Số UAV nói trên trị giá hơn 95 triệu CAD và là một phần trong gói viện trợ quân sự 500 triệu CAD đã được công bố trước đó cho Ukraine. UAV đa nhiệm mang tên SkyRanger R70 do hãng Teledyne ở thành phố Waterloo, tỉnh Ontario, sản xuất.

Trong khi đó, ngày 20/2, Bộ Quốc phòng Thụy Điển thông báo, quốc gia Bắc Âu này sẽ viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine khoảng 682 triệu USD, bao gồm việc chuyển giao thiết bị và tiền mua vũ khí mới.

Gói viện trợ mới nhất này bao gồm pháo và đạn dược, tàu tấn công và một số thiết bị khác. Đây là gói viện trợ thứ 15 và là gói có giá trị lớn nhất của Thụy Điển dành cho Ukraine tính đến nay.

TIN LIÊN QUAN
Trừng phạt Nga: Hungary nói EU tiếp tục một chiến lược thất bại, sắp 'tung' gói thứ 13

Châu Âu

* Thụy Điển trước ngưỡng cửa lịch sử gia nhập NATO: Ngày 20/2, đảng Fidesz cầm quyền tại Hungary vừa đề xuất Quốc hội nước này tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 26/2 tới.

Trong tuyên bố, lãnh đạo nhóm nghị sĩ đảng Fidesz khẳng định, đảng này sẽ bỏ phiếu ủng hộ việc phê chuẩn nói trên.

Sau một thời gian trì hoãn, Hungary sẽ là thành viên cuối cùng thông qua việc Thụy Điển gia nhập NATO.

Trước động thái này, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson bày tỏ hoan nghênh, trong khi Thủ tướng nước này Ulf Kristersson sẽ tới Budapest vào ngày 23/2. (Reuters)

* Khoảng 32.000 binh sĩ NATO đã được triển khai gần biên giới Nga, Belarus, cùng với hơn 1.000 xe thiết giáp, khoảng 160 hệ thống pháo binh và súng cối, 235 máy bay và trực thăng, theo lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 20/2.

TASS dẫn lời ông Lukashenko nhấn mạnh, tình hình "không hề yên bình hơn" trên lục địa châu Âu, bao gồm cả gần khu vực biên giới Belarus.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Belarus cũng cho rằng, Bosnia và Herzegovina, Moldova, Gruzia và Serbia cũng sẽ bị lôi kéo vào NATO giống như kịch bản tình hình tại Ukraine.

* Nông dân Ba Lan đổ ngũ cốc Ukraine xuống đường ray tàu hỏa: Ngày 20/2, nông dân Ba Lan đã biểu tình trên khắp đất nước, phong tỏa gần như hoàn toàn biên giới với Ukraine và làm gián đoạn giao thông trên toàn quốc để phản đối ngũ cốc từ Kiev.

Người phát ngôn Hiệp hội nông dân đoàn kết Adrian Wawrzyniak cho biết, không chỉ xe tải, việc vận tải hành khách và hàng hóa qua biên giới cũng sẽ bị chặn, trừ các xe viện trợ quân sự. Các bến cảng và đường cao tốc cũng sẽ bị phong tỏa.

Máy kéo của người biểu tình mang biểu ngữ có nội dung: "Ngũ cốc từ Ukraine sẽ làm nông dân Ba Lan phá sản".

Một video clip được phát trên ứng dụng nhắn tin Telegram cho thấy, những người biểu tình ở cửa khẩu Medyka đang mở toa tàu để đổ ngũ cốc xuống đường ray.

Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov chỉ trích đây là hành vi "khiêu khích chính trị" nhằm chia rẽ Ukraine với Ba Lan. Đại sứ Ukraine tại Warsaw Vasyl Zvarych đã hối thúc cảnh sát Ba Lan can thiệp vào vụ việc này. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Bị người biểu tình Ba Lan 'khóa' 6 cửa khẩu, Ukraine tính đến cách 'nhạy cảm nhất'

Châu Á

* Nga tặng Chủ tịch Triều Tiên xe sang, Hàn Quốc phản ứng: Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng chiếc limousine Aurus do Nga sản xuất cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un cho biết, đây là bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo hai nước. Bà cũng chuyển lời cảm ơn của anh trai mình tới phía Nga.

Phản ứng về động thái này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo-suk nhấn mạnh: “Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an (HĐBA) đối với Triều Tiên".

Quan chức này nhắc lại, các lệnh trừng phạt "cấm cung cấp, bán hoặc chuyển nhượng trực tiếp và gián tiếp tất cả các phương tiện vận tải tới Triều Tiên, bất kể nguồn gốc, từ Mã HS 86 đến 89 theo phân loại hàng hóa thương mại quốc tế, bao gồm cả ô tô hạng sang”.

Theo ông Lim, chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục phối hợp với cộng đồng quốc tế về việc thực thi các lệnh trừng phạt của HĐBA. (Yonhap)

* Israel tuyên bố sẽ duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn về an ninh ở Bờ Tây và Dải Gaza "dù có hay không việc định cư lâu dài", theo lời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 19/2.

Trong khi đó, ngày 20/2, Israel đã ra lệnh sơ tán mới khỏi các khu dân cư Zaytoun và Turkoman ở rìa phía Nam thành phố Gaza, dấu hiệu cho thấy các chiến binh Palestine vẫn đang kháng cự gay gắt ở các khu vực phía Bắc Gaza. (AP)

* Nhóm Arab kêu gọi HĐBA lập tức hành động: Ngày 19/2, trong một tuyên bố, liên minh Nhóm Arab cho rằng, HĐBA không thể “phớt lờ” những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza.

Nhóm Arab cũng nhấn mạnh tất cả các bên cần nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột đang diễn ra tại vùng lãnh thổ này.

Nhóm Arab ủng hộ mạnh mẽ dự thảo nghị quyết do Algeria đề xuất về lệnh ngừng bắn tạm thời và hối thúc tất cả thành viên của HĐBA LHQ bỏ phiếu thông qua, lưu ý rằng nội dung dự thảo phù hợp với các ưu tiên của nhóm cũng như của cộng đồng quốc tế.

Mỹ tuyên bố không hài lòng với đề xuất của Algeria và đã đưa ra bản dự thảo nghị quyết mới. (Arab News)

* Tình hình Afghanistan: Hãng tin Bakhtar của Afghanistan cho biết, các cơ sở y tế công ở các tỉnh Kapisa, Parwan, Panjshir, Wardak, Ghazni, Paktika, Logar, Khost, Badakhshan, Paktia và Bamyan đã bắt đầu tiếp nhận phụ nữ tốt nghiệp lớp 12 trở lên vào làm việc.

Trước đó, ngày 19/2, kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thủ đô Doha của Qatar dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, các đại diện quốc tế đã đạt được đồng thuận về một số vấn đề chính liên quan tình hình Afghanistan dù vẫn còn tồn tại một số trở ngại.

Cuộc họp đã thảo luận việc gia tăng sự phối hợp của quốc tế với Afghanistan, xem xét các khuyến nghị trong báo cáo đánh giá độc lập của LHQ, trong đó có đề nghị chính quyền Taliban thay đổi chính sách với nữ giới để có cơ hội được cộng đồng quốc tế công nhận.

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nêu rõ các bên mong muốn hòa bình trong nội bộ Afghanistan và với các nước láng giềng, để đất nước này có thể đảm nhận các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của một quốc gia có chủ quyền. (UN News)

TIN LIÊN QUAN
Azerbaijan mở Đại sứ quán ở thủ đô Kabul của Afghanistan để thúc đẩy quan hệ

Châu Mỹ

* Venezuela nói về "thế giới mới" với BRICS: Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố, nước này sẽ gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) trong tương lai gần.

Ông Maduro nhận định, “thế giới thực dân cũ với những cuộc chiến tranh, can thiệp, diệt chủng và vô cùng phức tạp” sẽ được thay thế bằng “một thế giới mới với BRICS”.

Tổng thống Maduro nhấn mạnh: “Xu hướng nổi lên của một thế giới mới và khối đoàn kết của BRICS là không thể đảo ngược được. Venezuela sẽ sớm trở thành một phần của BRICS”. (TASS)

* Nga-Cuba tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực: Ngày 19/2, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Cung Cách mạng ở thủ đô Havana.

Chủ tịch Cuba bày tỏ hài lòng với những kết quả đạt được trong chuyến thăm Havana ngắn nhưng hiệu quả của ông Lavrov, thể hiện qua việc hai bên nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch và đầu tư, đồng thời rà soát các khía cạnh pháp lý hỗ trợ cho việc này.

Ngoại trưởng Lavrov nhận định, hai nước chia sẻ nhiều quan điểm tương đồng về các vấn đề trong chương trình nghị sự quốc tế, bảo vệ Hiến chương LHQ và chống các lệnh trừng phạt đơn phương bất hợp pháp.

Tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Cuba Bruno Rodríguez, ông Lavrov khẳng định, Havana là đối tác và đồng minh quan trọng nhất của Moscow ở khu vực Mỹ Latinh và Caribbean, đồng thời cho biết Nga đã nhất trí mở rộng quan hệ với các tổ chức ở khu vực này.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Cuba nêu bật mối quan hệ “tuyệt vời” với Nga và nhấn mạnh chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov là cơ hội để trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm trong chương trình nghị sự khu vực và quốc tế, cũng như thúc đẩy hợp tác song phương. (TASS)

* Ngoại trưởng Anh đến quần đảo tranh chấp Malvinas/Falkland với Argentina: Đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Anh tới quần đảo tranh chấp sau 30 năm.

Ngày 19/2, Ngoại trưởng Anh David Cameron đã tới thăm các khu vực diễn ra xung đột vũ trang giữa Anh và Argentina vào năm 1982 cũng như có cuộc gặp với cư dân sống trên quần đảo này.

Ngày 20/2, phát biểu với các phóng viên trong chuyến thăm, ông Cameron nói: "Chừng nào Falkland còn muốn là một phần của gia đình Vương quốc Anh, họ hoàn toàn được hoan nghênh. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ, ủng hộ và giúp bảo vệ họ chừng nào họ muốn. Và tôi hy vọng điều đó sẽ kéo dài trong một thời gian rất, rất dài, có thể là mãi mãi".

Tuy nhiên, nhà ngoại giao cũng khẳng định, Anh "muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Buenos Aires, với chính phủ Argentina. Nhưng mọi việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyện vọng của người dân đảo Falkland".

Thống đốc tỉnh Tierra del Fuego (cực Nam Argentina) Gustavo Melella đã phản đối chuyến thăm của ông Cameron tới quần đảo mà Argentina gọi là Malvinas còn Anh gọi là Falkland. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Lần đầu tiên sau 30 năm, Anh cử Ngoại trưởng tới quần đảo có tranh chấp chủ quyền với Argentina

Châu Phi

* LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột lan rộng ở Sudan, với ít nhất 25 triệu người trên khắp Sudan, Nam Sudan và CH Chad đang đối mặt tình trạng gia tăng nạn đói và suy dinh dưỡng.

Trong một phát biểu ngày 19/2, người phát ngôn Tổng thư ký LHQ Stephane Dujarric cho biết, việc thiếu hụt hàng trăm triệu USD kinh phí tài trợ đã buộc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ phải cảnh báo về nguy cơ thảm họa nhân đạo hiển hiện đối với người dân Sudan.

Trước tình hình này, LHQ kêu gọi các bên viện trợ tài chính và phương tiện cần thiết nhằm ngăn chặn “thảm họa nạn đói” ở Sudan. (UN News)

* Chính quyền quân sự ở Guinea giải tán chính phủ vào ngày 19/2, song không nêu lý do cho động thái trên cũng như thời hạn thông báo về chính phủ mới.

Guinea nằm dưới sự kiểm soát của quân đội kể từ khi chính quyền quân sự lên nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng 9/2021.

Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã gây áp lực đối với chính quyền quân sự nước này để buộc họ phải tổ chức bầu cử trong khoảng thời gian trì hoãn có thể chấp nhận được và khôi phục chế độ dân sự. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
ECOWAS ấn định ngày 3 nước châu Phi rời khối

Châu Đại Dương

* Australia chi 7,25 tỷ USD mua 6 tàu chiến “có hoặc không có thủy thủ đoàn” trong thập kỷ tới và 11 tàu khu trục mới, nhằm tăng gấp đôi số lượng chiến hạm sẵn sàng chiến đấu của Canberra.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marlescho biết, kế hoạch của chính phủ nước này là tăng số lượng tàu chiến mặt nước của Hải quân từ 11 chiếc lên thành 26 chiếc, lớn nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II.

Theo Bộ trưởng Marles, các tàu mặt nước “có hoặc không có thủy thủ đoàn” lớn (LSOV), có thể được vận hành từ xa và đang được Mỹ phát triển, sẽ tăng cường đáng kể năng lực tấn công tầm xa của Hải quân Hoàng gia Australia. Những con tàu này có thể được đưa vào hoạt động vào giữa những năm 2030.

Australia cũng sẽ thực hiện các bước để đẩy nhanh tiến độ mua 11 tàu khu trục đa năng để thay thế các tàu lớp ANZAC đã cũ, trong đó, 3 chiếc đầu tiên sẽ được đóng mới ở nước ngoài và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước năm 2030. (Maritime Excutive)

Tin thế giới 19/2: Nga thông tin vụ ông Navalny tử vong, EU chính thức tung lực lượng đến Biển Đỏ; Thảm sát kinh hoàng ở Papua New Guinea

Tin thế giới 19/2: Nga thông tin vụ ông Navalny tử vong, EU chính thức tung lực lượng đến Biển Đỏ; Thảm sát kinh hoàng ở Papua New Guinea

Vụ việc thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny tử vong, tình hình Dải Gaza và Biển Đỏ, diễn biến mới trong căng thẳng ở ...

Quan hệ được nâng tầm, Tổng thống Nga tặng quà 'siêu sang' cho Chủ tịch Triều Tiên

Quan hệ được nâng tầm, Tổng thống Nga tặng quà 'siêu sang' cho Chủ tịch Triều Tiên

Tổng thống Vladimir Putin đã tặng một chiếc limousine Aurus do Nga sản xuất cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Điểm tin thế giới sáng 20/2: Qatar chỉ trích Thủ tướng Israel, Áo 'tậu' 225 xe bọc thép, sắp diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng G20

Điểm tin thế giới sáng 20/2: Qatar chỉ trích Thủ tướng Israel, Áo 'tậu' 225 xe bọc thép, sắp diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng G20

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/2.

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky nói 'cực kỳ khó khăn' ở tiền tuyến; Tổng thống Biden chỉ trích 'sai lầm lớn'

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky nói 'cực kỳ khó khăn' ở tiền tuyến; Tổng thống Biden chỉ trích 'sai lầm lớn'

Ngày 19/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, tình hình tại một số khu vực tiền tuyến "cực kỳ khó khăn".

Tìm đường tiến sâu vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU chọn Nhật Bản làm 'người đưa đò'?

Tìm đường tiến sâu vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU chọn Nhật Bản làm 'người đưa đò'?

Ngày 19/2, Liên minh châu Âu (EU) quyết định khởi động tiến trình đàm phán với Nhật Bản về việc ký kết thỏa thuận hợp ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - ...
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 25/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo, nghe và thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11 và sáng 26/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Newcastle vs West Ham; AFC Champions League - Al-Gharafa vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11 và sáng 26/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Newcastle vs West Ham; AFC Champions League - Al-Gharafa vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11 và sáng 26/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Newcastle vs West Ham; Serie A - Empoli vs Udinese...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động