Tin thế giới 20/4: Nga ‘làm căng’ với Phần Lan, Thụy Điển, trục xuất các nhà ngoại giao châu Âu; Iraq nổi giận vì động thái quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ

Quang Đào
Xung đột Nga-Ukraine, phản ứng cứng rắn của Nga với phương Tây, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, thỏa thuận an ninh của quần đảo Solomon... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 20/4: Nga ‘làm căng’ với Phần Lan, Thụy Điển, trục xuất các nhà ngoại giao châu Âu; Iraq nổi giận vì động thái quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ

Nga-Ukraine đạt được thỏa thuận về hành lang nhân đạo ở Mariupol. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Xung đột Nga-Ukraine

Nga cáo buộc binh sĩ giả dạng người tị nạn trà trộn vào lãnh thổ

Ngày 20/4, Phó Cục trưởng Cục Chống chủ nghĩa cực đoan của Bộ Nội vụ Nga Dmitry Petrov cho biết, các cá nhân tham gia hoạt động quân sự ở Ukraine cố gắng vào Nga cải trang thành người tị nạn.

Hiện không thể nói chính xác số lượng cá nhân có động thái như vậy. Tuy nhiên, ông Petrob khẳng định có một tần suất nhất định đã được phát hiện và các cá nhân này sẽ được điều tra kỹ càng. (TASS)

Nga-Ukraine đạt được thỏa thuận về hành lang nhân đạo ở Mariupol

Ukraine đã đạt một thỏa thuận sơ bộ với Nga nhằm thiết lập hành lang nhân đạo để sơ tán phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi khỏi thành phố Mariupol trong ngày 20/4.

Trên mạng xã hội Facebook, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk thông báo, hoạt động sơ tán sẽ bắt đầu từ 14h. "Do tình hình an ninh rất khó khăn, nên có thể xảy ra những thay đổi trong quá trình lập hành lang", vì vậy, bà kêu gọi mọi người theo dõi các thông tin cập nhật liên quan.

Trong diễn biến khác, Tân Hoa xã dẫn lời Phó Thủ tướng Vereshchuk cho biết, Ukraine và Nga cũng đã tiến hành trao đổi tù binh lần thứ 5 kể từ khi Moscow bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2.

Theo bà Vereshchuk, trong đợt trao đổi tù binh lần này, có 76 tù binh người Ukraine, trong đó có 16 dân thường được trả tự do. Tuy nhiên, bà không cho biết nước này đã trả tự do cho bao nhiêu tù binh Nga.

Nga cũng chưa bình luận về cuộc trao đổi tù binh mới nhất. (Reuters)

Nga cảnh báo Thụy Điển, Phần Lan về hậu quả gia nhập NATO

Ngày 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lên tiếng cảnh báo Thụy Điển và Phần Lan về hậu quả của quyết định gia nhập NATO.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Rossiya 24, bà Zakharova nêu rõ: "Chúng tôi đã đưa ra tất cả các cảnh báo của mình cả công khai và thông qua các kênh song phương.

Họ (Thụy Điển và Phần Lan) biết về điều đó, họ sẽ không có gì phải ngạc nhiên, họ đã được thông báo về mọi thứ, quyết định đó sẽ dẫn đến điều gì". (TASS)

Nga trục xuất nhiều nhà ngoại giao châu Âu

Ngày 19/4, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố 15 nhà ngoại giao từ Hà Lan là những “nhân vật không được chào đón” và cho họ hai tuần để rời khỏi Nga.

Moscow đã đưa ra thời hạn tương tự cho các nhân viên Đại sứ quán Bỉ. Theo Bộ Ngoại giao Bỉ, biện pháp này nhằm vào 12 nhà ngoại giao của Bỉ ở Nga. Moscow cũng đã thông báo tới 4 nhà ngoại giao Áo thời hạn đến ngày 24/4 phải rời đi.

Trong khi đó, Nga vẫn chưa phản hồi quyết định của Đức và Pháp về yêu cầu 40 nhà ngoại giao của Moscow ở các nước này về nước. (TASS)

Trung Quốc kêu gọi phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine

Ngày 19/4, trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân kêu gọi các quốc gia ủng hộ các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Nga và Ukraine, đồng thời cảnh báo các nước không gửi thêm vũ khí tấn công cho Kiev.

"Tiếp tục gửi thêm vũ khí tấn công sẽ không mang lại hòa bình. Nó sẽ chỉ kéo dài và làm leo thang xung đột, đồng thời làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo", Đại sứ Trung Quốc khẳng định.

Liên quan tới cấm vận, Đại sứ Trung Quốc cho rằng, "cần loại bỏ tác động tiêu cực các biện pháp trừng phạt".

"Rất nhiều quốc gia đang phát triển không phải là một phần của cuộc xung đột đã phải trả giá đắt vì nó. Điều này không công bằng và hợp lý. Cộng đồng quốc tế nên tăng cường phối hợp để giữ ổn định nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng, cũng như giá cả, tránh các hạn chế xuất khẩu không cần thiết". (CGTN)

Tổ chức khủng bố IS kêu gọi lợi dụng khủng hoảng Ukraine để tấn công phương Tây

Dẫn một thông điệp kêu gọi đăng tải trên mạng, tạp chí The Times ngày 18/4 cho biết, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã hối thúc các phần tử và người ủng hộ tạo ra các cuộc tấn công nhằm vào châu Âu và Israel, trong bối cảnh phương Tây mải tập trung vào tình hình Ukraine.

Omar al-Muhajir, phát ngôn viên của IS, cho biết thông điệp được đăng tải trùng với tháng lễ Ramadan của Hồi giáo. Thông điệp kêu gọi những người ủng hộ tự trang bị vũ khí, tham gia một chiến dịch trả thù cho cái chết của thủ lĩnh Abu Ibrahim al Hashimi al Qurayshi, mặc dù hắn ta được cho là chết trong một vụ đột kích của Mỹ, chứ không phải của châu Âu hay Israel.

Bất chấp những lời kêu gọi, giới chuyên gia tin rằng, IS không còn khả năng tiến hành các hoạt động lớn ở nước ngoài.

Sau khi được cho là đã bị Mỹ hoàn toàn đánh bại với cái chết của thủ lĩnh al-Baghdadi, IS chỉ còn là một nhóm khủng bố với hoạt động tương đối nhỏ lẻ ở Syria. (Reuters)

Mỹ kêu gọi Israel và Palestine chấm dứt chu kỳ bạo lực tại Jerusalem

Ngày 19/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi Israel và Palestine chấm dứt “chu kỳ bạo lực” tại Jerusalem bằng cách kiềm chế các hành động và lời lẽ có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với Tổng thống Palestine Mahmud Abbas và Ngoại trưởng Israel Yair Lapid, ông Blinken đã nhấn mạnh "tầm quan trọng của sự hợp tác từ cả Israel và Palestine để chấm dứt chu kỳ bạo lực tại Israel, khu Bờ Tây và Gaza bằng cách kiềm chế và không có các hành động làm leo thang căng thẳng".

Ngay trong tối 19/4, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo quyền Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Cận Đông Yael Lempert sẽ có chuyến công du để hội đàm với các quan chức cấp cao ở Jerusalem, Ramallah, Amman và Cairo nhằm “hạ nhiệt căng thẳng” trong khu vực. (Times of Israel)

Iraq nổi giận trước động thái của Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch quân sự mới cả trên không và trên bộ, nhằm vào các tay súng người Kurd ở miền Bắc Iraq vào ngày 18/4.

Trước động thái lớn này, ngày 19/4, Baghdad cho rằng, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực bán tự trị của người Kurd ở Iraq là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và vi phạm chủ quyền của quốc gia Trung Đông.

Tuyên bố của Phủ tổng thống Iraq nêu rõ, chiến dịch quân sự mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực biên giới quốc gia Arab mà không phối hợp với chính phủ liên bang sở tại là không thể chấp nhận được.

Theo đó, các vấn đề an ninh đang chờ xử lý ở khu vực biên giới có thể được giải quyết thông qua sự tăng cường phối hợp giữa hai nước và chủ quyền của Iraq phải được tôn trọng.

Cũng trong ngày 19/4, Iraq đã triệu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Baghdad Ali Riza Guney để phản đối vụ việc. (Al Jaazera)

Quần đảo Solomon nói gì về thỏa thuận an ninh với Trung Quốc?

Phát biểu trước Quốc hội Quần đảo Solomon ngày 20/4, Thủ tướng nước này Manasseh Sogavare cho biết, thỏa thuận an ninh với Trung Quốc đã được nước này ký “vài ngày trước”.

Thủ tướng Sogavare cho hay, thỏa thuận này không bao gồm nội dung cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại đây, mà chỉ mở đường cho việc tăng cường hợp tác về thương mại, giáo dục và hợp tác trong lĩnh vực nghề cá.

Ông cũng phản đối ý tưởng cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại nước này.

Thỏa thuận an ninh mà nước này ký với Trung Quốc không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào hoặc liên minh nào mà là vấn đề an ninh nội bộ.

Vì vậy, ông đề nghị các quốc gia láng giềng, các đối tác và bạn bè tôn trọng quyết định thuộc chủ quyền của nước này. (Reuters)

Lần đầu tiên từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, giá khí đốt châu Âu giảm mạnh, giá dầu thế giới ra sao?

Lần đầu tiên từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, giá khí đốt châu Âu giảm mạnh, giá dầu thế giới ra sao?

Ngày 19/4, giá khí đốt tại châu Âu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine hôm ...

Tin thế giới 19/4: Khai trận Donbass, Nga nêu nguồn cơn của chiến dịch; Ukraine tuyên bố Moscow không đủ sức; Nhật Bản lo bị 'gió ngược'

Tin thế giới 19/4: Khai trận Donbass, Nga nêu nguồn cơn của chiến dịch; Ukraine tuyên bố Moscow không đủ sức; Nhật Bản lo bị 'gió ngược'

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước vào giai đoạn mới, cập nhật diễn biến xung đột, các lệnh trừng phạt Nga, gia ...

Đọc thêm

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Các nhà khoa học Nga cảnh báo tình trạng tan chảy nhanh của sông băng trên đảo Spitsbergen

Các nhà khoa học Nga cảnh báo tình trạng tan chảy nhanh của sông băng trên đảo Spitsbergen

Theo các nhà khoa học Nga từ Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực, các sông băng phía Tây Nam đảo Spitsbergen đang tan chảy với tốc độ rất ...
Đại sứ Nguyễn Văn Hải: 2025 là năm bản lề đối với Mexico

Đại sứ Nguyễn Văn Hải: 2025 là năm bản lề đối với Mexico

Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Văn Hải trả lời phỏng vấn trước thềm Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4, dự kiến diễn ra từ 16-17/4 tại ...
Gần 50 đại biểu kiều bào dâng hương nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, hướng về nguồn cội

Gần 50 đại biểu kiều bào dâng hương nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, hướng về nguồn cội

Gần 50 đại biểu kiều bào trở về từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ đã dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, ...
Quân đội nhân dân Việt Nam và hành trình giải cứu kỳ diệu nạn nhân động đất tại Myanmar

Quân đội nhân dân Việt Nam và hành trình giải cứu kỳ diệu nạn nhân động đất tại Myanmar

Hình ảnh chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam không quản gian khổ, tận tụy cứu người đã thực sự chạm đến trái tim của người dân Myanmar.
Đón Thủ tướng Israel đến thăm, Hungary tuyên bố rút khỏi ICC

Đón Thủ tướng Israel đến thăm, Hungary tuyên bố rút khỏi ICC

Chính phủ Hungary thông báo sẽ khởi động thủ tục rút lui khỏi Toà án Hình sự quốc tế (ICC) vào ngày 3/4.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh ba giữa các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan với thỏa thuận biên giới lịch sử là bước ngoặt quan trọng...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Công xã Paris: ‘Phát súng lệnh’ của giai cấp vô sản

Sự ra đời của Công xã Paris là sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản quốc tế, mang lại những bài học sâu sắc...
Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Châu Phi trên hành trình tự chủ và đổi mới (kỳ cuối): Cơ hội chuyển mình và triển vọng trong hợp tác với Việt Nam

Dù con đường đi tới tương lai tươi sáng còn lắm chông gai nhưng châu Phi vẫn "miệt mài" cho thế giới thấy quyết tâm tự chủ và đổi mới.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động