Tin thế giới 2/11: Nga ‘đổi chiều’ về thỏa thuận ngũ cốc, Thủ tướng Đan Mạch từ chức, ông Netanyahu chiếm ưu thế

Minh Vương
Pakistan-Trung Quốc thảo luận về CPEC, Nga kêu gọi hai miền Triều Tiên kiềm chế, Moscow triệu Đại sứ Anh vì vụ tấn công Hạm đội Biển Đen... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bầu cử Israel (Nguồn: CNN)
Phe của ông Benjamin Netanyahu đang chiếm ưu thế trong bầu cử Quốc hội Israel. (Nguồn: CNN)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

Nga-Ukraine

* Nga xác nhận tham gia trở lại thỏa thuận ngũ cốc Ukraine: Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: “Nga đánh giá các đảm bảo nhận được (từ Ukraine) vào thời điểm hiện tại là đủ và sẽ nối lại việc thực hiện thỏa thuận”.

Theo đó, Nga nhận được bảo đảm bằng văn bản từ Kiev nhờ sự tham gia của Liên hợp quốc và sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Cụ thể, Ukraine đã đảm bảo “không sử dụng hành lang nhân đạo và các cảng của Ukraine được xác định phục vụ hoạt động xuất khẩu nông sản để tiến hành hoạt động quân sự chống lại Liên bang Nga”.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng ông muốn có “sự đảm bảo thực sự” từ Kiev trước khi tham gia trở lại thỏa thuận này. (AFP)

* Nga triệu Đại sứ Anh liên quan vụ tấn công Hạm đội Biển Đen: Ngày 2/11, Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ triệu Đại sứ Anh tại Moscow vì “sự tham gia của các chuyên gia Anh” trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào Hạm đội Biển Đen. Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Về vấn đề này, Đại sứ Anh sẽ sớm bị triệu đến Bộ Ngoại giao Nga”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận ngũ cốc: Ukraine kêu gọi bảo vệ hành lang, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thuyết phục Nga, Moscow nói ‘tiếp tục đối thoại’

Châu Âu

* Thủ tướng Đan Mạch đệ đơn từ chức: Ngày 2/11, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã đệ đơn từ chức lên Nữ hoàng. Một cố vấn của bà Frederiksen cho hay nhà lãnh đạo này sẽ bắt đầu quá trình đàm phán thành lập liên minh.

Tuy nhiên, tiến trình đàm phán được cho là sẽ kéo dài, bởi cả phe ủng hộ và phản đối bà Frederiksen đều hoài nghi về một liên minh như vậy. Khối cánh tả ở Đan Mạch, do đảng Dân chủ Xã hội của bà Frederiksen đứng đầu, đã duy trì thế đa số mỏng manh tại Quốc hội nước này, với việc nắm 90/179 ghế sau cuộc tổng tuyển cử ngày 1/11. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Đan Mạch công bố kết quả điều tra, EU tăng cường 'phòng thủ'

Đông Bắc Á

* Nga kêu gọi hai miền Triều Tiên kiềm chế: Ngày 2/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh bước đi có thể làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng, sau khi Bình Nhưỡng phóng ít nhất 23 tên lửa ra vùng biển phía Đông và phía Tây của nước này và khiến Hàn Quốc đáp trả. Trong loạt vụ phóng mới nhất ngày 2/11, lần đầu tiên một tên lửa đạn đạo Triều Tiên rơi gần lãnh hải Hàn Quốc kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt năm 1945. Đồng thời, đây cũng là lần Bình Nhưỡng phóng nhiều tên lửa nhất trong một ngày. (Reuters)

* Lãnh đạo Pakistan và Trung Quốc nhất trí đẩy nhanh các dự án chung: Ngày 2/11, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh.

Tại cuộc gặp, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Pakistan trong bối cảnh Islamabad đang cố gắng ổn định tình hình tài chính. Theo Chủ tịch Trung Quốc, hai nước nên tăng cường hiệu quả hơn việc xây dựng Hành lang kinh tế Trung Quốc–Pakistan (CPEC) và thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển Gwadar. Bên cạnh đó, hai nước cần phối hợp tạo điều kiện để sớm triển khai dự án nâng cấp tuyến đường sắt Mainline-1 (ML-1) và dự án đường sắt Karachi.

Về vấn đề an ninh, ông Tập Cận Bình bày tỏ sự quan tâm đến sự an toàn của người Trung Quốc ở Pakistan, hy vọng Islamabad có thể cung cấp môi trường an toàn và đáng tin cậy cho các tổ chức và nhân viên Trung Quốc triển khai hợp tác ở Pakistan.

Cùng ngày 2/11, Văn phòng Thủ tướng Pakistan ra tuyên bố cho biết, Thủ tướng Sharif cảm ơn Chủ tịch Tập Cận Bình về sự hỗ trợ vô giá của Bắc Kinh với cứu trợ, phục hồi và tái thiết của Islamabad trong bối cảnh Pakistan vừa bị siêu lũ tàn phá trong thời gian qua. Tuyên bố cũng cho hay, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí đẩy nhanh các dự án và thảo luận về việc mở rộng đầu tư của Trung Quốc vào Afghanistan, quốc gia đang bên bờ vực khủng hoảng kể từ khi Taliban nắm chính quyền vào năm ngoái. (CCTV)

* Đài Loan (Trung Quốc) trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh cải tiến cho khinh hạm: Ngày 2/11, CNA Đài Loan đưa tin lực lượng biển nước này sẽ trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh cải tiến cho các khinh hạm mới nhằm mở rộng phạm vi tác chiến. Trước đó, lực lượng phòng vệ Đài Loan đã thay đổi đơn đặt hàng, từ mua một khinh hạm tên lửa dẫn đường trọng tải 4.500 tấn sang kế hoạch mua hai tàu trọng tải 2.000 tấn. Dự kiến, khinh hạm đầu tiên sẽ được hoàn thành năm 2025 và chiếc thứ hai năm 2026.

Phát biểu với các nghị sĩ cùng ngày, Tham mưu trưởng lực lượng bờ biển Đài Loan, Phó Đô đốc Tưởng Chính Quốc cho hay, các tàu nhẹ hơn sẽ tiêu tốn ít kinh phí hơn trong việc giám sát hoạt động hải quân của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh Đài Loan. Nếu các khinh hạm nhẹ hơn trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh tầm bắn mở rộng, chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại các mục tiêu ở xa hơn. (Taiwan News)

* Tàu hải quân Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản: Ngày 2/11, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) đã phát hiện tàu khảo sát của hải quân Trung Quốc di chuyển tới phía Đông Bắc của vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản ở phía Tây đảo Gaja, tỉnh Kagoshima lúc 19h50 ngày 1/11. Sau đó, tàu này đã đi vào lãnh hải Nhật Bản ở phía Tây Nam đảo Kuchinoerabu vào lúc 0h10 đêm 1/11, ở đó trong 3 giờ trước khi rời đi.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây là lần thứ 8 tàu quân sự của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải của Nhật Bản nhưng là lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022. Tất cả 4 lần xâm nhập trước của tàu khảo sát Trung Quốc đều xảy ra ở cùng một khu vực. Do đó, không loại trừ khả năng các tàu này có thể đã thu thập thông tin về địa hình.

Trước diễn biến này, phía Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại về sự việc mới nhất tới phía Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang ngày càng cảnh giác trước các hoạt động gia tăng của Hải quân Trung Quốc và đang phân tích mục đích của các hành động xâm nhập này. (Jiji Press)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia: Covid-19 rồi sẽ qua, kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi mạnh mẽ

Nam Thái Bình Dương

* Australia cam kết bảo đảm nguồn cung khi đốt cho Nhật Bản: Chính phủ liên bang và các bang ở Australia đã nhiều lần bảo đảm rằng, nước này sẽ luôn là nhà cung cấp than và khí đốt ổn định cho Nhật Bản, trong bối cảnh một số địa phương của Australia kêu gọi hạn chế xuất khẩu.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Nhật Bản tại Australia ngày 2/11 cho biết, Tokyo, khách hàng lớn về nhiên liệu hóa thạch Australia, đang theo dõi cuộc tranh luận năng lượng ở Australia “với sự quan tâm lớn”. Ông nói: “Chính phủ Australia đã nhiều lần đảm bảo rằng, nước này sẽ vẫn là nhà cung cấp tài nguyên đáng tin cậy cho Nhật Bản và là nơi an toàn để đầu tư”.

Với việc hai bang lớn nhất của Australia là New South Wales và Victoria đề xuất kế hoạch dự trữ khí đốt trong nước sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, người phát ngôn Đại sứ quán Nhật Bản cho biết trong cuộc họp ở Perth vào tháng trước với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác an ninh năng lượng giữa hai nước, bao gồm cả thông qua thương mại và đầu tư các nguồn năng lượng an toàn và đáng tin cậy, như khí tự nhiên hóa lỏng. (ABC news)

TIN LIÊN QUAN
Hy vọng mới củng cố lòng tin Trung-Nhật

Trung Á

* Armenia hoan nghênh tiến triển về hòa bình khu vực tại Sochi: Phát biểu tại Quốc hội ngày 2/11, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đánh giá hội nghị thượng đỉnh ba bên hôm 31/10 tại thành phố Sochi với Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev đạt được tiến triển về thiết lập hòa bình ở Nam Caucasus: “Theo kết quả cuộc họp này, tôi có thể nói rằng, các bên đã có một bước đi hướng tới việc thực hiện chương trình nghị sự hòa bình. Chắc chắn đó là một cuộc họp rất quan trọng và hiệu quả”. Trong một tuyên bố chung sau hội nghị, Armenia và Azerbaijan đã “nhất trí không sử dụng vũ lực” để giải quyết tranh chấp lãnh thổ Nagorny-Karabakh. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Azerbaijan-Armenia: Lần thứ hai trong vòng 5 ngày cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn

Trung Đông – châu Phi

* Bầu cử Israel: Ông Netanyahu giành lợi thế: Ủy ban bầu cử Israel ngày 2/11 cho biết, với 80% số phiếu được kiểm, tương đương 3,86 triệu phiếu, phe cánh hữu do cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu dẫn đầu đang chiếm ưu thế. Kết quả ban đầu cho thấy, phe của ông Netanyahu sẽ giành được tổng cộng 65 ghế trong quốc hội. Tất nhiên kết quả này sẽ thay đổi sau khi các hòm phiếu khác được chuyển về.

Trước đó, kết quả thăm dò cử tri cũng cho thấy, phe cánh hữu có khả năng sẽ giành 62/120 ghế, đủ để thành lập một chính phủ mới.

Cuộc bầu cử hôm 1/11 là cuộc bầu cử lần thứ 5 trong chưa đầy 4 năm tại Israel. Dự kiến, kết quả kiểm phiếu chính thức sẽ được thông báo cuối ngày 3/11 và hạn cuối để chỉ định đại diện của các đảng đứng ra thành lập chính phủ là ngày 17/11.

Lebanon khẳng định thỏa thuận phân định lãnh hải với Israel sẽ đứng vững: Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với Reuters ngày 2/11, Thủ tướng tạm quyền Lebanon Najib Mikati khẳng định, các đảm bảo của Mỹ sẽ bảo vệ thỏa thuận phân định lãnh hải với Israel nếu cựu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thắng cử.

Trước đó, ông Netanyahu đe dọa sẽ “vô hiệu hóa” thỏa thuận mang tính đột phá nói trên, vốn có hiệu lực vào tuần trước sau nhiều năm đàm phán gián tiếp dưới vai trò trung gian của Mỹ. (Reuters)

Tên lửa Triều Tiên lần đầu rơi gần lãnh hải Hàn Quốc, Seoul và Tokyo phản ứng ra sao?

Tên lửa Triều Tiên lần đầu rơi gần lãnh hải Hàn Quốc, Seoul và Tokyo phản ứng ra sao?

Seoul nhận định, tên lửa Triều Tiên phóng ngày 2/11 "lần đầu tiên" rơi xuống khu vực phía Nam hải giới tranh chấp và gần ...

Iran 'chốt đơn' trừng phạt cá nhân và tổ chức của Mỹ, Palestine hối thúc Israel loại bỏ vũ khí hạt nhân

Iran 'chốt đơn' trừng phạt cá nhân và tổ chức của Mỹ, Palestine hối thúc Israel loại bỏ vũ khí hạt nhân

Ngày 31/10, Iran thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 10 cá nhân và 4 tổ chức của Mỹ. Cùng ngày, ...

Bầu cử Quốc hội Israel: Ông Netanyahu tuyên bố ‘sốc’, Tổng thống Herzog trấn an Mỹ

Bầu cử Quốc hội Israel: Ông Netanyahu tuyên bố ‘sốc’, Tổng thống Herzog trấn an Mỹ

Tổng thống Nhà nước Do Thái Isaac Herzog đã có động thái trấn an Mỹ và một số nước trước sự trỗi dậy của xu ...

Lebanon và Cyprus đàm phán phân định biên giới trên biển

Lebanon và Cyprus đàm phán phân định biên giới trên biển

Ngày 28/10, Tổng thống Lebanon Michel Aoun đã dẫn đầu một phái đoàn tới Cyprus để khởi động quá trình đàm phán về biên giới ...

Hàn Quốc tuyên bố không viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine sau cáo buộc của Nga

Hàn Quốc tuyên bố không viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine sau cáo buộc của Nga

Ngày 28/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol khẳng định nước này không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, ngay sau cảnh ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5: USD khởi sắc so với rổ tiền tệ, lý do Bảng Anh đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5: USD khởi sắc so với rổ tiền tệ, lý do Bảng Anh đi lùi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/5 ghi nhận đồng USD tăng so với hầu hết các loại tiền tệ khác.
Diễn viên Phan Minh Huyền 'gây sốt' trong bộ ảnh mới

Diễn viên Phan Minh Huyền 'gây sốt' trong bộ ảnh mới

Trong bộ ảnh mới, diễn viên Phan Minh Huyền vô cùng xinh đẹp, gợi cảm và cuốn hút.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5: Lịch thi đấu V-League vòng 17 - Quảng Nam vs CAHN; Champions League - Real Madrid vs Munich

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5 và sáng 9/5:Lịch thi đấu Champions League - Real Madrid vs Munich; V-League vòng 17 - Nam Định vs Bình Dương...
Thắng PSG, Borussia Dortmund giành vé vào trận chung kết Champions League 2023/24

Thắng PSG, Borussia Dortmund giành vé vào trận chung kết Champions League 2023/24

Borussia Dortmund trở thành đội bóng đầu tiên góp mặt ở chung kết Champions League sau khi vượt qua PSG với tổng tỷ số 2-0 ở hai lượt trận.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động