Tin thế giới 21/10: Vấn đề lớn nhất ngăn cản Nga-NATO bình thường hóa; Ukraine bị cáo buộc vi phạm lệnh ngừng bắn; Trung Quốc ‘chê’ AUKUS

Quang Đào
Ukraine tấn công Donetsk; căng thẳng Nga-NATO; tình hình Afghanistan; lùm xùm xung quanh AUKUS... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 21/10: Vấn đề lớn nhất ngăn cản Nga-NATO bình thường hóa; Ukraine bị cáo buộc vi phạm lệnh ngừng bắn; Trung Quốc ‘chê’ AUKUS
Nga-NATO khó có thể sớm mở lại đối thoại. (Nguồn: MiNews)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Quân đội Ukraine vi phạm lệnh ngừng bắn, tấn công vào Donetsk

Hãng thông tấn TASS đưa tin, lực lượng vũ trang Ukraine đã vi phạm lệnh ngừng bắn hai lần trong 24 giờ qua khi tấn công vào khu vực nước cộng hòa tự xưng Donetsk.

Cụ thể, hai ngôi làng Staromikhailovka và Vasylivka gần Donetsk đã bị các lực lượng Ukraine bắn 50 phát đạn súng cối 120mm và 82mm và súng phóng lựu. Vụ tấn công đã làm cháy hai tòa nhà dân cư tư nhân. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Máy bay ném bom Mỹ diễu qua Biển Đen; Tổng thống Ukraine nhấn mạnh tầm quan trọng của Washington

Nga lên tiếng cảnh báo NATO

Ngày 21/10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết Moscow đã cảnh báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rằng bất kỳ động thái nào liên quan tới tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ đều phải trả giá. (Reuters)

NATO khẳng định muốn đối thoại với Nga

Ngày 20/10, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh này vẫn cần phải đối thoại với Nga sau khi Moscow đình chỉ hoạt động của phái bộ ngoại giao nước này tại NATO.

Tổng Thư ký Stoltenberg nêu rõ mối quan hệ giữa NATO và Nga "hiện đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh". Ông nêu rõ NATO lấy làm rất tiếc về quyết định trên của Nga và cho rằng khi căng thẳng lên cao, điều quan trọng là hai bên phải đối thoại.

Ông cho biết thêm chính sách của NATO đối với Nga vẫn nhất quán và vẫn để ngỏ khả năng đối thoại, bao gồm cả đối thoại thông qua Hội đồng Nga - NATO.

Theo một nguồn tin ngoại giao, cuộc đối thoại trên sẽ được tiến hành dựa vào "đường dây nóng" giữa các nhà lãnh đạo Nga như Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên bang Nga Valery Gerasimov, Tư lệnh tối cao Lực lượng đồng minh của NATO ở châu Âu Tod Wolters, cũng như các cuộc gặp giữa Tổng Thư ký NATO Stoltenberg và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Nga-NATO đứt gánh: Hai thông điệp của Moscow

Nga phản đối EU trao giải nhân quyền cho chính trị gia đối lập Navalny

Ngày 21/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố, Nga không thể bị cưỡng ép để tôn trọng quyết định của Nghị viện châu Âu liên quan tới việc trao giải thưởng nhân quyền hàng năm cho chính trị gia đối lập Alexei Navalny, người đã bị Nga tuyên phạt 3,5 năm tù giam hồi đầu năm nay.

Phát biểu họp báo, ông Peskov khẳng định quyết định trên được đưa ra mà không hề dựa trên dữ liệu đáng tin cậy. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ăn miếng trả miếng, Nga nhắc nhẹ phương Tây hạn chót liên quan vụ Navalny

Căn cứ quân sự Mỹ ở Syria bị tấn công

Căn cứ của Mỹ tại Al-Tanf, thuộc tỉnh Homs, miền Nam Syria, được cho là đã bị tấn công bằng tên lửa hoặc máy bay không người lái.

Các báo cáo về vụ tấn công đã xuất hiện trực tuyến vào khoảng 10 giờ tối thứ ngày 20/10 (theo giờ địa phương), ban đầu đề cập đến một "máy bay không người lái tự sát" và nhiều máy bay. Một quan chức quân sự của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) nói với Sky News Arabia rằng căn cứ này là mục tiêu của "các cuộc tấn công tên lửa" và không có thương vong.

“Các đánh giá ban đầu nghi ngờ lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn”, nhưng một cuộc điều tra vẫn đang diễn ra, quan chức này nói thêm.

Trong khi đó, quân đội Israel đã bật trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, do lo ngại rằng các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa có thể nhắm vào lãnh thổ của mình và cao nguyên Golan do quân đội Israel chiếm đóng.

Theo nguồn tin mà Avia.pro có được, tình báo Mỹ và Israel có thông tin về vụ tấn công căn cứ Al-Tanf của Mỹ, tuy nhiên họ dự đoán cuộc tấn công sẽ xảy ra từ mặt đất – trái với thực tế đây là một cuộc không kích. (Sky News/Avia.pro)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Syria: Mỹ thẳng thừng tỏ thái độ với Tổng thống Syria, Israel oanh tạc thành phố phía Tây

Đại sứ Trung Quốc tại Singapore không hoan nghênh AUKUS

Ngày 21/10, Đại sứ Trung Quốc tại Singapore Hồng Tiểu Dũng đã có bài viết cho rằng, thỏa thuận an ninh Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) áp dụng các “tiêu chuẩn kép”, đi ngược lại nguyện vọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về hòa bình và sẽ không mang lại sự thịnh vượng hay ổn định cho khu vực.

Đại sứ Trung Quốc khẳng định, Chính quyền Biden đã nói rằng sẽ không hướng tới một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc, tuy nhiên những gì Mỹ đã làm hầu như không đáng tin cậy hoặc thuyết phục.

Từ liên minh chia sẻ thông tin tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes) cho tới Đối thoại An ninh Tứ giác (Bộ tứ) và đến AUKUS hiện tại, Mỹ đã hình thành ngày càng nhiều "vòng tròn nhỏ", trong đó đối đầu được cảm nhận ngày càng mạnh mẽ hơn. Những cơ chế này, dù được ngụy trang như thế nào, đều đang nhắm vào Trung Quốc.

Trong bài viết, ông Hồng cũng thể hiện quan điểm rằng, vai trò trung tâm của ASEAN đang bị chính AUKUS làm “lung lay”. (Strait Times)

TIN LIÊN QUAN
Có tiền lệ AUKUS, IAEA lo ngại các nước học theo Australia

Anh: Tranh cãi về AUKUS là "quá mức"

Ngày 21/10, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Anh James Heappey cho rằng hiện nay tồn tại tranh cãi "quá mức" liên quan tới hiệp ước an ninh ba bên mới giữa Australia, Mỹ và Anh (AUKUS).

Ông Heappey cho biết thỏa thuận AUKUS, theo đó Australia sẽ có được công nghệ tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ, đơn thuần chỉ là cơ hội chia sẻ công nghệ quốc phòng và không gây ra thách thức cho các quốc gia Đông Nam Á. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
AUKUS: Tổng thống Nga nói 'kết bạn để làm hại ai đó là xấu', Trung Quốc nói gì?

New Zealand và Anh ký FTA

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 21/10 thông báo nước này và Anh đã nhất trí về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA), theo đó giảm thuế một loạt mặt hàng của hai bên.

Thỏa thuận trên nguyên tắc đã được nhất trí trong một cuộc hội đàm trực tuyến giữa Thủ tướng Ardern và người đồng cấp Anh Boris Johnson tối 20/10 sau 16 tháng đàm phán. Văn bản thỏa thuận toàn diện sẽ được hoàn tất trong thời gian tới, theo đó sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu giữa hai bên.

Như vậy, New Zealand là quốc gia thứ hai có FTA mới với nước Anh hậu Brexit, sau thỏa thuận tương tự Anh ký với Australia hồi tháng 6 vừa qua, trong bối cảnh London tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thương mại với Liên minh châu Âu (EU). (AFP)

TIN LIÊN QUAN
New Zealand có thể không đạt mục tiêu 'Zero Covid-19'

Pháp cảnh báo áp đặt trừng phạt Ba Lan

Ngày 21/10, kênh truyền hình LCI đưa tin Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune tái khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt tài chính có thể được áp đặt chống Ba Lan nếu đối thoại với nước này về vấn đề thượng tôn pháp luật của châu Âu không được tiến hành.

Các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp tại Brussels trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày, trong đó chương trình nghị sự chính bao gồm tình hình Ba Lan và khủng hoảng năng lượng. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ EU-Ba Lan: Xấu chàng hổ ai

Australia chỉ trích chính sách thương mại của Trung Quốc tại WTO

Trong một tuyên bố mạnh mẽ tới Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đăng tải trên trang Twitter cá nhân tối 20/10, Đại sứ Australia tại WTO George Mina cáo buộc Trung Quốc đang ngày càng thách thức nhiều hơn các quy tắc thương mại toàn cầu.

Ông Mina cho biết, trong 18 tháng qua, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp thương mại "gây rối" cho Australia. Có những báo cáo đáng tin cậy cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc đã chỉ đạo các nhà nhập khẩu không mua một số sản phẩm của Australia, trái với các quy định của WTO.

Ông Mina nêu rõ: “Những ảnh hưởng của hành động của Trung Quốc vượt ra ngoài tác động đối với các nhà xuất khẩu Australia, chúng làm tăng rủi ro và bất ổn của thị trường Trung Quốc đối với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Bằng cách phá hoại các quy tắc thương mại đã thỏa thuận, Trung Quốc cũng phá hoại hệ thống thương mại đa phương mà tất cả các thành viên WTO áp dụng.

Trung Quốc nói rằng những hành động của mình phản ánh những lo ngại chính đáng; nhưng ngày càng có nhiều thông tin chứng tỏ hành động của Trung Quốc được thúc đẩy bởi những tính toán chính trị". (AP)

TIN LIÊN QUAN
Bị Trung Quốc 'đóng băng', xuất khẩu rượu vang của Australia giảm mạnh

Ngoại trưởng Pakistan công du Afghanistan, đàm phán với Taliban

Ngày 21/10, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi đã đến thủ đô Kabul của Afghanistan để đàm phán với chính quyền Taliban, trong bối cảnh lực lượng này đang tìm cách thoát khỏi sự cô lập quốc tế.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết: "Các cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ bao trùm toàn bộ quan hệ song phương và tập trung vào các cách thức và biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực".

Ông Qureshi là ngoại trưởng thứ ba, sau những người đồng cấp Qatar và Uzbekistan, thăm Afghanistan kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát nước này hồi giữa tháng 8 vừa qua. (NDTV)

TIN LIÊN QUAN
Afghanistan: Đặc phái viên Mỹ từ chức, Washington không tham gia hội nghị quốc tế do Nga tổ chức, vì sao?

Hàn Quốc: Triều Tiên có ý định đối thoại ​

Ngày 21/10, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young cho rằng, việc Triều Tiên trì hoãn thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chứng tỏ ý định của nước này trong việc thăm dò các cơ hội đối thoại.

Phát biểu trên được ông Lee đưa ra tại phiên kiểm toán quốc hội, giữa lúc dấy lên hoài nghi về nỗ lực của Seoul thúc đẩy đàm phán với Bình Nhưỡng, nhất là sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) ngày 19/10 vừa qua.

Ông Lee nêu rõ: "Mặc dù tiếp tục phóng tên lửa song Triều Tiên không tiến hành các hoạt động chiến lược như thử hạt nhân hay phóng thử ICBM. Do đó (Bộ Thống nhất Hàn Quốc) nhận định đây là ý định thăm dò các cơ hội đối thoại". (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Vụ phóng tên lửa SLBM: Sau khi chỉ trích Washington 'vô lý', Triều Tiên khuyên Mỹ không cần 'lo lắng hay khổ sở'

Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa trục xuất các đại sứ phương Tây

Ngày 21/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã lên tiếng đe dọa trục xuất các đại sứ của Mỹ, Đức và 8 quốc gia phương Tây khác sau khi những quan chức này chỉ trích việc bắt giữ một thủ lĩnh xã hội dân sự.

Phát biểu với báo giới, Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Tôi đã nói với Ngoại trưởng của chúng tôi rằng chúng tôi không có đủ sự xa xỉ để tiếp đón họ tại đất nước này". (AFP)

Tin thế giới 20/10: Nga tỏ rõ sự thất vọng về Mỹ và NATO; Hội nghị quốc tế về Afghanistan khởi động, Mỹ lại sắp ‘tung đòn’ mới vào Trung Quốc?

Tin thế giới 20/10: Nga tỏ rõ sự thất vọng về Mỹ và NATO; Hội nghị quốc tế về Afghanistan khởi động, Mỹ lại sắp ‘tung đòn’ mới vào Trung Quốc?

Hội nghị quốc tế về Afghanistan ở Moscow, Căng thẳng Nga-NATO, Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, vấn đề Triều Tiên... là những sự kiện quốc tế ...

Các nước trên thế giới chọn loại vaccine Covid-19 nào cho trẻ em?

Các nước trên thế giới chọn loại vaccine Covid-19 nào cho trẻ em?

Hiện Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt ...

Đọc thêm

Chuyện về kỷ vật của Bác Hồ tại chiến dịch Điện Biên Phủ

Chuyện về kỷ vật của Bác Hồ tại chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã đi qua, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn mãi mãi là một bản anh hùng ca về tinh thần, ý chí, bản lĩnh của con người ...
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để ...
Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (7/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Ba cựu binh đều đã ngoài 90 tuổi. Họ đã thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để tìm hiểu và nhìn lại cuộc chiến.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Với dân tộc Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Phiên bản di động