Bộ trưởng Quốc phòng Nga . (Nguồn: TASS) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-Ukraine
* Tổng thống Nga yêu cầu "không để một con ruồi chạy thoát": Ngày 21/4, Tổng thống Putin ca ngợi việc các lực lượng Nga "giải phóng" thành phố cảng Mariupol.
Về , Tổng thống Nga cho rằng sẽ là "không thực tế" nếu tấn công khu vực với hơn 2.000 quân nhân đang ẩn nấp này, song, ông chỉ thị: "Phong tỏa khu công nghiệp này để không một con ruồi nào có thể chạy thoát".
Nhà lãnh đạo cũng ra lệnh quân đội hủy kế hoạch tấn công nhà máy Azovstal. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, tên lửa và đạn pháo của nước này đã tấn công 1.001 mục tiêu quân sự ở Ukraine đêm qua, trong đó có 162 vị trí bắn pháo. (AFP, Reuters)
* Ukraine yêu cầu Nga cho phép sơ tán dân thường và người bị thương khỏi Azovstal thông qua hành lang nhân đạo.
Trong một bài đăng trên trang mạng xã hội, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói: "Có khoảng 1.000 dân thường và 500 binh sĩ bị thương ở đó. Tất cả họ cần được đưa ra khỏi Azovstal ngay hôm nay (21/4)". (Reuters)
* Ukraine đề nghị đàm phán đặc biệt với Nga tại Mariupol: Ngày 20/4, các nhà đàm phán cấp cao của Ukraine đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán đặc biệt với Nga ở Mariupol mà không kèm điều kiện tiên quyết nào nhằm sơ tán quân đội và dân thường khỏi thành phố cảng này.
Trong phát biểu đăng trên Twitter, Cố vấn tổng thống Ukraine đồng thời là trưởng đoàn đàm phán của nước này Mykhailo Podolyak cho rằng, đàm phán này có thể diễn ra theo định dạng 1-1 hoặc 2-2. (Reuters)
Bộ Ngoại giao Nga Alexey Polishchuk cho biết, Belarus nên được đưa vào trong các thỏa thuận tương lai với Ukraine.
Quan chức Nga nêu rõ: "K
* Thủ tướng Anh hoài nghi về triển vọng hòa đàm Nga-Ukraine: Thủ tướng Anh Boris Johnson tỏ ra hoài nghi về triển vọng của các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine, mô tả lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin là không chân thực.
Thủ tướng Johnson cũng nói rằng, ông không hiểu làm thế nào mà người Ukraine có thể dễ dàng ngồi vào bàn đàm phán với phía Nga và đi đến một thỏa thuận nào đó. (Sputnik)
* Nga đang chờ Ukraine phản hồi các đề xuất mới: Ngày 214, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga vẫn chờ đợi phản ứng của Ukraine sau khi Moscow trao một tài liệu liên quan các cuộc đàm phán hòa bình cho phía Kiev.
Trước đó, hôm 20/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông chưa nhìn thấy hoặc nghe nói về một tài liệu mà Điện Kremlin nói rằng Nga đã gửi cho Ukraine.
Ông Peskov nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa Nga-Ukraine đang tiếp diễn. (Reuters)
* Đan Mạch sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine: Ngày 21/4, phát biểu trên kênh truyền hình TV2, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederikse cam kết sẽ chuyển thêm vũ khí cho Ukraine, song không cho biết thêm thông tin về số hàng này.
Tuyên bố của Thủ tướng Đan Mạch được đưa ra trong khuôn khổ chuyến công du Kiev vào ngày 21/4 cùng người đồng cấp Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Reuters)
* EU cam kết làm mọi thứ giúp Ukraine thắng Nga: Ngày 20/4, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cam kết khối này sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Nga.
Phát biểu họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev, ông Michel nói: "Các bạn không đơn độc. Chúng tôi sẽ sát cánh với các bạn và sẽ làm mọi thứ có thể để hỗ trợ các bạn".
Về phần mình, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh, việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) là một "ưu tiên với đối nhà nước của chúng tôi, cho sức mạnh của nhân dân chúng tôi, những người sẵn sàng bảo vệ đất đai của chúng tôi ngay cả khi không có vũ khí". (AFP)
* Mỹ bắt đầu huấn luyện quân Ukraine sử dụng pháo cối: Ngày 20/4, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, quân đội nước này đã bắt đầu huấn luyện khoảng hơn 50 binh sĩ Ukraine sử dụng pháo cối ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia Đông Âu trong một tuần.
Cùng ngày, hãng tin ABC News đưa tin, Mỹ đã đưa những chiếc pháo cối đầu tiên tới châu Âu và lô vũ khí này sẽ sớm được vận chuyển vào Ukraine trong những ngày tới. (Reuters, ABC News)
* Tổng Thư ký LHQ đề nghị gặp lãnh đạo Nga, Ukraine: Ngày 20/4, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric thông báo, Tổng thư ký tổ chức này Antonio Guterres đã đề nghị gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thủ đô hai quốc gia này.
Ông Guterres đã gửi thư đề nghị tới ông Putin và ông Zekensky với hy vọng có thể làm trung gian thúc đẩy đối thoại nhằm tiến tới chấm dứt cuộc chiến giữa Nga-Ukraine. (Reuters)
* Nga cáo buộc NATO tìm cách kéo dài xung đột ở Ukraine: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang làm mọi cách để kéo dài xung đột vũ trang ở Ukraine bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine cũng như khuyến kích Kiev tiếp tục "gây hấn" nhằm vào Donbass.
Theo bà, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Ukraine đã thu hút khoảng 7.000 lính đánh thuê nước ngoài từ 63 quốc gia, với Mỹ là một trong những nguồn chính. (ANI)
Nga
* Nga tung đòn đáp trả các quốc gia Baltic: Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, trong một động thái đáp trả, chính quyền Moscow ra lệnh đóng các lãnh sự quán của Latvia, Lithuania và Estonia nhằm đáo trả các động thái tương tự cảu các quốc gia Baltic này.
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ, Nga sẽ đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia tại các thành phố St. Petersburg và Pskov; lãnh sự quán Estonia tại St. Petersburg và phòng lãnh sự Estonia tại Pskov; lãnh sự quán Lithuania tại St. Petersburg.
Bộ trên đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao nước ngoài này rời khỏi Nga.
Trước đó, Latvia và Estonia cũng quyết định đóng cửa các lãnh sự quán của Nga do hành động quân sự của Moscow ở Ukraine, trong khi Lithuania thông báo Đại sứ Nga tại nước này sẽ phải rời đi. (Reuters)
* Pháp kêu gọi cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga: Ngoại trưởng Pháp Clement Bon tuyên bố, Paris kêu gọi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga trong những tuần tới, đồng thời thừa nhận, theo thời gian, có thể sẽ đưa ra quyết định tương tự đối với khí đốt của Nga. (Sputnik)
* Nhật Bản giám sát hoạt động quân sự của Nga: Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết, chính phủ nước này sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động quân sự của Nga và thu thập thông tin, bao gồm thông tin về vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat.
Trước đó ngày 20/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã tiến hành thành công vụ phóng thử đầu tiên tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat. Mỹ cho hay, động thái này không gây ra đe dọa và Nga đã thông báo về vụ phóng theo theo nghĩa vụ do Hiệp ước New START năm 2021 quy định. (Sputnik)
* Nga bị tẩy chay tại hội nghị G20: Một số quan chức, bao gồm cả những quan chức từ Mỹ và Ukraine, đã rời khỏi Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) khi các quan chức Nga bắt đầu phát biểu.
Các nguồn tin cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell nằm trong số những quan chức tẩy chay Nga.
* Tuyên bố của G20 không trực tiếp chỉ trích Nga: Ngày 20/4, trong một tuyên bố được đưa ra sau hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20, các quốc gia thành viên không trực tiếp chỉ trích Nga về cuộc chiến ở Ukraine, mà chỉ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước tác động kinh tế mà cuộc xung đột gây ra.
Tuyên bố đã tóm tắt những cuộc thảo luận diễn ra ở Washington (Mỹ), nhưng không nêu tên Nga - quốc gia là thành viên của G20. (Kyodo)
* Thổ Nhĩ Kỳ bác khả năng trừng phạt Nga: Ngày 20/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu khẳng định, nước này sẽ không tham gia các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga bất chấp sức ép ngoại giao.
Theo ông, các đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ nói họ hiểu tại sao Ankara không đồng tình với các biện pháp trừng phạt và "điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục những hoạt động giao thiệp ngoại giao với cả hai bên”.
Ông Cavusoglu nhấn mạnh Ankara sẵn sàng hỗ trợ Moscow và Kiev tiến hành đối thoại nếu các bên có nhu cầu.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao
* Trung Quốc kêu gọi hợp tác vì tương lai chung: Ngày 21/4, phát biểu trực tuyến tại lễ khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) thường niên năm 2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, để vượt qua sương mù và nắm lấy tương lai tươi sáng, sức mạnh lớn nhất đến từ hợp tác và cách hiệu quả nhất là đoàn kết.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi tất cả quốc gia trên thế giới đi theo xu hướng thời đại là hòa bình, phát triển và hợp tác cùng có lợi, xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh, vượt qua thách thức và xây dựng một tương lai tươi sáng thông qua hợp tác. (THX)
* Trung Quốc đề xuất "sáng kiến an ninh toàn cầu": Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất một "sáng kiến an ninh toàn cầu" đề cao nguyên tắc "an ninh không thể tách rời", một khái niệm cũng được Nga công nhận, mặc dù ông không cho biết chi tiết về cách thức thực hiện sáng kiến này.
Ông Tập nói rằng, thế giới nên tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, đồng thời lưu tâm đến quan ngại an ninh "chính đáng" của tất cả các nước.
Theo ông, "chúng ta nên duy trì nguyên tắc không thể phân chia của an ninh, xây dựng một nền tảng an ninh cân bằng, hiệu quả và bền vững, đồng thời phản đối việc xây dựng an ninh quốc gia dựa trên sự mất an ninh ở các quốc gia khác".
Giới phân tích lưu ý, đây là lần đầu tiên Trung Quốc lập luận rằng "an ninh không thể tách rời" bên ngoài bối cảnh của cuộc xung đột Nga-Ukraine, với hàm ý về những hành động của Mỹ ở châu Á. (Reuters)
Thủ tướng Anh thăm Ấn Độ
Ngày 21/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến Ahmedabad, bang miền Tây Gujarat, bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ kéo dài hai ngày nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ giữa hai nước và trao đổi quan điểm về những thách thức toàn cầu cấp bách.
Nhà lãnh đạo Anh dự kiến sẽ sẽ thúc đẩy tiến bộ trong quá trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do Anh-Ấn cũng như công bố một loạt thỏa thuận thương mại và chào mừng một kỷ nguyên mới trong quan hệ đối tác thương mại, đầu tư và công nghệ của Anh với Ấn Độ. Anh hy vọng sẽ hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do với Ấn Độ vào cuối năm nay.
Theo một người phát ngôn, Thủ tướng Johnson sẽ hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi vào ngày 22/4.
Đại sứ quán Anh tại Ấn Độ cho biết, Thủ tướng Boris Johnson sẽ nhân chuyến thăm Ấn Độ để "thúc đẩy sự hợp tác của Anh với một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các doanh nghiệp Anh, thúc đẩy việc làm và tăng trưởng ở quê nhà".
Thỏa thuận an ninh Trung Quốc-Solomon
* Australia cảnh báo Trung Quốc sẽ mở rộng sự hiện diện ở Thái Bình Dương: Hai ngày sau khi Trung Quốc thông báo nước này đã ký thỏa thuận an ninh với quần đảo Solomon, Australia tiếp tục bày tỏ quan ngại.
Ngày 21/4, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton cảnh báo, Trung Quốc sẽ không lãng phí thời gian trong việc mở rộng sự hiện diện ở Nam Thái Binh Dương mà Bắc Kinh "sẽ làm tất cả những gì có thể sau khi họ đã ký thỏa thuận”.
* Trung Quốc nói về thỏa thuận với Solomon: Ngày 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân một lần nữa nhấn mạnh, hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh đề nghị Mỹ nên tôn trọng các quốc đảo Thái Bình Dương như Solomon là các quốc gia độc lập và có chủ quyền, chứ không phải là các nước phụ thuộc vào Washington.
Ông Uông cho hay, sự hợp tác với Solomon dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội, ứng phó với thiên tai và hỗ trợ nhân đạo cho quần đảo Nam Thái Bình Dương. (THX)