Tin thế giới 22/5: Nga tính cập nhật ranh giới lãnh hải ở Biển Baltic, Thụy Điển 'chơi lớn' với Ukraine, Phó Thủ tướng Campuchia sẽ thăm Trung Quốc

Hoàng Hà
Nga soạn thảo quy định cập nhật ranh giới lãnh hải trên Biển Baltic, bắt đầu tập trận quân sự hạt nhân chiến lược, căng thẳng ngoại giao Tây Ban Nha-Argentina, quan hệ Trung Quốc-Campuchia, tình hình Ukraine và Dải Gaza... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 22/5: Nga tính cập nhật ranh giới lãnh hải ở biển Baltic, Thụy Điển 'chơi lớn' với Ukraine, Phó Thủ tướng Campuchia sẽ thăm Trung Quốc
Nga đang soạn thảo quy định cập nhật ranh giới lãnh hải trên Biển Baltic. (Nguồn: Geostrategy)

Châu Âu

* Nga soạn thảo quy định cập nhật ranh giới lãnh hải trên Biển Baltic: Ngày 21/5, Bộ Quốc phòng Nga đã trình dự thảo quy định của chính phủ, theo đó cập nhật tọa độ biên giới quốc gia ngoài khơi bờ biển và các đảo của Nga trên Biển Baltic. Văn kiện này đã được công bố trên Cổng thông tin Dự thảo Luật Pháp lý Liên bang.

Dự thảo nêu rõ, việc phê duyệt dự thảo danh sách tọa độ địa lý này sẽ thiết lập một hệ thống đường cơ sở thẳng còn thiếu trên phần phía Nam các đảo của Nga ở phía Đông Vịnh Phần Lan, gần Baltiysk và Zelenogradsk, đồng thời cho phép sử dụng vùng biển này thành vùng biển nội địa của Nga.

Ngày 22/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga về việc cập nhật tọa độ biên giới Nga ở Biển Baltic không có động cơ chính trị.

Trong khi đó, một nguồn tin quân sự-ngoại giao Nga cho biết, nước này không có ý định sửa đổi chiều rộng lãnh hải, vùng kinh tế và thềm lục địa ngoài khơi bờ biển Baltic hoặc biên giới quốc gia ở Biển Baltic. (TASS)

Tin liên quan
Nga tuyên bố bắt đầu tập trận hạt nhân chiến thuật, tung hẳn siêu vũ khí Nga tuyên bố bắt đầu tập trận hạt nhân chiến thuật, tung hẳn siêu vũ khí 'bất khả chiến bại', nói thẳng 'đáp trả phương Tây'

* Phần Lan theo dõi kế hoạch của Nga về cập nhật ranh giới lãnh hải trên biển Baltic, theo lời Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb.

Theo ông Stubb, Nga chưa liên lạc với Phần Lan về vấn đề này, song Helsinki luôn hành động bình tĩnh và dựa trên sự thật.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cho biết, nước này sẽ yêu cầu Moscow cung cấp thông tin thông qua các kênh ngoại giao liên quan đến ý định của Bộ Quốc phòng Nga. (TASS, Reuters)

* Thụy Điển viện trợ quân sự 7 tỷ USD cho Ukraine: Ngày 22/5, chính phủ Thụy Điển thông báo, nước này sẽ viện trợ quân sự cho Ukraine với tổng trị giá 75 tỷ Kronor (khoảng 7,01 tỷ USD) trong 3 năm, với trị giá 25 tỷ Kronor (khoảng 2,3 tỷ USD)/năm.

Thông cáo cũng cho hay, viện trợ quân sự trong giai đoạn 2024-2026 có thể dưới hình thức quyên góp thiết bị cũng như đóng góp tài chính và hỗ trợ mua sắm vật liệu quốc phòng.

Thông cáo nhấn mạnh: “Thụy Điển sẽ hỗ trợ cuộc đấu tranh của Ukraine chừng nào còn cần thiết”. (Reuters, AFP)

* Ukraine kêu gọi đồng minh bắn hạ tên lửa Nga: Ngày 21/5, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba kêu gọi phương Tây xem xét bắn hạ tên lửa của Nga tấn công lãnh thổ Ukraine để bảo vệ tốt hơn các thành phố của quốc gia Đông Âu.

Ngoại trưởng Kuleba nói: “Không có lập luận pháp lý, an ninh hay đạo đức nào cản trở các đối tác của chúng tôi bắn hạ tên lửa Nga trên lãnh thổ Ukraine từ lãnh thổ của họ”.

Ông cũng thuyết phục phương Tây nếu không muốn làm điều đó, thì "chỉ cần cung cấp cho chúng tôi tất cả các phương tiện cần thiết để thực hiện việc này”. (Pravda)

* Phần Lan-Mỹ mở rộng hợp tác lực lượng đặc biệt: Ngày 21/5, Bộ Quốc phòng Phần Lan ra thông cáo cho biết, nước này và Mỹ đã ký một tuyên bố về ý định hợp tác giữa lực lượng đặc biệt của hai nước.

Tuyên bố này "sẽ giúp Phần Lan phát triển khả năng phòng thủ và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng với Mỹ". (Spuntik)

* Hơn 3.000 tù nhân xin gia nhập quân đội Ukraine, sau khi quốc hội thông qua luật cho phép một số đối tượng tù nhân tham gia các lực lượng vũ trang. Chỉ những tù nhân còn chưa đầy 3 năm thụ án mới có thể nộp đơn gia nhập quân đội Ukraine. Những tù nhân được huy động đang được xét vào diện tạm tha thay vì ân xá.

Chính quyền Ukraine đã xác định được 20.000 tù nhân đủ điều kiện và trong số đó, 4.500 người đã “bày tỏ quan tâm” đến việc gia nhập quân đội. (AFP)

* Nga bắt đầu tập trận quân sự hạt nhân chiến lược giai đoạn 1, bao gồm huấn luyện thực hành về chuẩn bị và sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược” tại Quân khu miền Nam, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/5.

Cuộc tập trận nhằm "đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Nhà nước Nga" cũng như "đáp trả các tuyên bố khiêu khích và mối đe dọa từ một số quan chức phương Tây". (TASS)

* Tây Ban Nha rút vĩnh viễn đại sứ tại Argentina Maria Jesus sau khi Tổng thống Argentina Milei từ chối xin lỗi vì bình luận chỉ trích Thủ tướng Tây Ban Nha Sanchez và phu nhân, Ngoại trưởng quốc gia châu Âu Jose Manuel Albares cho biết ngày 21/5. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Tây Ban Nha triệu hồi đại sứ tại Argentina, Buenos Aries gọi 'anh em' với Madrid, khẳng định 'không có xung đột ngoại giao'

Châu Á-Thái Bình Dương

* Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia thăm Trung Quốc từ ngày 23-25/5.

Ngày 21/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, Bắc Kinh đánh giá cao quyết định của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Sok Chenda Sophea Sok Chenda Sophea khi chọn quốc gia Đông Bắc Á này cho chuyến công du chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ tiếp, hội đàm với ông Sok Chenda Sophea để trao đổi quan điểm về hợp tác song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm. (Khmer Times, China Daily)

* Tổng thống Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohammed bin Zayed Al Nahyan thăm Hàn Quốc từ ngày 28-29/5, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới quốc gia Đông Bắc Á này của một Tổng thống UAE.

Theo thông báo, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ gặp người đồng cấp Mohammed để thảo luận cách thức tăng cường hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đầu tư, năng lượng và công nghiệp quốc phòng. (Yonhap)

* Các ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản điện đàm: Ngày 22/5, Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Kamikawa Yoko, trong đó hai bên thảo luận về hội nghị thượng đỉnh ba bên sắp tới với Trung Quốc và các vấn đề cùng quan tâm cũng như vấn đề song phương còn tồn tại.

Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh giữa 3 nhà lãnh đạo của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 này.

Đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa 3 nước này trong hơn 4 năm qua, với nhiều vấn đề sẽ được đưa ra bàn thảo như chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc... (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Campuchia: Mở rộng mạng lưới đối tác quốc tế, đa dạng hóa hoạt động ngoại giao

Trung Đông-châu Phi

* Hàng viện trợ đến Gaza được chuyển qua các tuyến đường mới sau khi một số xe tải bị chặn và các hàng này đang được chuyển từ những khu tập kết đến các nhà kho ở Gaza, theo thông báo của Lầu Năm Góc ngày 21/5. (Reuters)

* Ai Cập phản đối việc di dời người Palestine khỏi Dải Gaza, theo lời Ngoại trưởng quốc gia Bắc Phi Sameh Shoukry trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Hà Lan bà Hanke Bruins Slot ngày 21/5.

Ông Shoukry nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực phối hợp quốc tế, nhằm ngăn chặn xung đột ở Dải Gaza và khởi động một tiến trình chính trị để thành lập một nhà nước Palestine độc lập theo các nghị quyết quốc tế.

Cho rằng việc Israel kiểm soát ở cửa khẩu Rafah bên phía Palestine đã ngăn cản viện trợ nhân đạo tiếp cận dải đất này, Ngoại trưởng Ai Cập yêu cầu Israel phải chấm dứt các hoạt động quân sự ở khu vực gần cửa khẩu Rafah và đảm bảo an toàn cho các nhà hoạt động nhân đạo tiếp nhận và phân phối viện trợ. (Ahram Online)

* Thêm các nước công nhận Nhà nước Palestine, Israel triệu hồi đại sứ: Ngày 22/5, cả Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha đều tuyên bố, các nước này sẽ công nhận Palestine là một nhà nước kể từ ngày 28/5 tới.

Trước động thái này, cùng ngày, Israel đã triệu hồi các đại sứ từ Ireland và Na Uy để “tham vấn khẩn cấp” về vấn đề trên, khẳng định rằng, quốc gia Trung Đông sẽ có động thái phản ứng trước "quyết định vội vàng" của các nước trên.

Cho tới nay, đã có 8 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) gồm Slovakia, Bulgaria, Cyprus, CH Czech, Hungary, Ba Lan, Romania và Thụy Điển đã công nhận Nhà nước Palestine.

Trong khi đó, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ca ngợi quyết định của 3 nước châu Âu trên là "chiến thắng vì sự thật và công lý". Phong trào Hamas gọi đây là "bước đi quan trọng" và kêu gọi các nước khác làm theo. (AFP)

* Thủ tướng CH Chad Succes Masra từ chức: Ngày 22/5, Thủ tướng Cộng hòa Chad, cũng là lãnh đạo phe đối lập Succes Masra tuyên bố đã đệ đơn từ chức sau khi Tổng thống lâm thời Mahamat Idriss Deby được xác nhận là người đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 6/5.

Cơ quan bầu cử Cộng hòa Chad thông báo, ông Deby đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc bầu cử này, với 61% số phiếu bầu và Hội đồng Hiến pháp sau đó đã xác nhận ông là người thắng cử. (Ahram Online)

TIN LIÊN QUAN
Ireland và Na Uy công nhận Nhà nước Palestine, Israel triệu hồi đại sứ 'khẩn cấp', tuyên bố không để yên

Châu Mỹ

* Mỹ tố Nga phóng vũ khí không gian vào quỹ đạo vệ tinh do thám của Washington hồi tuần trước mà theo giới chức tình báo của cường quốc số một này, là vũ khí có khả năng thanh sát cũng như tấn công các vệ tinh khác.

Tên lửa Soyuz của Nga được phóng từ bãi phóng Plesetsk, cách Moscow khoảng 800 km về phía Bắc hôm 16/5, triển khai trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp ít nhất 9 vệ tinh, gồm Cosmos 2576, một loại tàu vũ trụ “thanh sát” quân sự.

Ngày 22/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã bác bỏ sự quả quyết của Mỹ cho rằng, Nga đã đưa vũ khí chống vệ tinh lên vũ trụ, lưu ý rằng, Moscow phản đối việc triển khai vũ khí trên quỹ đạo.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh, Nga vẫn tuân thủ các hạn chế về số lượng vũ khí hạt nhân theo quy định trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) giữa Moscow và Washington. (Reuters, Interfax)

* Cuba tái khẳng định lập trường chống khủng bố dưới mọi hình thức: Ngày 21/5, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez tái khẳng định lập trường của nước này bác bỏ tuyệt đối và dứt khoát mọi hành động, phương pháp và hoạt động khủng bố, dưới mọi hình thức và biểu hiện.

Theo đại diện cao nhất của ngành ngoại giao Cuba, lập trường nêu trên được duy trì bất kể động cơ, thủ phạm, nạn nhân và nơi các hành vi khủng bố diễn ra, nhấn mạnh: “Chính sách của Cuba rất rõ ràng: nói Không với khủng bố”. (Prensa Latina)

* Colombia bổ nhiệm Đại sứ tại Mỹ làm Ngoại trưởng: Ngày 21/5, Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã bổ nhiệm Đại sứ tại Mỹ Luis Gilberto Murillo làm Ngoại trưởng thay cho ông Álvaro Leyva, người đã bị bãi nhiệm từ tháng 1 để điều tra vì những vi phạm liên quan đấu thầu phát hành hộ chiếu.

Tổng thống Petro cũng cử nhà sử học Daniel García Peña, người từng giữ chức Ủy viên hòa bình dưới thời Tổng thống Ernesto Samper, làm Đại sứ tại Mỹ. (Prensa Latina)

Tin thế giới 21/5: Tổng thống Ukraine 'thất vọng' với phương Tây; lãnh đạo Nga, Trung Quốc sắp 'tái ngộ'; Israel-Hamas bất ngờ chung tiếng nói

Tin thế giới 21/5: Tổng thống Ukraine 'thất vọng' với phương Tây; lãnh đạo Nga, Trung Quốc sắp 'tái ngộ'; Israel-Hamas bất ngờ chung tiếng nói

Tròn một nhiệm kỳ đầy chông gai của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, tình hình Dải Gaza, ông Vladimir Putin sắp gặp lại Chủ tịch ...

Tình hình Ukraine: Hàng nghìn tù nhân xin sung quân, một nước EU nói Mỹ và châu Âu 'thất bại hoàn toàn' về chiến lược

Tình hình Ukraine: Hàng nghìn tù nhân xin sung quân, một nước EU nói Mỹ và châu Âu 'thất bại hoàn toàn' về chiến lược

Ngày 21/5, Ukraine cho biết, hàng nghìn tù nhân nước này đã nộp đơn xin gia nhập quân đội, sau khi quốc hội thông qua ...

Cuba tổ chức quốc tang tưởng niệm Tổng thống Iran, Trung Quốc khẳng định sát cánh cùng 'người bạn' Trung Đông

Cuba tổ chức quốc tang tưởng niệm Tổng thống Iran, Trung Quốc khẳng định sát cánh cùng 'người bạn' Trung Đông

Ngày 21/5, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người vừa tử nạn trong vụ rơi ...

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Việt Nam nỗ lực cùng xây dựng một châu Á ngày càng tốt đẹp hơn

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Việt Nam nỗ lực cùng xây dựng một châu Á ngày càng tốt đẹp hơn

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu chia sẻ những thông điệp mạnh mẽ mà Việt Nam muốn truyền tải tại Hội ...

Nga tuyên bố bắt đầu tập trận hạt nhân chiến thuật, tung hẳn siêu vũ khí 'bất khả chiến bại', nói thẳng 'đáp trả phương Tây'

Nga tuyên bố bắt đầu tập trận hạt nhân chiến thuật, tung hẳn siêu vũ khí 'bất khả chiến bại', nói thẳng 'đáp trả phương Tây'

Ngày 21/5, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cho biết, các lực lượng nước này đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự sử ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Tổng thống Putin bận rộn làm gì trong hai ngày ở Việt Nam?

Tổng thống Putin bận rộn làm gì trong hai ngày ở Việt Nam?

Cùng điểm lại lịch trình hoạt động dày đặc của Tổng thống Putin trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Brazil tiếp tục phát triển

Đại sứ Bùi Văn Nghị có buổi làm việc với Phó Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển, công nghiệp, thương mại và dịch vụ Brazil.
Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: Triển vọng sáng từ thị trường việc làm Mỹ hỗ trợ giá dầu; trong nước giá xăng đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 21/6, giá dầu tăng chưa đến 1 USD, được hỗ trợ bởi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm và dữ liệu cho thấy thị ...
Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam đề nghị các bên liên quan kiềm chế tối đa, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế

Việt Nam theo dõi chặt chẽ và quan ngại sâu sắc trước những thông tin về vụ việc diễn ra tại khu vực Bãi Cỏ Mây giữa Philippines và Trung ...
Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Báo chí đối ngoại: Lực lượng chủ công tạo nên ‘điểm sáng’ Việt Nam

Trong bối cảnh, tình hình mới, báo chí đối ngoại cần phải chuyển mình với quyết tâm đổi mới để lan tỏa hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới...
Khám phá khu vườn thơ mới của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến

Khám phá khu vườn thơ mới của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến

Những bài thơ được chọn để đưa vào tập sách này chỉ là một phần trong vườn thơ sum suê của Nguyễn Vĩnh Tiến, vì thế rất khó để nói ...
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

Đến hẹn lại tới, hàng trăm đại biểu từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Australia và New Zealand 'giải mã' Thủ tướng Lý Cường

Chuyến công du New Zealand và Australia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tập trung vào thương mại trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Phiên bản di động