Tin thế giới 22/6: Tổng thống Nga cáo buộc sốc; Mỹ tắt phụt hy vọng vì bóng hồng quyền lực Triều Tiên; không ai chia rẽ được Nga-Trung

Hoàng Hà
Quan hệ Nga-Mỹ, Nga-Trung Quốc, Mỹ-Triều Tiên, xung đột Đông Ukraine, căng thẳng giữa Belarus với phương Tây... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 22/6: Tổng thống Nga cáo buộc sốc; Mỹ tắt phụt hy vọng vì bóng hồng quyền lực Triều Tiên; không ai chia rẽ được Nga-Trung
Đại sứ Nga tại Mỹ khẳng định, sẽ chẳng ai trên thế giới có thể chia rẽ Nga-Trung Quốc vì hai bên 'có quan hệ đối tác chiến lược và hữu nghị'. (Nguồn: China Daily)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga: Bạn bè là không phản bội

Ngày 22/6, phát biểu trên kênh YouTube Solovyov Live, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đáp trả một số phân tích cho rằng, Nga mâu thuẫn với tất cả mọi người và chẳng còn bạn bè nào.

Theo quan chức ngoại giao Nga, số lượng bạn bè không phải là thước đo tình bạn và bất cứ khi nào đề cập đến phạm trù này, "dù là cá nhân hay trên phạm vi toàn cầu", họ đều là những người "không phản bội".

Phát biểu vào đúng ngày kỷ niệm 80 năm cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, bà Zakharova cho rằng, "bất cứ khi nào ai đó nói rằng bạn bè của Nga rất ít, cần phải nhớ lại lịch sử", và sau đó, nhiều điều sẽ rõ ràng: "ai là bạn bè thực sự, ai là đồng minh thực sự và ai là đối tác".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, để biết được điều này cần nhìn nhận từ góc độ lợi ích quốc gia. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Những dấu ấn lịch sử của các cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ (kỳ 1)

Nga-Mỹ:

Ngày 21/6, Washington phát đi thông tin Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan sẽ trở lại Moscow trong tuần này, đồng thời hoan nghênh Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov trở lại.

Cùng ngày, Nhà Trắng bày tỏ mong muốn có các cuộc tiếp xúc tiếp theo với Nga về các vấn đề ổn định chiến lược trong những tuần tới sau khi lãnh đạo hai nước nhất trí khởi động đối thoại trong cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra tại Geneva (Thụy Sỹ).

Nga cáo buộc Mỹ đứng sau chính biến năm 2014 tại Ukraine

Trong bài viết cho tuần báo Đức Die Zeit được đăng tải trên trang web của Điện Kremlin vào ngày 22/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc Mỹ đã tổ chức cuộc lật đổ chính phủ năm 2014 tại Ukraine.

Ông Putin cho rằng, nhiều nước đã phải đối diện với tối hậu thư: xích lại với phương Tây hay với Nga.

Tổng thống Putin viết: “Bi kịch năm 2014 tại Ukraine là một ví dụ về những hậu quả mà chính sách gây hấn mang lại. Châu Âu đã tích cực ủng hộ cuộc đảo chính vi hiến ở Ukraine. Đó là lúc mọi thứ bắt đầu".

Nhà lãnh đạo Nga nhận định, nguyên nhân của hành động trên là do Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych đã chấp nhận tất cả những yêu cầu của phe đối lập.

"Tại sao Mỹ lại tổ chức một cuộc đảo chính và các nước châu Âu đã ủng hộ điều đó một cách hèn nhát, gây ra sự chia rẽ trong đất nước Ukraine và khiến Crimea phải rời bỏ?”, ông Putin đặt câu hỏi. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Nếu xung đột Nga-Ukraine xảy ra, Mỹ có thật sự lao vào 'dầu sôi lửa bỏng'?

Ukraine: Xung đột ở miền Đông gây nhiều thương vong

Hãng tin DAN của Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng cho biết, tối 21/6, quân đội Ukraine đã tiến hành các cuộc pháo kích vào khu vực miền Đông.

Ba tay súng của DPR đã thiệt mạng và một người khác bị thương sau vụ tấn công bằng súng cối tại khu vực làng Lozovoe, gần thủ phủ Donetsk của lực lượng ly khai.

Sau đó vài giờ, khu vực này tiếp tục xảy ra một vụ tấn công bằng súng phóng lựu, khiến một tay súng thiệt mạng và 4 người khác bị thương.

Ông Denys Pushilin, lãnh đạo chính quyền DPR tự xưng, tuyên bố phe ly khai sẽ tiến hành “trả đũa” sau vụ việc này. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
'Vũ khí' bí mật của Nga trong chiến lược đối phó Ukraine

Nga-Trung Quốc: Không ai có thể chia rẽ Moscow-Bắc Kinh

Ngày 21/6, tại Washington, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đã có cuộc gặp thân mật với người đồng cấp Trung Quốc Thôi Thiên Khải, trong bối cảnh ông Thôi vừa thông báo sẽ rời vị trí Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ.

Trong cuộc gặp, ông Antonov đã thông báo cho ông Thôi Thiên Khải kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ hồi tuần trước ở Geneva (Thụy Sỹ).

Hai đại sứ đã khẳng định ủng hộ việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga-Trung Quốc cũng như quan hệ hữu nghị giữa Đại sứ quán hai nước ở Mỹ.

Phát biểu với phóng viên sau đó, Đại sứ Nga cho hay, chính ông đã nghĩ ra sáng kiến tổ chức cuộc gặp giữa hai nhà ngoại giao, chỉ chưa đầy một ngày sau khi ông đặt chân xuống Mỹ.

Ông Anatoly nói rằng: "Tôi muốn biết ông ấy đánh giá thế nào về triển vọng quan hệ Mỹ-Trung, đồng thời một lần nữa nhấn mạnh rằng, sẽ không ai có thể chia rẽ qua hệ giữa chúng tôi vì Nga-Trung Quốc có quan hệ đối tác chiến lược và hữu nghị". (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nga-Trung Quốc: Bạn thân… ai nấy lo?

Mỹ-Triều Tiên:

"Bóng hồng" quyền lực Triều Tiên tái xuất, dập tắt hy vọng đàm phán của Mỹ

Ngày 22/6, Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đăng tải bình luận của bà Kim Yo Jong, em gái quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cho biết, Mỹ dường như đang diễn giải sai các tín hiệu từ Bình Nhưỡng "theo cách tự an ủi bản thân".

Bà Kim Yo Jong đã bác bỏ nhận định của Mỹ về triển vọng sớm nối lại các cuộc đàm phán với Triều Tiên, cho rằng, "kỳ vọng này, điều mà họ lựa chọn tin tưởng một cách sai lầm, có thể đưa họ đến nỗi thất vọng lớn hơn".

Trước đó Mỹ tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên vào bất cứ thời điểm nào tại bất kỳ địa điểm nào mà không cần điều kiện tiên quyết.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên thêm một năm. (Yonhap, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên phóng tên lửa và phản ứng của Mỹ: Bên cách cũ, phía tính mới

Mỹ có "chủ trương phù hợp" trong vấn đề Triều Tiên

Ngày 22/6, trong cuộc họp kín với Đặc phái viên của Mỹ về các vấn đề Triều Tiên Sung Kim tại phủ Tổng thống ở Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đánh giá việc Washington chủ trương từng bước phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại và ngoại giao là cách tiếp cận phù hợp.

Tổng thống Hàn Quốc cũng đề nghị phía Mỹ, với sự phối hợp chặt chẽ từ phía Hàn Quốc, nối lại đối thoại với Triều Tiên và tiếp tục nỗ lực để đạt được tiến bộ trong đàm phán.

Đặc biệt, nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhấn mạnh, hai nước đồng minh cần hợp tác để duy trì gắn kết các mục tiêu cải thiện quan hệ liên Triều với định hướng trong đối thoại Washington-Bình Nhưỡng.

Bên cạnh đó, ông Moon Jae-in cũng tái cam kết trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ sẽ nỗ lực đóng góp tích cực để giúp đưa quan hệ liên Triều và quan hệ Washington-Bình Nhưỡng "đi đúng hướng".

Đặc phái viên của Mỹ Sung Kim khẳng định sẽ cố gắng hết sức để nối lại các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên.

Ông Sung Kim cũng cho biết, Mỹ ủng hộ đối thoại và hợp tác giữa Hàn Quốc và Triều Tiên “có ý nghĩa”. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Moon Jae-in công du châu Âu: Hàn Quốc trở lại với ‘ngoại giao cá nhân’

Belarus: Phương Tây trừng phạt dồn dập, Belarus cảnh báo trả đũa

Ngày 21/6, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt thông báo áp đặt trừng phạt nhiều cá nhân, thực thể của Belarus.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố: "Hôm nay EU sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ khác ủng hộ người dân Belarus bằng cách áp đặt các biện pháp hạn chế hơn nữa. Thông điệp của chúng tôi với chính quyền không thể bị hiểu sai: Phóng thích tất cả tù nhân chính trị. Ngừng đàn áp thêm nữa. Bắt đầu một đối thoại quốc gia toàn diện".

Phản ứng trước loạt "tấn công" dồn dập này, ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Belarus ra tuyên bố cho hay, Minsk coi các đây là một lời tuyên chiến về kinh tế.

Minsk cho rằng, các lệnh trừng phạt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của người dân Belarus, đồng thời cảnh báo điều này sẽ khiến quốc gia Đông Âu phải thực hiện các biện pháp trả đũa có thể ảnh hưởng tới các công dân và doanh nghiệp của các nước phương Tây.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Belarus, các nước châu Âu tiếp tục hành động chủ ý mang tính phá hoại nhằm vào Minsk với mục đích vắt kiệt tài chính của nước này. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Belarus-EU khủng hoảng: Đúng ý Tổng thống Putin?

Mỹ-Iran: Iran cáo buộc Mỹ can thiệp công việc nội bộ

Ngày 22/6, truyền thông nhà nước Iran đưa tin, Tehran đã cáo buộc Mỹ can thiệp nội bộ vì nhận định rằng, cuộc bầu cử tổng thống Iran hôm 18/6 "tương đối sắp đặt", không tự do và không công bằng.

Truyền thông nhà nước Iran dẫn lời người phát ngôn chính phủ nước này Ali Rabiei nhấn mạnh: "Chúng tôi coi tuyên bố này là sự can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi, trái với luật pháp quốc tế và bác bỏ nó".

Theo người phát ngôn này, chính phủ Mỹ "không có quyền bày tỏ quan điểm của mình về tiến trình bầu cử ở Iran hay bất kỳ quốc gia nào khác".

Trước đó, Nhà Trắng cũng cho biết, Mỹ chưa có ý định hướng tới một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống đắc cử của Iran Ebrahim Raisi. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Đàm phán hạt nhân Iran: Vừa mừng vừa lo

Afghanistan: Lầu Năm Góc thừa nhận khả năng trì hoãn rút quân

Ngày 21/6, người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, quân đội Mỹ có thể chậm rút quân tại Afghanistan do tình hình tại quốc gia Nam Á này thay đổi vì Taliban tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công và đột kích ở những địa điểm trung tâm huyện, cũng như bạo lực vẫn tăng cao.

Theo ông Kiby, Mỹ liên tục xem xét tình hình thực tế để quyết định về tiến độ rút quân ở Afghanistan.

Quan chức Lầu Năm Góc khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ cung cấp sự hỗ trợ cho các lực lượng Afghanistan, miễn là chúng tôi có khả năng. Tuy nhiên, việc rút quân đã gần tới giai đoạn kết thúc, những khả năng này sẽ giảm dần và không còn nữa". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Afghanistan: Ngổn ngang mối lo an ninh

Tình hình Armenia: Cần quay trở lại chế độ Tổng thống

Ngày 21/6, Tổng thống Armenia Armen Sarkissian cho rằng, nước này phải sửa đổi Hiến pháp, quay trở lại chế độ tổng thống.

Theo ông Sarkissian, với Hiến pháp hiện nay, Armenia không phải là cộng hòa tổng thống cũng chẳng phải cộng hòa nghị viện khi thủ tướng cầm quyền và "hóa ra người dân có rất nhiều quyền lực, nhưng không có trách nhiệm gì”.

Nhà lãnh đạo Armenia nhận định, Armenia cần "trở lại chế độ tổng thống và bắt đầu thực hiện các cải cách hướng tới tương lai, đưa các công nghệ mới dựa trên trí tuệ nhân tạo vào đất nước và mở cửa cho cộng đồng người Armenia khổng lồ để giúp cho đất nước dễ đoán định và hướng tới tương lai".

Trước đó trong ngày, Ủy ban Bầu cử trung ương Armenia thông báo Đảng Khế ước dân sự của quyền Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã giành chiến thắng với 53,92% số phiếu bầu, tiếp theo là Liên minh Armenia của cựu Tổng thống Robert Kocharyan với 21,04% phiếu bầu.

Ngày 22/6, ông Kocharyan tuyên bố, Armenia có thể sẽ phải đối mặt với cuộc bầu cử Quốc hội sớm nếu Chính quyền vẫn theo đuổi chính sách và mục tiêu như hiện nay. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Putin: Nga sẵn sàng hợp tác trung thực với châu Âu
Cập nhật Covid-19 ngày 22/6: Nhiều nước châu Âu bỏ quy định đeo khẩu trang; ca mắc mới ở Cuba cao kỷ lục; bộ đôi tuyển Anh bị cách ly
TIN VUI: Vaccine ngừa Covid-19 của Cuba đạt hiệu quả 92,28%
Tin thế giới 21/6: Nga-Mỹ va chạm sau Thượng đỉnh; Trung Quốc tố Mỹ tống tiền; Tổng thống đắc cử Iran cự tuyệt ý tưởng gặp ông Biden
Thổ Nhĩ Kỳ và mối quan hệ 'không thể chối từ' với Nga

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/7/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 7 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/7/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 7 năm 2024

Lịch âm 28/7. Lịch âm hôm nay 28/7/2024? Âm lịch hôm nay 28/7. Lịch vạn niên 28/7/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7 - xổ số hôm nay 28/7. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024. KQSXMT. SXMT 28/7. XSMT ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/7/2024: Xử Nữ đừng kiểm soát đối phương

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/7/2024: Xử Nữ đừng kiểm soát đối phương

Tử vi hôm nay 28/7/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/7/2024: Tuổi Dậu đầu tư may mắn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/7/2024: Tuổi Dậu đầu tư may mắn

Xem tử vi 28/7 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/7/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc Chủ Nhật ngày 28/7/2024. SXMB 28/7. xổ số hôm nay 28/7. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ Nhật
XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam Chủ nhật ngày 28/7/2024. KQSXMN. SXMN 28/7. xổ số hôm nay 28/7. Kết quả xổ số ngày 28 tháng ...
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Cục diện phân tuyến đang manh nha trên bán đảo Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên đang manh nha hai tập hợp lực lượng sau Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Nga - Triều. Nhưng nó có được duy trì lâu dài hay không...?
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động