Tin thế giới 22/7: Nga điểm tên thêm loạt quốc gia ‘không thân thiện’; Ukraine tìm cách để được giảm nợ; Ấn Độ có nữ tổng thống mới

Quang Đào
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, EU lại trừng phạt Nga, Ấn Độ, Sri Lanka có lãnh đạo mới, Hàn Quốc phản ứng mạnh mẽ với Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 22/7: Nga điểm tên thêm loạt quốc gia ‘không thân thiện’; Ukraine tìm cách để được giảm nợ; Ấn Độ có nữ tổng thống mới
Nga mở rộng danh sách các quốc gia 'không thân thiện'. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine:

* Nga thêm 5 quốc gia vào danh sách “không thân thiện”: Ngày 22/7, Chính phủ Nga thông báo đã quyết định bổ sung Hy Lạp, Đan Mạch, Slovenia, Croatia và Slovakia vào danh sách các quốc gia “không thân thiện”.

Thông báo của Chính phủ Nga nêu rõ: “Chính phủ đã cập nhật danh sách các quốc gia có những hành động không thân thiện đối với các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của Nga ở nước ngoài.”

Thông báo khẳng định danh sách các quốc gia không thân thiện nêu trên chưa phải là cuối cùng và có thể tiếp tục được mở rộng. (Sputnik)

* Ukraine khẳng định có thể gây thiệt hại lớn cho quân Nga: Ngày 21/7, phát biểu sau cuộc họp với các chỉ huy cấp cao, Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định quân đội Ukraine có tiềm năng giành được các ưu thế trên chiến trường cũng như gây thiệt hại lớn đối với quân Nga.

Tổng thống Zelensky cho biết, cuộc họp giữa ông với các chỉ huy quân đội Ukraine đã thảo luận về nguồn cung vũ khí và sự cần thiết phải tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào quân Nga.

Ukraine đang hy vọng vũ khí từ phương Tây, nhất là các hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Mỹ, sẽ giúp Kiev tiến hành phản công và giành lại những lãnh thổ đang do Nga kiểm soát. (Reuters)

* Ukraine đẩy mạnh đàm phán để giảm nợ: Quan chức phụ trách vấn đề quản lý nợ công của Chính phủ Ukraine Yuriy Butsa ngày 21/7 cho biết nước này sẽ đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế lớn về cách thức giảm nợ trong tương lai.

Trước đó, Kiev đã đề nghị các chủ nợ quốc tế "đóng băng" khoản nợ của nước này trong 2 năm để Ukraine có thể tập trung nguồn lực đang cạn kiệt. Hiện đề nghị này được các nước lớn của phương Tây và các tổ chức tài chính lớn đã cho Ukraine vay tiền ủng hộ.

Ukraine ước tính cuộc xung đột giữa nước này với Nga cùng với nguồn thu từ thuế thấp hơn đang khiến ngân sách quốc gia Đông Âu thiếu hụt khoảng 5 tỷ USD/tháng, tương đương với 2,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine thời điểm trước khi xảy ra xung đột. (Ukrinform)

Châu Âu:

* EU lại trừng phạt Nga: Ngày 21/7, Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu (EU) công bố danh sách các biện pháp trừng phạt mới đối với 48 cá nhân và tổ chức Nga gồm: Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrey Belousov, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin, nghị sĩ Adam Delimkhanov, đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Bắc Kavkaz Yuri Chaika cùng những người khác.

Các tổ chức bị ảnh hưởng bao gồm Rossotrudnichestvo, Sberbank, Young Army, Quỹ Ngoại giao công cộng Alexander Gorchakov.

Các lệnh trừng phạt này nằm trong gói công cụ thứ 7 của EU nhằm vào Nga, được các nước thành viên nhất trí trong ngày 20/7.

Bên cạnh đó, EU cũng bổ sung 10 công dân Syria vào danh sách những cá nhân bị phong tỏa tài sản và cấm đi lại do liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. (Reuters)

* Tình báo Anh nói Nga sắp kiệt sức ở Ukraine: Phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen (Colorado, Mỹ), người đứng đầu cơ quan tình báo đối ngoại Anh (MI6) Richard Moore cho rằng Nga đang chật vật duy trì chiến dịch quân sự ở Ukraine và do vậy, Ukraine sẽ có cơ hội phản công.

“Đánh giá của chúng tôi là Nga đang ngày càng khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực và vật lực trong vài tuần tới. Họ sẽ phải tạm dừng và điều này mang lại cho Ukraine cơ hội phản công”, ông Moore nói. (BBC)

* Belarus bổ nhiệm Đại sứ mới tại Nga: Phủ Tổng thống Belarus cho hay trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 22/7, Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố hai nhà lãnh đạo đã nhất trí bổ nhiệm ông Dmitry Krutoi làm tân Đại sứ của Belarus tại Moscow.

Ông Krutoi giữ chức Phó Chánh văn phòng Tổng thống Belarus và từng tham gia các dự án hội nhập với Nga. Ông sẽ thay thế vị trí của nhà ngoại giao kỳ cựu Vladimir Semashko - Đại sứ Belarus tại Nga từ năm 2018. (Reuters)

* Belarus nêu quan điểm về việc công nhận các vùng ly khai ở Donbass: Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết nước này sẽ chính thức công nhận nền độc lập của hai tỉnh ly khai Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbass ở miền đông Ukraine nếu điều đó là cần thiết.

Tổng thống Belarus cũng khẳng định, hiện nước này chưa chính thức công nhận Donetsk và Luhansk độc lập hay bán đảo Crimea là một phần của Nga vì đây là điều không cần thiết. Tuy nhiên, Belarus sẵn sàng hỗ trợ các lãnh thổ này.

Về cuộc xung đột tại Ukraine, ông Lukashenko nói rằng Moscow, Kiev và các đồng minh phương Tây đều cần phải đồng ý chấm dứt xung đột ở Ukraine để tránh “vực thẳm của chiến tranh hạt nhân”.

* Báo Đức nêu 3 quan điểm sai lầm của phương Tây về Nga: Trên tạp chí Die Welt, tác giả Jacques Schuster đã liệt kê 3 quan niệm sai lầm lớn nhất của phương Tây liên quan cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

“Các chính trị gia phương Tây phải đối mặt với sự thật: không thể cô lập Nga, các biện pháp trừng phạt kinh tế không mang lại hiệu quả mong muốn, Kiev không thể đấu nổi quân đội Nga vốn có ưu thế gấp 10 lần”, bài viết cho biết.

Tác giả bài báo cũng kêu gọi Mỹ cần tham gia vào tiến trình hòa đàm giữa Nga và Ukraine.

* Vùng ly khai Transnistria vẫn muốn sáp nhập vào Nga: Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Cộng hòa Transnistria tự xưng Vitaly Ignatiev cho hay mục tiêu của vùng lãnh thổ ly khai thuộc Moldova vẫn là trở thành một phần của Nga.

Ông Ignatiev khẳng định “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Moscow ở Ukraine không ảnh hưởng tới mục tiêu của Transnistria là chính thức gia nhập Nga.

Ông nói thêm: “Xuyên suốt lộ trình phát triển của Transnistria, mục tiêu của nước Cộng hòa vẫn không thay đổi - phản ánh đúng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức hôm 17/9/2006. Trong sự kiện này, quan điểm đã được nêu rõ: nền độc lập gắn liền với quyết định tự do sáp nhập vào LB Nga”. (RIA)

Châu Á:

* Lãnh đạo Trung Quốc chúc ông Biden mau khỏe: Trong một tin nhắn gửi tới Tổng thống Biden hôm 22/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông muốn gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất tới vị Tổng thống.

Theo Tân Hoa Xã, ông Tập bày tỏ: “Tôi cầu chúc cho ngài nhanh chóng hồi phục”.

* Nhật Bản công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2022: Ngày 22/7, Nhật Bản đã công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2022, trong đó có chương mới đề cập riêng đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, đồng thời nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng.

Sách trắng Quốc phòng năm 2022 bao gồm 4 phần, trong đó phần 1 đề cập tới môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, phần 2 nói về chính sách an ninh và quốc phòng của nước này, phần 3 mô tả về 3 trụ cột quốc phòng và phần cuối đề cập tới các thành phần cốt lõi hình thành nên năng lực quốc phòng của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Sách trắng còn có 4 chuyên đề đặc biệt, tập trung vào các chủ đề “các vấn đề an ninh hiện nay”, “khả năng răn đe thúc đẩy hòa bình”, “các nỗ lực trong các chiến trường và lĩnh vực mới”, và “kiến tạo môi trường an ninh mong muốn”. (Kyodo)

* Hàn Quốc làm căng với Nhật Bản về quần đảo tranh chấp: Chính phủ Hàn Quốc ngày 22/7 đã mạnh mẽ lên án Nhật Bản vì tái khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Dokdo ngoài khơi bờ biển phía Đông Hàn Quốc (nơi mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Takeshima) trong Sách trắng quốc phòng 2022 của Tokyo.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Choi Young-sam nêu rõ: "(Chính phủ) phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản lặp lại tuyên bố chủ quyền đối với Dokdo, vốn rõ ràng là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Hàn Quốc về mặt lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi Nhật Bản ngay lập tức rút lại tuyên bố".

Ông Choi nói thêm rằng một động thái như vậy không giúp ích được gì cho những nỗ lực xây dựng quan hệ song phương "hướng tới tương lai" của hai nước.

Tại Seoul, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu tập ông Makoto Hayashi, người phụ trách các vấn đề chính trị tại Đại sứ quán Nhật Bản, để gửi thông điệp phản đối chính thức tới Tokyo. (Yonhap)

* “Kế hoạch táo bạo” cải thiện quan hệ liên Triều: Ngày 22/7, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã vạch ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch "táo bạo" nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên và cải thiện quan hệ liên Triều.

Theo đó, nước này sẽ tập trung nỗ lực vào việc thuyết phục Triều Tiên không tiếp tục chương trình hạt nhân thông qua những bước đi nhằm xây dựng sự tin cậy giữa hai nước, qua đó để chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un "cảm thấy không còn cần thiết" theo đuổi chương trình này nữa.

Trao đổi với báo giới, một quan chức giấu tên nói: "Kế hoạch táo bạo sẽ không chỉ bao gồm hỗ trợ kinh tế mà còn giải quyết vấn đề an ninh mà Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại".

Quan chức này cho biết Hàn Quốc sẵn sàng tìm kiếm sự đảm bảo an ninh và viện trợ kinh tế cho Triều Tiên "trong chừng mực mà Bình Nhưỡng không còn cảm thấy cần phải phát triển hạt nhân". (Yonhap)

* Ấn Độ có tân Tổng thống: Ngày 22/7, Quốc hội Ấn Độ và các quan chức chính quyền địa phương đã bỏ phiếu ủng hộ bà Droupadi Murmu, 64 tuổi, trở thành tổng thống tiếp theo của Ấn Độ.

Là thành viên của dân tộc thiểu số Santal, một trong những nhóm bộ lạc lớn nhất của Ấn Độ, bà Murmu bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên trường học ở bang Odisha, miền Đông nước này trước khi chuyển sang trở thành nhà lập pháp bang và thống đốc bang Jharkhand.

Bà sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 25/7, thay thế ông Ram Nath Kovind đương nhiệm. (Reuters)

* Sri Lanka có thủ tướng mới: Văn phòng thủ tướng Sri Lanka cho biết ông Dinesh Gunawardena tuyên thệ nhậm chức thủ tướng hôm 22/7, một ngày sau lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống của ông Ranil Wickremesinghe.

Tân thủ tướng Sri Lanka là cựu bộ trưởng và là một nhà lập pháp của đảng Podujana Peramuna. Theo dự kiến, những người còn lại trong nội các mới sẽ tuyên thệ nhậm chức vào cuối ngày 22/7. (Reuters)

Châu Mỹ:

Tướng Mỹ không lo bị Nga và Trung Quốc “tấn công bất ngờ”: Phát biểu tại Diễn đàn An ninh thường niên Aspen, Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Bắc của Mỹ, Tướng Glen VanHerck ngày 21/7 cho biết ông nhận định khả năng xảy ra đòn tấn công bất ngờ và trực tiếp từ Nga và Trung Quốc vào Mỹ là không khả thi.

Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng Moscow và Bắc Kinh trong giai đoạn khủng hoảng sẽ cố gắng phá hoại hoạt động của những cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.

Tướng VanHerck cũng coi Trung Quốc là "mối đe dọa hiện hữu" trong tương lai dài hạn. (Sputnik)

Châu Phi:

* Nga tiếp tục cung cấp năng lượng cho châu Phi: Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 22/7 tuyên bố Moscow sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cung cấp lương thực, phân bón và năng lượng cho các nước châu Phi bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ông Lavrov nhấn mạnh rằng Moscow nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cung cấp các sản phẩm phục vụ dân sinh cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có lương thực.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nêu rõ: "Việc phát triển quan hệ đối tác toàn diện với các nước châu Phi vẫn luôn là một trong những ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga. Chúng tôi luôn sẵn sàng tăng cường hơn nữa mối quan hệ này, theo đường hướng đề ra trong các quyết định chiến lược được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi diễn ra lần đầu tiên vào cuối tháng 10/2019 ở Sochi". (Sputnik)

Dân số thế giới: Bài toán khó phía trước

Dân số thế giới: Bài toán khó phía trước

Vẫn còn nhiều thách thức về vấn đề dân số, cản trở những tiến bộ của các quốc gia trên thế giới...

Tin thế giới 21/7: Nga dọa mở rộng mục tiêu ở Ukraine; Cơn 'khát tiền' của Kiev; Chính phủ Italy sụp đổ; Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn hành động ở Syria

Tin thế giới 21/7: Nga dọa mở rộng mục tiêu ở Ukraine; Cơn 'khát tiền' của Kiev; Chính phủ Italy sụp đổ; Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn hành động ở Syria

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, những lùm xùm quanh đường ống Dòng chảy phương Bắc 1, chính phủ của Thủ tướng Italy Mario Draghi sụp ...

Đọc thêm

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt để thay thế cho chiếc 812 Superfast, với mức giá bán 10,78 tỷ đồng và vẫn sử dụng động cơ V12 hút khí ...
Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?
BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

Hãng xe sang của Đức BMW sẽ từng bước ngừng sử dụng chữ 'i' trong tên gọi của những mẫu xe xăng.
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Liverpool vs Tottenham tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h30 ngày 5/5.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động