Tin thế giới 22/7: Nga ‘nổi giận’ kiện Ukraine; Tổng thống Pháp bị tấn công mạng; Nhật Bản-Australia ‘bắt tay’ đấu với Trung Quốc

Quang Đào
Nga kiện Ukraine, Kiev lo lắng về Nord Stream 2 dù Mỹ-Đức nói an tâm; Bê bối ứng dụng Pegasus... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới

Báo Thế giới & Việt Nam điểm lại một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga đệ đơn kiện Ukraine lên Tòa án Nhân quyền châu Âu

Bộ Ngoại giao Nga ngày 22/7 tuyên bố mặc dù việc nộp đơn kiện Ukraine tại Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) đã quá thời hạn từ lâu, song tình hình hiện tại khiến Moscow không còn lựa chọn nào khác.

Cùng ngày, Văn phòng Tổng công tố Nga cho biết, Moscow đang đệ đơn khiếu nại liên bang đối với Kiev lên ECHR.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, có đầy đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện lên ECHR vì “Nga ủng hộ trật tự pháp lý ở châu Âu”.

Bộ này cho biết: “Chúng tôi mong đợi một thái độ công bằng và phi chính trị hóa của ECHR đối với đơn kiện của Nga, cũng như việc Tòa án kiểm tra kỹ lưỡng các tài liệu và bằng chứng được cung cấp”. (Sputnik)

Mỹ hợp tác với Đông Nam Á, thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Tuyên bố này được ông Austin đưa ra trong cuộc họp báo trước khi lên đường vào ngày 22/7 để thăm 3 nước Đông Nam Á là Singapore, Việt Nam và Philippines.

Khi nhắc đến Trung Quốc, Bộ trưởng Austin nêu rõ: “Chúng tôi không tin rằng một quốc gia nào đó có thể tự ý thay đổi các quy tắc quốc tế hoặc tồi tệ hơn là xóa bỏ chúng. Tôi cũng sẽ thể hiện rõ quan điểm của nước Mỹ đối với những tuyên bố vô ích và vô căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác để cập nhật và hiện đại hóa các khả năng của chúng tôi nhằm cùng nhau chống lại những hành động gây hấn và cưỡng ép mà các bên đang phải đối mặt”. (Reuters)

Mỹ phản đối đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về đảo Cyprus

Ngày 21/7, giới chức Mỹ đã phản đối đề xuất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về giải pháp hai nhà nước cho đảo Cyprus, đồng thời hối thúc các bên liên quan tiếp tục nỗ lực thống nhất hòn đảo này.

Phát biểu tại phiên điều trần ở Thượng viện, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị, bà Victoria Nuland nói: “Chúng tôi cho rằng chỉ có tiến trình do người Cyprus - hai chính quyền, hai cộng đồng - sẽ đem lại hòa bình và ổn định cho hòn đảo này”. Bà Nuland cho biết đã thảo luận với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ tại Ankara ngày 21/7 để hối thúc chính quyền nước này đảo ngược quyết định nói trên.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng có cuộc hội đàm riêng với người đồng cấp Cyprus Nikos Christodoulides và lên án thông báo của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là “không thể chấp nhận được và không phù hợp với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ)”.

Ông Blinken cũng nói rằng chính quyền Mỹ đang thúc đẩy HĐBA LHQ phản ứng mạnh về vấn đề này. (Reuters)

Công bố kế hoạch thượng đỉnh Mỹ-Ukraine

Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ thăm Mỹ vào ngày 30/8.

Theo Nhà Trắng, chuyến thăm của chính trị gia này khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với chủ quyền của Ukraine và "hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực năng lượng".

Liên quan đến chuyến thăm này, Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho biết việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thăm Mỹ không liên quan đến thỏa thuận giữa Washington và Berlin về dự án Nord Stream 2. (Reuters)

Mỹ, Đức ký thỏa thuận không để Nga dùng Nord Stream 2 chống lại Ukraine

Ngày 21/7, Mỹ và Đức đã công bố một thỏa thuận liên quan đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.

Thỏa thuận này nhằm giảm thiểu những gì mà giới quan sát coi là mối nguy hiểm chiến lược của "đường ống trị giá 11 tỉ USD đang được xây dựng dưới Biển Baltic để vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức" đối với một số nước châu Âu.

Theo thỏa thuận giữa Washington và Berlin, hai bên đã thống nhất sẽ buộc Nga chịu trách nhiệm nếu Moscow có các hành động gây hấn và ác ý.

Ngoài ra, Đức sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt cũng như thúc đẩy EU hành động nếu Nga cố gắng "sử dụng năng lượng như một vũ khí hoặc có những hành động gây hấn hơn nữa chống lại Ukraine".

Tuy nhiên, hai nước không nêu chi tiết các hành động nào của Nga có thể vấp phải các biện pháp trừng phạt trên. (Reuters)

Ukraine tiếp tục phản đối Nord Stream 2

Phản ứng về động thái trên, Chủ tịch Quốc hội Ukraine Dmitry Razumkov đã gửi thư tới Quốc hội Mỹ và nhấn mạnh Nord Stream 2 là mối đe dọa trực tiếp đối với Ukraine và an ninh châu Âu.

Ông Razumkov gọi thương vụ này là dự án địa chính trị nhằm khiến châu Âu phụ thuộc vào khí đốt Nga, tạo cơ hội cho Moscow “lạm dụng vị thế chủ đạo” trên thị trường năng lượng châu Âu.

Do đó, Kiev kêu gọi Mỹ tiếp tục áp các lệnh trừng phạt liên quan tới dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Đức để ngăn chặn dự án này hoàn thành. (AP)

Tổng thống Pháp là mục tiêu tấn công của phần mềm gián điệp

Các phương tiện truyền thông đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong số các nhà lãnh đạo thế giới bị tấn công bởi phần mềm gián điệp Pegasus.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) và một nhóm các đơn vị truyền thông quốc tế cho biết phần mềm gián điệp Pegasus đã được sử dụng trong các vụ tấn công điện thoại thông minh của các nhà báo, quan chức chính phủ và các nhà hoạt động nhân quyền.

Phần mềm gián điệp Pegasus xâm nhập vào điện thoại và cho phép người điều khiển theo dõi mục tiêu của họ. Các nhà lãnh đạo nằm trong danh sách khoảng 50.000 số điện thoại được cho là bị theo dõi bởi phần mềm Pegasus do công ty NSO có trụ sở tại Israel phát triển.

Trong ngày 22/7, ông Macron đã triệu tập gấp cuộc họp nội các đặc biệt để thúc đẩy điều tra về phần mềm này. (AFP)

Nhật Bản kêu gọi Australia hợp sức đối phó với thách thức từ Trung Quốc

Đại sứ Nhật Bản tại Australia Shingo Yamagami mới đây đã kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Morrison xem xét tiến hành các cuộc tập trận chung với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, mà theo ông đánh giá cũng là một tuyến đường biển quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của Australia, tương tự như Biển Đông.

Đại sứ Yamagami đã đưa ra đề xuất trên tại Canberra hôm 21/7 trong khi kêu gọi Nhật Bản và Australia nâng cấp mối quan hệ quốc phòng tổng thể giữa hai nước lên mức “chưa từng có”.

Phát biểu với báo giới tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, Đại sứ Nhật Bản tại Australia tuyên bố các quốc gia cùng chí hướng phải “hợp lực” để giải quyết những thách thức do sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước đã và đang có những quyết sách và hành động ngày càng quyết đoán ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Nhà ngoại giao Nhật Bản cũng bác bỏ lập luận của một số nhà phân tích cho rằng Chính phủ Nhật Bản có một chiến lược sắc thái và hiệu quả hơn Australia khi đối phó với Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rằng “Nhật Bản đang phải vật lộn từng ngày”.

Đại sứ Yamagami cũng cho biết, Nhật Bản và Australia cũng muốn có hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Những căng thẳng địa chính trị hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ không nên được “hiểu theo thuật ngữ hai phe đối lập (về hệ tư tưởng) của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh”. (RFI)

Madagascar chặn đứng âm mưu ám sát ổng thống

Văn phòng Tổng công tố Madagascar thông báo đã chặn đứng một âm mưu ám sát nhằm vào Tổng thống Andry Rajoelina và bắt giữ một số đối tượng tình nghi là "người nước ngoài và người Madagascar".

Theo các nguồn tin ngoại giao, trong số những đối tượng bị bắt ngày 20/7 có 2 người Pháp. Các vụ bắt giữ diễn ra trong khuôn khổ cuộc điều tra về âm mưu phá hoại an ninh quốc gia của quốc đảo Ấn Độ Dương này. (AFP)

Trung Quốc bác bỏ đề xuất mở lại cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19

Ông Tăng Ích Tân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), tuyên bố Bắc Kinh không chấp nhận một cuộc điều tra tiếp theo của WHO.

"Nếu một số quốc gia tin rằng cần phải điều tra thêm về nguồn gốc dịch Covid-19, thì nó phải được tiến hành ở những phòng thí nghiệm chưa được kiểm tra", ông Tăng nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay (22/7).

Ông Tăng nói thêm: "Đề xuất của WHO trong việc thúc đẩy một cuộc điều tra tiếp theo về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 đã thể hiện một sự xem nhẹ lẽ thường và thách thức khoa học. Chúng tôi hy vọng, WHO sẽ nghiêm túc trong việc xem xét những cân nhắc và đề xuất từ các chuyên gia Trung Quốc, và sẽ thực sự xem việc truy tìm nguồn gốc Covid-19 chỉ là một vấn đề khoa học và không mang yếu tố chính trị". (Reuters)

Cựu bộ trưởng 28 tuổi của Malaysia dính nghi án tham nhũng

Cựu Bộ trưởng Syed Saddiq Abdul Rahman, thành viên nội các trẻ nhất trong lịch sử Malaysia, bị buộc tội tham nhũng vì biển thủ 236.000 USD.

Ông Syed Saddiq, 28 tuổi, bị buộc tội tại một tòa án ở Kuala Lumpur hôm nay. Ngoài tội biển thủ 1 triệu RM (236.000 USD) từ đảng Đoàn kết bản địa Malaysia (Bersatu) của Thủ tướng Muhyiddin Yassin, ông Saddiq còn bị buộc hai tội bội tín.

Cựu Bộ trưởng Saddiq tuyên bố các cáo buộc nhằm vào mình mang động cơ chính trị và là nỗ lực để có được sự ủng hộ của ông đối với chính quyền của Thủ tướng Muhyiddin trước khi quốc hội họp lại vào tuần tới. (Strait Times)

Tin thế giới 21/7: Nga không thờ ơ nếu Ukraine tấn công Donbass; thảm họa cho Mỹ khi Nga thắng? Nhật Bản 'vật lộn' với Trung Quốc mỗi ngày

Tin thế giới 21/7: Nga không thờ ơ nếu Ukraine tấn công Donbass; thảm họa cho Mỹ khi Nga thắng? Nhật Bản 'vật lộn' với Trung Quốc mỗi ngày

Quan hệ Nga-Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ-Cyprus, Mỹ-Triều Tiên, Nhật Bản-Trung Quốc; tình hình Belarus, Afghanistan, Dòng chảy phương Bắc 2 là một số sự kiện ...

Tin thế giới 20/7: Nga 'lấy nhu chế cương' với EU; S-500 trình làng ngoạn mục; Trung Quốc đáp trả đòn đánh úp

Tin thế giới 20/7: Nga 'lấy nhu chế cương' với EU; S-500 trình làng ngoạn mục; Trung Quốc đáp trả đòn đánh úp

Căng thẳng Nga-EU, Nga thử thành công S-500, quan hệ Nga-Mỹ, tình hình Afghanistan, cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng, phần mềm gián điệp ...

Đọc thêm

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia

Công du châu Âu ‘chữa lành’, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trông cậy vào Hungary và Serbia thế nào?
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Chiều 8/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngoại giao Việt Nam cho Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio.
Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Lũ lụt nghiêm trọng, Brazil hoãn các trận đấu ở bang miền Nam Rio Grande do Sul

Ngày 7/5, Brazil hoãn tất cả các trận đấu của giải vô địch quốc gia ở bang miền Nam Rio Grande do Sul trong 20 ngày tới do lũ lụt ...
Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện mừng nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil.
Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (9/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn ...
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động