Tin thế giới 23/6: Mỹ gỡ tất cả trừng phạt với dầu mỏ Iran, xóa sạch hơn 1.000 lệnh; Nga ném bom đuổi tàu Anh; tình hình châu Âu là 'ngòi nổ'?

Hoàng Hà
Quan hệ Mỹ-Iran, Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 9, vụ 'va chạm' trên Biển Đen của quân đội Nga-Anh, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình Myanmar, bán đảo Triều Tiên... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 23/6: NÓNG! Mỹ 'buông tha' dầu mỏ và loạt lĩnh vực của Iran, xóa sạch hơn 1.000 lệnh trừng phạt; Nga nói tình hình châu Âu là 'ngòi nổ'
Iran thông báo, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh JCPOA giữa nước này với các cường quốc thế giới, Mỹ đã gỡ toàn bộ trừng phạt đối với các lĩnh vực bảo hiểm, dầu mỏ và vận chuyển do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt. (Nguồn: Iram Center)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Mỹ-Iran: Mỹ đồng ý dỡ bỏ trừng phạt với dầu mỏ và một số lĩnh vực của Iran

Ngày 23/6, Iran thông báo, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc ký kết vào năm 2015 (JCPOA) hiện đang đình trệ, Mỹ đã đồng ý dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt đối với một số lĩnh vực của Iran.

Truyền thông nhà nước Iran dẫn lời ông Mahmoud Vaezi, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Iran, khẳng định: "Đã đạt được một thỏa thuận dỡ bỏ tất cả trừng phạt đối với các lĩnh vực bảo hiểm, dầu mỏ và vận chuyển do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt".

Theo đó, khoảng 1.040 lệnh trừng phạt dưới thời ông Trump sẽ được dỡ bỏ theo thỏa thuận này. Thỏa thuận cũng nhất trí dỡ bỏ một số trừng phạt với các cá nhân và thành viên thân tín của lãnh tụ tối cao.

Liên quan quan hệ Mỹ-Iran, cùng ngày, Washington đã chiếm giữ 33 trang web liên quan Tehran, cáo buộc các trang web này vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Iran: Sự thật về việc Mỹ chiếm quyền kiểm soát trang web truyền thông Iran

Hội nghị An ninh quốc tế Moscow:

Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 9 đang diễn ra ở thủ đô nước Nga từ ngày 22-24/6 với sự tham dự của đại diện các bộ quốc phòng, các tổ chức quốc tế và các chuyên gia.

Trong khuôn khổ sự kiện, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Giám đốc Cơ quan An ninh LB Nga (FSB) Alexander Bortnikov, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nga Nikolai Patrushev, Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Giám đốc Cơ quan Tình báo đối Ngoại Nga (SVR) Sergei Naryshkin sẽ trình bày các báo cáo về chủ đề an ninh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu được ghi hình trước để gửi tới Hội nghị.

TIN LIÊN QUAN
Nga 'chốt' thời gian tổ chức Hội nghị An ninh quốc tế Moscow

Thế giới ngày càng hỗn loạn, Nga không tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương

Trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh quốc tế Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, các quá trình địa chính trị thế giới đang "ngày càng trở nên hỗn loạn bất chấp những tín hiệu tích cực".

Theo đó, sự xói mòn luật pháp quốc tế tiếp tục diễn ra, những nỗ lực sử dụng vũ lực để thúc đẩy lợi ích và củng cố an ninh cá nhân, làm ảnh hưởng tới an ninh của những người khác không suy giảm.

Ông Putin cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng tới các cuộc xung đột vũ trang trong khu vực, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động của các nhóm tội phạm xuyên biên giới, buôn bán ma túy và tội phạm mạng, đồng thời cảnh báo, chủ nghĩa khủng bố đang gây ra các mối đe dọa.

Nhà lãnh đạo Nga kêu gọi tất cả các quốc gia, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, cùng nỗ lực, dựa trên luật pháp quốc tế cũng như các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc để đối phó với các thách thức toàn cầu trên.

Khẳng định quá trình phát triển tiềm lực quốc phòng của Nga không để tìm kiếm lợi thế quân sự đơn phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như ổn định chiến lược, ông Putin nhấn mạnh, các nỗ lực của Nga là “nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng dự đoán và giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại và các thỏa thuận cụ thể, kể cả trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí”. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nước cờ của ông Biden trên bàn cờ chiến lược Nga-Mỹ-Trung Quốc-EU

Tình hình châu Âu là "ngòi nổ"

Tại Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ 9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho rằng, tình hình ở châu Âu hiện nay đang "là ngòi nổ và cần có các bước cụ thể để giảm leo thang".

Lãnh đạo quốc phòng Nga cho hay, Moscow đã đề xuất một số biện pháp, trong đó có việc tạm hoãn triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn ở châu Âu.

Theo ông Shoigu: "Những tên lửa này gây ra mối nguy hiểm đặc biệt cho người dân các nước châu Âu vì chúng có thể được trang bị cả đầu đạn hạt nhân".

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng tái khẳng định, Moscow sẵn sàng thực hiện các biện pháp minh bạch nhằm khôi phục lòng tin và xóa bỏ lo ngại lẫn nhau với châu Âu. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Khi Nga và Trung Quốc nhắm trúng 'gót chân Achilles' của EU

Nga bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân

Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov cho biết, chính sách hạt nhân của Nga hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.

Liên bang Nga bảo lưu quyền sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ để đối phó với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhằm chống lại nước này hoặc các đồng minh của Moscow.

Ngoài ra, vũ khí hạt nhân của Nga cũng được sử dụng để đối phó với các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường trong trường hợp đe dọa đến sự tồn vong của Nhà nước Nga.

Ông Gerasimov cho biết thêm, Nga đã phát triển các loại vũ khí có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa từ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Khi vũ khí không gian mạng ‘vượt mặt’ vũ khí hạt nhân

Mỹ-Trung: Trung Quốc sẵn sàng phát triển quan hệ đôi bên cùng có lợi với Mỹ

Ngày 23/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố, nước này sẵn sàng phát triển quan hệ với Mỹ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, đồng thời hy vọng việc bình thường hóa là khả thi.

Ông Ngụy nêu rõ: "Phía Trung Quốc sẵn sàng cùng với Mỹ đẩy mạnh các cuộc tiếp xúc, giải quyết những bất đồng, mở rộng hợp tác và thúc đẩy sự phát triển một cách lành mạnh và ổn định quan hệ Trung-Mỹ, dựa trên các nguyên tắc tránh xung đột, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và cùng có lợi".

Cùng ngày, tờ Financial Times đưa tin, Mỹ và Trung Quốc đang thảo luận khả năng diễn ra cuộc gặp giữa Ngoại trưởng hai nước bên lề hội nghị cấp bộ trưởng Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Italy trong tuần tới. (Sputnik, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Giải mã gen-Mặt trận mới của cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Mỹ, Đức phản đối "hành động khiêu khích" của Nga tại Ukraine

Ngày 23/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố: "Đức và Mỹ sẽ luôn phối hợp cùng nhau ngăn chặn bất kỳ hành động nguy hiểm hay khiêu khích nào của Nga".

Nhà ngoại giao cấp cao Mỹ lưu ý, các hành động trên gồm động thái xâm phạm lãnh thổ Ukraine hay bắt giữ nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny hoặc việc lan truyền thông tin sai lệch về các nền dân chủ.

Trong diễn biến khác, ngày 22/6, Tổng thống Ukraine Volodymy Zelensky thông báo đã nhận lời mời thăm Berlin của Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 12/7 tới. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Dòng chảy phương Bắc 2: Ukraine quan trọng? Nga quan trọng hơn? Hay lợi ích quan trọng nhất?

Nga-NATO: Nga lo ngại NATO tăng cường tiềm lực quân sự gần biên giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow lo ngại về việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường tiềm lực quân sự và cơ sở hạ tầng gần biên giới nước này cũng như việc NATO từ chối các đề xuất giảm leo thang căng thẳng.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ quan ngại việc NATO "từ chối xem xét một cách xây dựng các đề xuất của chúng tôi nhằm giảm leo thang căng thẳng và giảm nguy cơ những sự cố không thể đoán trước”.

Ông Putin nói thêm, Moscow mong rằng, nhận thức chung sẽ thắng thế và mong muốn phát triển các mối quan hệ mang tính xây với NATO. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Ba điểm nhấn từ hai Thượng đỉnh G7 và NATO

Tấn công mạng: Nga lo ngại nguy cơ tấn công cơ sở hạ tầng mạng

Ngày 23/6, Giám đốc Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov cho biết, tồn tại một mối đe dọa đáng kể là việc các tổ chức khủng bố quốc tế tiếp tục mở rộng và tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng tin tặc, cũng như việc chúng tập trung hoạt động trong không gian mạng.

Người đứng đầu FSB nêu rõ: “Chúng ta không loại trừ việc những kẻ khủng bố có thể thực hiện các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. Chúng tôi tin rằng không thể giải quyết vấn đề toàn cầu này mà không có sự tham gia của toàn bộ cộng đồng thế giới”.

Ông Bortnikov cũng cho biết, Nga cũng sẽ hợp tác với Mỹ để truy vết các tội phạm mạng.

Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng cho biết sẽ cùng hợp tác để chống lại tội phạm mạng. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tấn công mạng quy mô lớn - xu hướng mới của các tin tặc

Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự muốn khôi phục hệ thống dân chủ

Ngày 23/6, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing tuyên bố, các nhà chức trách hiện nay của Myanmar đang cố gắng khôi phục hệ thống dân chủ tại nước này.

Tướng Min Aung Hlaing nêu rõ: "Myanmar đã nỗ lực hết mình nhằm đạt được sự ổn định chính trị".

Theo ông Hlaing, "tất cả các sự kiện hiện nay tại Myanmar chỉ là nỗ lực của chính quyền đương nhiệm nhằm khôi phục sự trong sạch và hệ thống dân chủ mà chính phủ tiền nhiệm đã làm suy yếu". (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Myanmar: Vẫn khủng hoảng vì hết tiền

Nga-Anh: Nga bắn cảnh cáo tàu khu trục Anh tại Biển Đen

Ngày 23/6, hãng thông tấn Interfax dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, một tàu của quân đội nước này đã bắn cảnh cáo tàu khu trục HMS Defender của Hải quân Hoàng gia Anh sau khi tàu này tiến vào vùng biển của Nga ở Biển Đen.

Một máy bay phản lực của Nga cũng thả bom trong cảnh cáo trong khi tàu của Anh di chuyển.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, Hạm đội Biển Đen đã phối hợp cùng với các lực lượng biên phòng thuộc Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) để đuổi tàu Anh ra khỏi vùng biển của Nga.

Tàu khu trục đã nhận được cảnh báo về khả năng sử dụng vũ khí nếu xâm phạm biên giới Nga, song "không có phản ứng trước những cảnh báo".

Sau khi bị cảnh cáo, Tàu khu trục HMS Defender đã rời khỏi vùng biển Nga, sau khi đã mạo hiểm tiến sâu vào khoảng 3 km trong vùng biển của Nga. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga: Mối quan hệ chính trị với Anh 'gần như đã chết'

Bán đảo Triều Tiên:

Mỹ phản ứng với "gáo nước lạnh" từ Triều Tiên

Ngày 22/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết: "Chúng tôi vẫn sẵn sàng cho các cuộc đàm phán có nguyên tắc với Triều Tiên để đối phó với các thách thức từ chương trình hạt nhân của nước này".

Ông Price cũng nhấn mạnh, Mỹ hy vọng Triều Tiên sẽ phản ứng tích cực với đề nghị của Washington.

Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong, nói rằng, Mỹ dường như đang hiểu sai tín hiệu từ Bình Nhưỡng về triển vọng đàm phán. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ tung 'kèo thơm', liên tục kêu gọi Triều Tiên hồi đáp

Hàn Quốc đề nghị Trung Quốc đóng vai trò trong đối thoại với Triều Tiên

Ngày 23/6, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc và đề nghị Bắc Kinh đóng một vai trò trong nỗ lực đưa Triều Tiên trở lại đối thoại.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk và ông Lưu Hiểu Minh "đã thảo luận về các nỗ lực chung giữa Hàn Quốc và Trung Quốc nhằm thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và xây dựng hòa bình lâu dài trong khu vực".

Ông Lưu Hiểu Minh đã tái khẳng định cam kết hợp tác của Trung Quốc với vai trò mang tính xây dựng.

Cuộc điện đàm diễn ra sau chuyến thăm của Đại diện đặc biệt Mỹ về Triều Tiên Sung Kim tới Seoul trong tuần này để hội đàm với những người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản về cách nối lại ngoại giao với Bình Nhưỡng. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Vụ Mỹ chiếm loạt trang web Iran: Tehran ra cảnh báo nói 'sai lầm!'
Moscow: NATO đã tự khẳng định là liên minh toàn cầu chống Nga, Trung Quốc
Cập nhật vụ Mỹ chiếm loạt trang web của Iran: Bộ Tư pháp Mỹ lên tiếng
Cập nhật Covid-19 ngày 23/6: Số tử vong ở Thái Lan lập đỉnh; Chile tính tiêm chủng mũi 3; Ấn Độ vượt 30 triệu ca, Delta Plus gây đe dọa
Tin thế giới 22/6: Tổng thống Nga cáo buộc sốc; Mỹ tắt phụt hy vọng vì bóng hồng quyền lực Triều Tiên; không ai chia rẽ được Nga-Trung

Đọc thêm

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới ...
Đoạt Siêu cup Italy sau hai trận, tân HLV AC Milan ăn mừng hài hước

Đoạt Siêu cup Italy sau hai trận, tân HLV AC Milan ăn mừng hài hước

HLV Sergio Conceicao có màn ăn mừng khôi hài trong phòng thay đồ sau trận AC Milan thắng Inter Milan tại chung kết Siêu cup Italy 2024.
Cố vấn An ninh Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Cố vấn An ninh Mỹ thăm Ấn Độ, Thủ tướng Modi ca ngợi quan hệ song phương

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện Ấn Độ-Mỹ đã phát triển lên tầm cao mới, trong nhiều lĩnh vực, trong đó có không gian và AI.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật ...
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa siêu thanh mới, đặc biệt hé lộ một vật liệu chưa từng được sử dụng

Triều Tiên đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa siêu thanh mới vào ngày 6/1 tại một bãi phóng ở ngoại ô thủ ...
Được 'bật đèn xanh', nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á chính thức gia nhập BRICS

Được 'bật đèn xanh', nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á chính thức gia nhập BRICS

Ngày 6/1, chính phủ Brazil ra tuyên bố cho biết, Indonesia sẽ chính thức gia nhập BRICS với tư cách thành viên đầy đủ.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động