Tin thế giới 25/3: Đàm phán Nga-Mỹ tại Riyadh không như mong đợi, Israel ra điều kiện tiên quyết với Hamas, Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản

Nhất Phong
Điện Kremlin cáo buộc Kiev cố tình tấn công phóng viên Nga, Thủ tướng Canada ra điều kiện điện đàm với Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và Mỹ lần đầu nhóm họp tại Tokyo, Triều Tiên đe dọa đáp trả tập trận hải quân Mỹ-Nhật-Hàn… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thành viên đoàn đàm phán Liên bang Nga rời khỏi cuộc họp ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia. Ảnh: Sputnik
Đoàn đàm phán Nga rời khỏi cuộc họp với đoàn Mỹ ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, ngày 24/3. (Nguồn: Sputnik)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cá Nhật Bản ở Biển Hoa Đông: Trung Quốc thông báo Lực lượng hải cảnh nước này đã trục xuất 4 tàu cá Nhật Bản khỏi vùng biển gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) vào cuối tuần qua, sau khi Tokyo cáo buộc Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông.

Theo người phát ngôn của Lực lượng hải cảnh Trung Quốc, các tàu Trung Quốc đã thực hiện "các biện pháp kiểm soát cần thiết" và đưa ra cảnh báo xua đuổi các tàu Nhật Bản trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến ngày 24/3 sau khi các tàu này đi vào vùng biển mà Trung Quốc coi là lãnh hải của mình.

Trước đó, vào ngày 24/3, Tokyo đã triệu Đại sứ Trung Quốc để phản đối sự hiện diện của các tàu hải cảnh Trung Quốc gần các đảo nhỏ đang tranh chấp. Các quan chức Nhật Bản trước đó đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện "những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực". (Reuters)

Tin liên quan
Tin thế giới 24/3: Mỹ-Ukraine có quyết định bất ngờ, Washington trấn an đồng minh Đông Bắc Á sau hành động gắt, Tổng thống Brazil sắp thăm Nga Tin thế giới 24/3: Mỹ-Ukraine có quyết định bất ngờ, Washington trấn an đồng minh Đông Bắc Á sau hành động gắt, Tổng thống Brazil sắp thăm Nga

*Bộ trưởng Quốc phòng Nhật và Mỹ lần đầu nhóm họp tại Tokyo: Ngày 25/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết ông sẽ có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với người đồng cấp Mỹ Pete Hegseth tại Tokyo trong chuyến thăm của ông này tới Nhật Bản cuối tuần này.

Phát biểu họp báo, ông Nakatani chia sẻ: "Tôi mong được thảo luận những nỗ lực cụ thể nhằm tăng cường năng lực răn đe và đáp trả của liên minh Nhật - Mỹ với Bộ trưởng Hegseth", người đã nhậm chức vào tháng 1 sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức. Ông Hegseth đang trong chuyến công du tới Hawaii, Guam, Philippines và Nhật Bản. (Kyodo)

*Hàn Quốc "lấy làm tiếc" việc Nhật Bản phê duyệt sách giáo khoa xuyên tạc lịch sử: Giới chức Hàn Quốc ngày 25/3 bày tỏ sự "hết sức lấy làm tiếc" sau khi Nhật Bản phê duyệt sách giáo khoa trung học phổ thông xuyên tạc sự thật lịch sử về quần đảo Dokdo - hòn đảo nằm ở cực Đông của Hàn Quốc, đồng thời kêu gọi Tokyo sửa chữa vấn đề này.

Giám đốc Vụ châu Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Kim Sang-hoon đã triệu Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul Mibae Taisuke tới để phản đối quyết định trên.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng lên án Tokyo cho phép sách giáo khoa có những từ ngữ làm giảm nhẹ bản chất cưỡng ép lao động khổ sai và ép làm nô lệ tình dục cho quân đội đế quốc Nhật trong Thế chiến Thứ II. Dokdo từ lâu đã là nguồn cơn căng thẳng tái diễn giữa hai nước láng giềng, khi Tokyo tiếp tục đưa ra các tuyên bố chủ quyền trong các văn bản chính sách, tuyên bố công khai và sách giáo khoa. Hàn Quốc hiện duy trì một đơn vị cảnh sát nhỏ trên quần đảo, kiểm soát hiệu quả khu vực này. (Yonhap)

*Nhật Bản ủng hộ quan hệ an ninh chặt chẽ với Ấn Độ và Hàn Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Ngày 24/3, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố ủng hộ hợp tác an ninh chặt chẽ với Hàn Quốc và Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi Tổng tư lệnh quân đội Philippines cho biết nhóm Squad, nhóm an ninh do Mỹ hậu thuẫn, muốn cả Hàn Quốc và Ấn Độ tham gia để chống lại Trung Quốc trong khu vực.

Nhóm Squad là một nhóm đa phương không chính thức bao gồm Australia, Nhật Bản, Philippines và Mỹ, tập trung vào hợp tác quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và tiến hành các cuộc tập trận và hoạt động quân sự chung.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Bộ Quốc phòng Australia và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Ấn Độ hiện chưa đưa ra bình luận. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Ra điều kiện đàm phán với Nga, Ukraine quả quyết về một 'lằn ranh đỏ', thừa nhận Moscow đang 'tăng áp' ở Kursk

*Triều Tiên đe dọa đáp trả tập trận hải quân Hàn-Mỹ-Nhật: Ngày 25/3, Triều Tiên đã lên án cuộc tập trận hải quân chung gần đây giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản, cảnh báo sẽ có phản ứng "áp đảo" và "dứt khoát" đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào từ các quốc gia thù địch.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa ra thông điệp này trong một bài bình luận, đề cập đến cuộc tập trận hải quân ba bên được thực hiện trong vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo nghỉ dưỡng Jeju ở phía Nam Hàn Quốc từ thứ ngày 17-20/3.

Đây là cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên giữa 3 nước trong năm nay và kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nhiệm sở vào tháng 1. Sự kiện có sự tham gia của tàu sân bay USS Carl Vinson và nhằm tăng cường răn đe trước các mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên. (Yonhap)

*Hàn Quốc và Mỹ thảo luận về kênh liên lạc cấp cao: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 25/3 cho biết Seoul và Washington đang tiến hành thảo luận về "kênh liên lạc cấp cao" trong bối cảnh kỳ vọng về việc quyền Tổng thống Han Duck-soo được phục chức sẽ dẫn tới cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Jae-woong đưa ra thông tin này trong cuộc họp báo, một ngày sau khi Tòa án Hiến pháp bác bỏ quyết định luận tội ông Han, gần 3 tháng sau khi ông bị luận tội liên quan đến việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban hành thiết quân luật trong thời gian ngắn vào ngày 3/12/2024.

Khi được hỏi về khả năng diễn ra cuộc điện đàm giữa ông Han và ông Trump, người phát ngôn Lee Jae-woong phát biểu: "Cả Hàn Quốc và Mỹ đều nhận thức được tầm quan trọng của kênh liên lạc cấp cao... Vì vậy, các cuộc tham vấn đang được tiến hành giữa nhân sự cấp chuyên viên (của hai nước)". (Yonhap)

Châu Âu

*Nga-Mỹ không ra tuyên bố chung sau đàm phán tại Saudi Arabia: Ngày 25/3, hãng tin Interfax dẫn lời Thượng nghị sĩ Nga Vladimir Chizhov cho biết Nga và Mỹ đã không thông qua tuyên bố chung sau 12 giờ đàm phán tại Saudi Arabia hôm 24/3 do lập trường của Ukraine.

Các quan chức Mỹ và Nga đã kết thúc cuộc đàm phán kéo dài cả ngày nêu trên, tập trung vào đề xuất nhỏ ngừng bắn trên biển giữa Kiev và Moscow, một phần trong nỗ lực ngoại giao mà Washington hy vọng sẽ giúp mở đường cho các cuộc đàm phán hòa bình lớn hơn.

Phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Rossiya-24, Thượng nghị sĩ Chizhov đánh giá: "Việc họ ngồi với nhau trong 12 giờ và dường như đã nhất trí về một tuyên bố chung, nhưng cuối cùng lại không thông qua được do lập trường của Ukraine là rất hay xảy ra và đáng chú ý". (Reuters)

*Minsk cáo buộc NATO tìm mọi cách kéo Belarus vào xung đột: Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 25/3 cáo buộc quân đội của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang "ở ngưỡng cửa" của Belarus và các nước phương Tây "đang làm mọi thứ" để kéo Belarus vào một cuộc xung đột.

Trước đó cùng ngày, ông Lukashenko, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 7 hồi tháng 1/2025, đã nhậm chức nguyên thủ quốc gia Belarus. Phát biểu sau lễ nhậm chức, Tổng thống Lukashenko tuyên bố: "Sự leo thang xung quanh Belarus chỉ đang trở nên trầm trọng hơn. Quân đội NATO đang ở ngưỡng cửa chúng ta và đang làm mọi thứ để kéo Belarus vào xung đột". (AFP)

*Anh trừng phạt 3 cựu quan chức quân đội Sri Lanka vì tội ác chiến tranh: Nhà chức trách Anh ngày 24/3 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 3 cựu chỉ huy quân đội cấp cao của Sri Lanka và 1 cựu chỉ huy phiến quân “Hổ Tamil” vì vi phạm nhân quyền trong cuộc nội chiến kết thúc vào năm 2009.

Các biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm nhập cảnh Anh và phong tỏa tài sản, nhắm vào cựu Tham mưu trưởng quân đội Sri Lanka - ông Shavendra Silva, cựu Tư lệnh Hải quân Wasantha Karannagoda và cựu Tư lệnh Lục quân Jagath Jayasuriya.

Ông Vinayagamoorthy Muralitharan - còn được gọi là Karuna Amman, cựu chỉ huy trong tổ chức “Những con hổ giải phóng Tamil Eelam” (LTTE) - cũng bị trừng phạt. Liên hợp quốc ước tính 80.000 - 100.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài 26 năm giữa lực lượng chính phủ và những người ly khai Tamil. (AFP)

*Điện Kremlin cáo buộc Kiev cố tình tấn công sát hại các phóng viên Nga: Điện Kremlin ngày 25/3 cáo buộc quân đội Ukraine đã cố tình tấn công gây tử vong nhằm vào một nhóm nhà báo Nga đang tác nghiệp tại một khu vực ở miền Đông Ukraine do Nga kiểm soát.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết cuộc tấn công đã khiến phóng viên chiến trường Alexander Fedorchak của hãng thông tấn Nga Izvestia, nhà quay phim Andrei Panov và tài xế Alexander Sirkeli làm việc cho kênh truyền hình Zvezda, thiệt mạng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã gửi lời chia buồn đến gia đình những người thiệt mạng, đồng thời cáo buộc hỏa lực pháo binh Ukraine đã cố tình sát hại những nhà báo này. (TASS)

Trung Đông – châu Phi

*Iran tố Mỹ gây bất hòa ở Trung Đông vì lợi ích của Israel: Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi ngày 25/3 đã cảnh báo các nước ở Trung Đông cảnh giác trước những hành động khiêu khích có thể xảy ra của Mỹ nhằm gieo rắc bất hòa trong khu vực nhằm phục vụ cho lợi ích của Israel.

Đồng thời, ông Araghchi chỉ trích lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran là bất hợp pháp.

Trước đó vào ngày 24/2, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdul Ghani cho biết Mỹ đã bắt giữ một số tàu chở dầu do Iran sở hữu ở vùng Vịnh vì đã sử dụng giấy tờ vận chuyển giả mạo của Iraq để lách lệnh trừng phạt và sự giám sát quốc tế. Tuy nhiên, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế và thương mại của Bộ Dầu mỏ Iran Seyed Ali-Mohammad Mousavi đã phủ nhận các cáo buộc, mô tả những phát biểu của ông Ghani là vô căn cứ và dựa trên các tuyên bố của các quan chức Mỹ. (Al Jazeera)

*Các phe đối địch tại Mozambique đồng ý chấm dứt bạo lực: Lãnh đạo phe đối lập Mozambique, ông Venancio Mondlane ngày 24/3 cho biết ông và Tổng thống nước này Daniel Chapo đã thỏa thuận chấm dứt tình trạng bạo lực, sau nhiều tháng người biểu tình xung đột với lực lượng an ninh.

Trong một video trực tiếp trên mạng xã hội, ông Mandlane nói: "Chúng tôi sẽ chấm dứt mọi bạo lực. Chúng tôi đã đồng ý rằng mọi hình thức bạo lực, từ cả hai phía, phải chấm dứt".

Trước đó một ngày, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại thủ đô Maputo để thảo luận việc chấm dứt hỗn loạn chính trị, vốn đã kéo dài từ tháng 10 năm ngoái, sau khi diễn ra cuộc bầu cử gây tranh cãi. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel-Hamas: Diễn biến mới căng thẳng ở Dải Gaza khi một nước ra tay 'cứu vãn' tình hình

*Ai Cập khẳng định lập trường về vấn đề Palestine: Trong một tuyên bố ngày 24/3, Cơ quan Thông tin Nhà nước Ai Cập (SIS) đã bác bỏ hoàn toàn các tuyên bố cho rằng lập trường của Cairo về việc di dời người Palestine có liên quan đến viện trợ kinh tế.

Cơ quan này đã tái khẳng định lập trường kiên định của Ai Cập về vấn đề Palestine trong hơn 75 năm qua, ưu tiên an ninh quốc gia và quyền của người Palestine, mặc dù phải gánh chịu gánh nặng kinh tế đáng kể.

Ai Cập lên án việc Israel tái diễn cuộc diệt chủng ở Gaza, gọi các cuộc tấn công của Tel Aviv là vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngừng bắn và là sự leo thang nguy hiểm đe dọa gây ra hậu quả thảm khốc đối với sự ổn định của khu vực.

Vào đầu tháng 3, kế hoạch trị giá 53 tỷ USD nhằm tái thiết Gaza do Ai Cập đưa ra đã được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở Cairo. (Al Jazeera)

*Israel nêu điều kiện chấm dứt chiến tranh với Hamas: Israel tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh với phong trào Hamas của Palestine ngay khi tất cả con tin Israel được thả và các lực lượng vũ trang Hamas rút khỏi Dải Gaza. Ngoại trưởng Israel Gideon Saar nhấn mạnh rằng "chiến tranh có thể kết thúc ngay ngày mai nếu con tin được thả, Gaza được phi quân sự hóa và các lực lượng vũ trang Hamas cùng lực lượng Thánh chiến Hồi giáo rút lui".

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã nối lại các cuộc tấn công vào Dải Gaza vào tuần trước, với lý do đáp trả việc Hamas từ chối kế hoạch của Mỹ về việc gia hạn lệnh ngừng bắn và tiếp tục thả con tin. Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas, có hiệu lực từ ngày 19/1, đã kết thúc vào ngày 1/3. Mặc dù các hoạt động chiến đấu không tiếp diễn vào ngày đó nhờ nỗ lực của các bên trung gian, Israel đã tuyên bố cấm viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza từ ngày 2/3 và đe dọa sẽ gia tăng sức ép lên Hamas vì từ chối kế hoạch mới của Mỹ. (RIA Novosti)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Mỹ gây sức ép không thể chấp nhận được đối với Greenland: Phát biểu trên kênh truyền hình TV2 ngày 25/3, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nhấn mạnh Mỹ đang gây sức ép không thể chấp nhận được đối với Greenland. Tuyên bố này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của một phái đoàn cấp cao Mỹ tới vùng lãnh thổ bán tự trị thuộc Đan Mạch trong tuần này.

Chuyến thăm của phái đoàn Mỹ, theo kế hoạch diễn ra từ ngày 27-29/3, sẽ do bà Usha Vance, Phu nhân Phó Tổng thống JD Vance dẫn đầu, cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz và Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright. Phái đoàn này không được chính quyền Greenland hay Đan Mạch mời. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Brian Hughes cho biết mục đích của phái đoàn Mỹ là nhằm "tìm hiểu về Greenland, văn hóa, lịch sử và con người nơi đây". (Reuters)

*Trung Quốc tố cáo Canada gây tổn hại lợi ích: Trung Quốc ngày 25/3 cáo buộc Canada "gây tổn hại nghiêm trọng" tới lợi ích của nước này sau khi Ottawa kiện Bắc Kinh lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc áp thuế bổ sung đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn tuyên bố: "Chúng tôi kêu gọi Canada có những hành động cụ thể để sửa chữa các hành vi sai trái, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và hợp tác bình thường giữa doanh nghiệp hai nước".

Khi được hỏi về việc Canada cáo buộc Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử ở nước này, người phát ngôn Quách Gia Khôn khẳng định: "Trung Quốc chưa bao giờ quan tâm đến việc can thiệp vào công việc nội bộ của Canada". Ông nhấn mạnh Trung Quốc luôn tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. (AFP)

*Cuba chỉ trích chiến dịch trục xuất người nhập cư tại Mỹ: Ngày 24/3, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez đã chỉ trích mạnh mẽ những tuyên bố đe dọa trục xuất người nhập cư Cuba từ một số chính trị gia Mỹ, gọi đây là hành động “tàn nhẫn và trơ trẽn”.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba khẳng định chính lệnh cấm vận kinh tế của Washington đã đẩy người dân đảo quốc này vào cảnh khốn cùng, buộc họ phải rời bỏ quê hương.

Ông Rodríguez cáo buộc Chính phủ Mỹ khuyến khích người nhập cư nói dối khi đến biên giới để được hưởng quy chế tị nạn. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

*Tân Thủ tướng Canada ra điều kiện điện đàm với Tổng thống Mỹ: Tân Thủ tướng Canada Mark Carney ngày 24/3 tuyên bố ông sẵn sàng điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng sẽ thực hiện cuộc gọi “theo điều kiện của chúng tôi (Canada) với tư cách của một quốc gia có chủ quyền”.

Tổng thống Trump đã đe dọa áp thuế lên hàng xuất khẩu của Canada và thường xuyên bàn luận về việc sáp nhập quốc gia láng giềng. Đây là những bình luận mà Thủ tướng Carney cho là thiếu tôn trọng và không hữu ích.

Thủ tướng Carney nhận định Tổng thống Trump đang chờ đợi kết quả bầu cử ở Canada trước khi gọi điện cho người chiến thắng. (Reuters)

*Trung Quốc chỉ trích "hành vi can thiệp" của Mỹ vào công việc nội bộ của Venezuela: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn ngày 25/3 cáo buộc Mỹ "can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela" sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu và khí đốt từ quốc gia Nam Mỹ này.

Trả lời họp báo thường kỳ, ông Quách Gia Khôn nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela, bãi bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương bất hợp pháp áp đặt đối với Venezuela và làm nhiều việc có lợi cho hòa bình, sự ổn định và phát triển của Venezuela và các quốc gia khác". (AFP)

*Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7: Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) ngày 24/3 cảnh báo Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Trước đó, ngày 19/3, người phát ngôn Văn phòng Ngân sách Quốc hội phi đảng phái thông báo cơ quan này sẽ công bố dự báo riêng về “Ngày X” - thời điểm mà Bộ Tài chính Mỹ không còn khả năng gánh vác tất cả các nghĩa vụ.

Nước Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ và các thị trường tài chính trên toàn cầu sẽ trở nên bất ổn nếu xuất hiện dù chỉ là một dấu hiệu cho thấy viễn cảnh đó có thể xảy ra. (Reuters)

Máy bay của hải quân Trung Quốc rơi khi diễn tập

Máy bay của hải quân Trung Quốc rơi khi diễn tập

Theo thông báo của quân đội Trung Quốc, một máy bay tiêm kích Hải quân nước này đã bị rơi trong quá trình diễn tập ...

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Trong khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước, lãnh đạo một số nước châu Âu đã sốt sắng ...

Đàm phán Nga-Mỹ kéo dài 12 giờ: Thảo luận mọi thứ, rất phức tạp nhưng hữu ích, bất ngờ hé lộ sự tham gia của bên thứ 3

Đàm phán Nga-Mỹ kéo dài 12 giờ: Thảo luận mọi thứ, rất phức tạp nhưng hữu ích, bất ngờ hé lộ sự tham gia của bên thứ 3

Nga và Mỹ vừa tổ chức một cuộc họp quan trọng tại Riyadh, thủ đô của Saudi Arabia, vào ngày 24/3, kéo dài 12 giờ, ...

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng vũ khí hóa vấn đề thương mại, tăng cường hợp tác với Ấn Độ

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng vũ khí hóa vấn đề thương mại, tăng cường hợp tác với Ấn Độ

Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Lưu Bằng Vũ kêu gọi phía Mỹ ngừng chính trị hóa và vũ khí hóa ...

Bắc Kinh lên án tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Canada

Bắc Kinh lên án tuyên bố của Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Canada

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada - nước chủ nhà cuộc họp các Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) kết ...

Đọc thêm

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Nhân 100 ngày nắm quyền, Tổng thống Trump tặng ngành nhập khẩu ô tô và phụ tùng 'món quà giảm nhẹ thuế quan'

Mức thuế ô tô 25% vẫn được áp dụng, nhưng sẽ không còn chồng lên mức thuế 25% đối với nhôm và thép mà Tổng thống Trump đã ký vào ...
Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Nhớ về 'thời hoa đỏ', một lá phổi và câu chuyện 200cc máu

Tôi đã có dịp trò chuyện cùng cựu chiến binh Nguyễn Tài Đạt, nghe ông kể lại những năm tháng chiến tranh gian khổ, hào hùng của dân tộc.
Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh thần hòa giải

Dư luận quốc tế: Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột phi lý nhất của thế kỷ trước; minh chứng về sức mạnh của lòng bao dung và tinh ...
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Điểm dừng chân đặc biệt - nơi hiện thực và ký ức cùng tồn tại

Sự kiện 30/4 không chỉ là dịp để người Việt Nam tưởng nhớ quá khứ hào hùng mà còn là cơ hội để bạn bè quốc tế hiểu hơn về ...
Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đại sứ Việt Nam tại Nga thăm động viên Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi đã tới thăm, động viên đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng ...
Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Thống kê 'chống lại' Arsenal sau trận thua PSG

Nếu lịch sử lặp lại, Arsenal sẽ có rất ít cơ hội lọt vào trận chung kết Champions League sau thất bại trước PSG trong trận bán kết lượt đi.
Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB năm nay chứng kiến bức tranh xám màu của kinh tế thế giới, trước áp lực từ thuế quan Mỹ.
Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động