Tin thế giới 26/2: Kiev cảnh báo kế hoạch tấn công mới của Moscow, CIA lập nhiều căn cứ bí mật ở Ukraine, Houthi lại bắn vào tàu Mỹ

Nhất Phong
Ba Lan tiêu hủy ngũ cốc của Ukraine, người Nga xin tị nạn ở Hàn Quốc tăng vọt, Giám đốc CIA bí mật thăm Kiev, tấn công khủng bố ở Burkina Faso, Ukraine công khai số binh sĩ thiệt mạng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nga tuyên bố phá hủy hệ thống Patriot của Ukraine
Nga tuyên bố phá hủy hệ thống Patriot thứ 2 do Mỹ cung cấp cho Ukraine. (Nguồn: Global Look Press)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ukraine thông báo bắn hạ nhiều UAV và tên lửa của Nga: Không quân Ukraine ngày 26/2 cho biết Nga đã phóng 14 máy bay không người lái (UAV) tấn công và một loạt tên lửa vào Ukraine trong đêm, và các hệ thống phòng không Ukraine đã tiêu diệt 9 UAV cùng 3 tên lửa dẫn đường trên khu vực Kharkov và Dnipropetrovsk.

Trên Telegram, Không quân Ukraine thông báo Nga cũng phóng 2 tên lửa S-300 từ các hệ thống phòng không và một tên lửa Kh-31P không đối đất nhưng không cho biết các tên lửa và UAV này có bị bắn hạ hay không. (Reuters)

Tin liên quan
Ukraine tuyên bố kế hoạch tấn công mới, bầu trời Crimea Ukraine tuyên bố kế hoạch tấn công mới, bầu trời Crimea 'đỏ lửa'

* Ukraine cảnh báo kế hoạch tấn công mới của Nga: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 25/2 cảnh báo các lực lượng Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công khác ở Ukraine vào cuối tháng 5 hoặc mùa Hè tới.

Phát biểu họp báo, ông Zelensky khẳng định: “Chúng tôi sẽ chuẩn bị cho cuộc tấn công bắt đầu vào ngày 8/10, nhưng tôi nghĩ nó sẽ không mang lại kết quả nào”. (AP)

* Nga phá hủy hệ thống Patriot của Ukraine: Trên mạng xã hội “Iznanka” tối 25/2 đã xuất hiện video cho thấy cảnh hệ thống tên lửa phòng không (SAM) Patriot của Mỹ thuộc phiên chế Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) bị há hủy.

Trang mạng này đồng thời lưu ý rằng đây là hệ thống phòng không Patriot thứ 2 của Ukraine bị phá hủy trong tuần này, tuy nhiên Bộ Quốc phòng LB Nga mới xác nhận việc phá hủy bệ phóng tên lửa Patriot trước đó. (TASS)

* Ukraine lên kế hoạch phản công mới: Ngày 25/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này đã lên kế hoạch cụ thể cho một cuộc phản công mới chống lại Nga.

Phát biểu họp báo ở Kiev, ông Zelensky nói rằng một cuộc cải tổ quân sự lớn khiến người đứng đầu quân đội Ukraine bị thay thế hồi đầu tháng này có liên quan đến kế hoạch hành động mới trên chiến trường. Trước đó, ông Zelensky cho hay kế hoạch phản công của Kiev vào năm ngoái đã bị rò rỉ và kết thúc "trên bàn ở Điện Kremlin" trước khi chiến dịch bắt đầu.

Quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công vào năm ngoái nhưng không thể xuyên thủng các tuyến phòng thủ đã được chuẩn bị sẵn ở phía Nam và phía Đông do Nga kiểm soát. (AFP)

* Ukraine phát hiện 47 mạng lưới tình báo Nga: Ngày 25/2, Giám đốc cơ quan an ninh SBU của Ukraine, ông Vasyl Maliuk thông báo nước này đã phát hiện 47 mạng lưới gián điệp Nga hoạt động tại Ukraine trong năm 2023.

Ông Maliuk đưa ra thông tin này trong một hội nghị được truyền hình ở Kiev, đồng thời nói thêm rằng chính quyền Ukraine đã bắt giữ hơn 2.000 người bị tình nghi là "kẻ phản bội" kể từ khi xung đột bùng phát. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Một nước Nam Á dừng cấp thị thực dài hạn cho công dân Nga và Ukraine

* Ukraine công khai số binh sĩ thiệt mạng từ khi xung đột: Ngày 25/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết 31.000 binh sĩ nước này đã thiệt mạng kể từ khi Nga bắt đầu phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào nước này cách đây 2 năm. Đây là lần đầu tiên Ukraine công bố số liệu thương vong trong hơn một năm qua.

Phát biểu họp báo ở Kiev, ông Zelensky từ chối tiết lộ số người bị thương vì thông tin này sẽ có lợi cho việc lập kế hoạch quân sự của Nga.

Ukraine chưa công bố tổn thất quân sự kể từ cuối năm 2022, thời điểm cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết 13.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng phát hôm 24/2/2022. (Sputnik)

Châu Á-Thái Bình Dương

* Bắc Kinh phản đối Mỹ trừng phạt công ty Trung Quốc vì liên quan đến Nga: Ngày 26/2, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố nước này kiên quyết phản đối việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vì lý do liên quan đến Nga.

Trong tuyên bố trên trang web riêng, Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe hôm 23/2 đã công bố gói hạn chế thương mại mới đối với 93 thực thể đến từ Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kyrgyzstan, Ấn Độ và Hàn Quốc vì liên quan đến Nga. (AFP)

*Taliban trả tự do cho nhà hoạt động người Áo: Ngày 25/2, chính quyền Taliban ở Afghanistan đã trả tự do cho Herbert Fritz, một công dân Áo theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu 84 tuổi, người đã bị bắt ở Afghanistan vào tháng 5 năm ngoái.

Tờ báo Der Standard của Áo, Bộ Ngoại giao nước này đã nỗ lực để đảm bảo việc trả tự do cho Fritz kể từ tháng 5 năm ngoái, đồng thời cảm ơn Qatar và đại diện của Liên minh Châu Âu tại Kabul vì đã hỗ trợ nỗ lực đưa Fritz trở lại Áo. Ông Fritz là thành viên sáng lập của đảng Dân chủ Quốc gia (NDP), một nhóm cực hữu bị cấm hoạt động vào năm 1988. (Der Standard)

* Số người Nga xin tị nạn ở Hàn Quốc tăng gấp 5 lần: Theo kênh truyền hình CNN của Mỹ, trong năm 2023, một số lượng kỷ lục 5.800 người Nga đã xin tị nạn chính trị ở Hàn Quốc, tăng gấp 5 lần so với năm 2022. Ngoài ra, số liệu của năm 2023 đã vượt tổng số đơn xin tị nạn được ghi nhận trong hơn một phần tư thế kỷ - từ năm 1994 đến năm 2019.

Sau Nga, số người tị nạn lớn nhất vào Hàn Quốc đến từ Kazakhstan - hơn 2.000 người, 1.300 người Trung Quốc và 1.200 người Malaysia. Chính quyền Hàn Quốc cho rằng việc trốn nghĩa vụ quân sự không phải là cơ sở để có được quy chế tị nạn. (Yonhap/CNN)

* Trung Quốc công bố sách Xanh về công nghệ hàng không vũ trụ: Tại cuộc họp báo ngày 26/2, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã công bố sách Xanh về khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Theo đó, Trung Quốc dự kiến thực hiện 100 vụ phóng vũ trụ trong năm 2024, một kỷ lục mới của nước này. Các vụ phóng này gồm chuyến bay đầu tiên từ sân bay vũ trụ thương mại đầu tiên của Trung Quốc và các vụ phóng vệ tinh nhằm thiết lập các nhóm vệ tinh.

Sân bay vũ trụ thương mại đầu tiên của Trung Quốc hiện đang được xây dựng tại thành phố Văn Xương (Wenchang) trên đảo Hải Nam. CASC là đơn vị phát triển các loại tên lửa và là đơn vị dẫn đầu ngành vũ trụ của Trung Quốc. (Tân Hoa Xã)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc hoàn thành sứ mệnh không gian thứ 483 của loạt tên lửa đẩy Trường Chinh

* Hàn Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với Nga và Belarus: Bộ Thương mại Hàn Quốc ngày 26/2 cho biết nước này có kế hoạch siết chặt kiểm soát xuất khẩu đối với Nga và Belarus liên quan tới các mặt hàng nhiều khả năng được sử dụng vì mục đích quân sự.

Thông báo trên được đưa ra sau khi Hàn Quốc bổ sung 682 mặt hàng có mục đích sử dụng quân sự thực tế hoặc tiềm năng vào danh sách các mặt hàng bị cấm vận chuyển đến Nga và Belarus vào tuần trước.

Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết thêm, sẽ đặc biệt tập trung vào giám sát việc xuất khẩu "các mặt hàng được ưu tiên cao", bao gồm cả chip có thể áp dụng cho máy bay không người lái, với các quốc gia đối tác khác. (Yonhap)

Châu Âu

*Đức ráo riết tìm nguồn đạn dược cho Ukraine: Tạp chí Spiegel của Đức ngày 26/2, nước này đang ráo riết tìm kiếm đạn pháo cho lực lượng vũ trang Ukraine. Tướng Christian Freuding, người đứng đầu trụ sở đặc biệt về Ukraine thuộc Bộ Quốc phòng Đức, cho hay: “Chúng tôi đang cố gắng mua đạn trên toàn thế giới”.

Theo Spiegel, thời gian đang không ủng hộ các đồng minh châu Âu của Ukraine. Theo các cơ quan tình báo phương Tây, nguồn dự trữ của Ukraine sẽ cạn kiệt “muộn nhất là vào tháng 6” và có thể còn sớm hơn. (Spiegel/Sputnik)

* Nga triển khai thiết bị không người lái FPV Upir đầu tiên đến chiến trường: Theo TASS, lô thiết bị không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) Upir đầu tiên có thiết bị chụp ảnh nhiệt đã được Quân đội Nga triển khai đến vùng chiến dịch quân sự đặc biệt.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo quân đội nước này sẽ được trang bị UAV điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo.

Luôn đi đầu với những công nghệ tiên tiến, quân đội Nga đã tận dụng khả năng của thiết bị không người lái FPV và tích hợp chúng vào các hoạt động trinh sát và giám sát một cách hiệu quả. (Sputnik/TASS)

* CIA lập 12 căn cứ bí mật trên lãnh thổ Ukraine: Thời báo New York (NYT) ngày 25/2 cho biết Washington trong một thời gian dài đã biến Ukraine thành một trong những khu vực chính để chống Nga thông qua việc tạo ra các căn cứ bí mật dọc biên giới giữa Ukraine và Nga, nơi thực hiện công việc tình báo, kể cả việc theo dõi các hoạt động của quân đội Nga từ trên không.

Theo NYT, từ 12 căn cứ bí mật do CIA tham gia lập ra, mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ Nga đều bị theo dõi. Ngoài ra, kể từ năm 2016, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã huấn luyện các đội đặc nhiệm của Ukraine, bao gồm cả mục đích thu thập thông tin về công nghệ quân sự LB Nga sử dụng, chặn các chương trình phát sóng vô tuyến … Một trong những trung tâm như vậy đã đào tạo Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Quân đội (GUR) hiện nay của Ukraine, Kyrylo Budanov. (NYT)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: 'Trùm' tình báo Mỹ cảnh báo 'pha phản lưới nhà có quy mô lịch sử', Nga hạ gục gần trăm vũ khí một ngày

* Ba Lan tiêu hủy ngũ cốc của Ukraine: Khoảng 160 tấn ngũ cốc Ukraine đã bị tiêu hủy tại một nhà ga đường sắt Ba Lan trong bối cảnh các cuộc biểu tình quy mô lớn đang diễn ra. Trên mạng xã hội X, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov đăng những bức ảnh chụp những đống ngũ cốc bị đổ ra từ các toa tàu. Ông Oleksandr viết: "Những bức ảnh này cho thấy 160 tấn ngũ cốc Ukraine bị tiêu hủy. Ngũ cốc đang được vận chuyển đến cảng Gdansk và sau đó đến các nước khác. Đây là vụ phá hoại thứ tư tại các nhà ga ở Ba Lan".

Trong tháng 2 này, nông dân Ba Lan đã biểu tình phản đối điều mà họ cho là sự cạnh tranh không công bằng từ Ukraine cũng như các quy định về môi trường của Liên minh châu Âu. Những người biểu tình đã chặn các cửa khẩu biên giới với Ukraine và đường cao tốc, đồng thời đổ ngũ cốc của Ukraine từ các toa tàu xuống đường ray. (Politico)

*Giám đốc CIA bí mật thăm Kiev: Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns đã bí mật thăm Ukraine vào ngày 22/2. Đây là chuyến thăm thứ 10 kiểu này kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát hôm 24/2. Chuyến thăm nhằm trấn an giới lãnh đạo Ukraine trong tình huống Hạ viện Mỹ không phê duyệt nguồn tài trợ bổ sung cho Kiev.

Quốc hội Mỹ đã không thể phê duyệt nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine kể từ tháng 10/2023. Trong thời gian này, Mỹ đã đình chỉ việc cung cấp vũ khí và đạn dược, bao gồm cả đạn pháo, cho Kiev vào cuối tháng 12/2023, trong khi nguồn cung cấp của EU không đáp ứng được những gì Ukraine cần. (TASS)

Trung Đông – Châu Phi

*Houthi tấn công tàu chở dầu Mỹ: Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) sáng 26/2 thông báo lực lượng Houthi của Yemen ngày 24/2 đã phóng một tên lửa đạn đạo chống hạm nhắm vào tàu chở dầu MV Torm Thor của Mỹ trên Vịnh Aden, tuy nhiên trượt mục tiêu.

Theo CENTCOM, tên lửa không gây thương vong hay thiệt hại. Hôm 25/2, nhóm có liên hệ với Iran tuyên bố nhắm mục tiêu vào tàu này, trong bối cảnh Houthi tiếp tục tấn công các tuyến vận tải biển để thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở Gaza. Quân đội Mỹ cũng thông báo bắn hạ hai phương tiện tấn công trên không không người lái một chiều ở phía Nam Biển Đỏ vào ngày 25/2 để "tự vệ". (Reuters)

*Tấn công khủng bố ở Burkina Faso, ít nhất 15 người thiệt mạng: Ít nhất 15 dân thường đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong một cuộc tấn công "khủng bố" vào một nhà thờ Công giáo ở miền Bắc Burkina Faso.

Đây chỉ là vụ mới nhất trong một loạt hành động tàn bạo được cho là do các nhóm thánh chiến hoạt động trong khu vực thực hiện, một số nhắm vào các nhà thờ Công giáo trong khi số khác liên quan đến việc bắt cóc các giáo sĩ.

Burkina Faso là một phần của khu vực Sahel rộng lớn, nơi đã bị vướng vào cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực đang gia tăng kể từ cuộc nội chiến ở Libya năm 2011, sau đó là sự tiếp quản của phe Hồi giáo ở miền Bắc Mali vào năm 2012.(AFP)

* 3 thành viên Hezbollah thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel: Tân Hoa xã ngày 25/2 dẫn các nguồn tin quân sự Lebanon cho biết, 3 tay súng Hezbollah đã thiệt mạng và 9 người, trong đó có 3 thành viên nhóm này và 6 thường dân, bị thương trong các cuộc tấn công của Israel vào biên giới phía Nam Lebanon.

Israel đã tiến hành 13 cuộc không kích vào 6 thị trấn và làng mạc ở khu vực biên giới và pháo kích vào 18 ngôi làng và thị trấn ở miền Nam Lebanon. Trong khi đó, Hezbollah thông báo rằng các tay súng của họ đã tấn công một số địa điểm của Israel.

Các cuộc đối đầu giữa Hezbollah và Israel đã khiến 314 người ở phía Lebanon thiệt mạng, trong đó có 212 thành viên Hezbollah và 59 dân thường. Trong một diễn biến liên quan, ngày 25/2, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết nước này sẽ không ngừng hành động chống lại phong trào Hezbollah ở Lebanon, ngay cả khi lệnh ngừng bắn và thỏa thuận con tin ở Gaza được đảm bảo. (Times of Israel)

Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ, tái thiết Ukraine

Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ, tái thiết Ukraine

Đài NHK dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết Tokyo có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung ...

Một nước Nam Á dừng cấp thị thực dài hạn cho công dân Nga và Ukraine

Một nước Nam Á dừng cấp thị thực dài hạn cho công dân Nga và Ukraine

Chính quyền Sri Lanka thông báo chấm dứt gia hạn thị thực du lịch dài hạn cho hàng nghìn công dân Nga và Ukraine đang ...

Mỹ trừng phạt một công ty của đồng minh vì liên hệ với Nga

Mỹ trừng phạt một công ty của đồng minh vì liên hệ với Nga

Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 25/2 cho biết Công ty Daesung International Trading có trụ sở tại Hàn Quốc bị Mỹ ...

Nga xây dựng thành công hệ thống chống UAV

Nga xây dựng thành công hệ thống chống UAV

Nga đã tạo ra hệ thống toàn diện chống máy bay không người lái (UAV), có khả năng xác định và ngăn chặn kịp thời ...

Mỹ 'tuyên án' với doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến Nga, Bắc Kinh phản ứng thế nào?

Mỹ 'tuyên án' với doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến Nga, Bắc Kinh phản ứng thế nào?

Ngày 26/2, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố kiên quyết phản đối việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với các doanh nghiệp ...

Đọc thêm

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động