Tin thế giới 26/7: Trung Quốc điều quân và xe tăng tới Nga; cơn 'hoảng loạn' của châu Âu bắt đầu? Tổng thống Pháp thăm châu Phi

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng khí đốt khiến Liên minh châu Âu (EU) khẩn cấp tìm cách ứng phó, Nga-Trung chuẩn bị tập trận, Tổng thống Pháp công du châu Phi... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 26/7: Trung Quốc điều quân và xe tăng tới Nga; cơn 'hoảng loạn' của châu Âu bắt đầu? Tổng thống Pháp thăm châu Phi
Châu Âu đang vật lộn với nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông sắp đến. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Kiev tố Nga tấn công vào khu vực duyên hải Ukraine: Ngày 26/7, Ukraine cho biết, lực lượng Nga đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các mục tiêu trên bờ Biển Đen gần thành phố cảng Odessa và ở Mykolaiv.

Hiện lực lượng cứu hộ đang thực hiện nhiệm vụ ở khu vực gần Odessa. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cảng ở khu vực Mykolaiv lân cận cũng bị hệ thống tên lửa S-300 được triển khai ở khu vực Kherson do Nga kiểm soát tấn công. (AFP)

* Nga tố Ukraine tấn công trạm hải quan trên biên giới: Ngày 26/7, Thống đốc tỉnh Bryansk của Nga Alexander Bogomaz cho biết, một máy bay không người lái (UAV) từ lãnh thổ Ukraine đã thả thiết bị nổ tấn công trạm kiểm soát Troebortnoe ở khu vực Sevsky (giáp với tỉnh Sumy của Ukraine).

Theo quan chức này, vụ tấn công khiến 4 người bị thương. Chính quyền tỉnh Bryansk đã gia hạn cảnh báo nguy cơ khủng bố cao trong tỉnh này thêm 15 ngày. (RT)

* Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei đã đến thăm Ukraine vào ngày 25/7 theo lời mời của người đồng cấp nước chủ nhà Volodymyr Zelensky được đưa ra từ tháng 6 trong một cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo.

Theo hãng thông tấn nhà nước Guatemala (AGN), Tổng thống Ukraine mời người đồng cấp Guatemala tới để tận mắt chứng kiến "những thiệt hại do cuộc xung đột gây ra" và thảo luận về kế hoạch tái thiết quốc gia Đông Âu này. Một nguồn tin cho hay, ông Giammattei đã đến thăm các thành phố Bucha, Borodianka và Irpin.

Tổng thống Zelensky bày tỏ cảm kích trước chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Guatemala, nhấn mạnh rằng đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Mỹ Latinh tới quốc gia Đông Âu trong 12 năm qua.

* Thỏa thuận ngũ cốc không ảnh hưởng chiến dịch quân sự của Nga: Ngày 25/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, các nghĩa vụ của Liên bang Nga trong thỏa thuận ngũ cốc đạt được ở Istanbul không cấm Moscow tiếp tục thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine và phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự.

* Ukraine tiếp tục nhận hỗ trợ từ Đức, Anh: Ngày 25/7, Kiev đã nhận được 3 khẩu pháo Gepard đầu tiên cùng của Đức cùng hàng chục nghìn đạn pháo. Đức sẽ chuyển giao 12 pháo tự hành Gepard tiếp theo cho Ukraine trong thời gian tới. Đây là lô vũ khí hạng nặng thứ 2 Berlin chuyển giao cho Kiev.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố, nước này đã viện trợ quân sự cho Ukraine và sẽ tiếp tục cung cấp cho Kiev các vũ khí mới, cũng như đặt mục tiêu giúp huấn luyện cơ bản cho 10.000 lính nghĩa vụ quốc gia Đông Âu. (DW)

TIN LIÊN QUAN
Không phải xung đột Nga-Ukraine, đây mới là 'thủ phạm' gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu

Châu Âu

* Nga tiếp tục giảm sâu lượng khí đốt tới châu Âu qua Dòng chảy phương Bắc 1 xuống còn 20%, tương dương 33 triệu m3/ngày kể từ 4h ngày 27/7 theo giờ GMT (11h cùng ngày giờ Hà Nội), giảm so với công suất tối đa là 160 triệu m3/ngày. (AFP)

* Châu Âu hoảng loạn sau khi Nga cắt giảm khí đốt: Ngày 25/7, nhà báo phụ trách chuyên mục cho tờ Express của Anh Jacob Paul viết rằng, sự hoảng loạn bắt đầu ở châu Âu sau tin Nga giảm lượng khí đốt tới châu Âu xuống còn 33 triệu m3/ngày.

Nhà báo lưu ý rằng các bộ trưởng năng lượng EU đã ngay lập tức phản ứng trước động thái này khi nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào hôm nay (26/7) để thảo luận về kế hoạch tiết kiệm khí đốt khẩn cấp của EU. Bài báo viết: "Đây chính xác là diễn biến mà Ủy ban châu Âu lo ngại".

Trong khi đó, người phụ trách chính sách năng lượng EU Kadri Simson cho rằng, việc Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga thông báo sẽ giảm hơn nữa việc giao khí đốt đến châu Âu mang động cơ chính trị, bất chấp việc Gazprom tuyên bố lý do cho động thái của mình là cần bảo dưỡng tuabin. (Reuters, Express)

* EU đạt thỏa thuận chính trị về cắt giảm nhu cầu khí đốt: Đại diện Czech - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU - thông báo, Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên EU đã đạt được một thỏa thuận chính trị về cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hoan nghênh các nỗ lực nhằm phối hợp các biện pháp tiết kiệm khí đốt trên khắp EU, đồng thời nêu rõ: "Chúng ta sẽ không bị chia rẽ bởi vấn đề khan hiếm khí đốt, thay vào đó chúng ta đoàn kết cùng nhau và đó là dấu hiệu quan trọng nhất được gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin".

Trước đó, người phụ trách chính sách năng lượng EU Kadri Simson đánh giá, việc giảm trước nhu cầu khí đốt là một chiến lược khôn ngoan.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa cho rằng, đề xuất trên của EU "không rõ ràng", vì nó không bao gồm các mục tiêu ràng buộc, vì vậy, Warsaw phản đối việc áp đặt các mục tiêu bắt buộc đối với mỗi quốc gia thành viên EU.

Bộ trưởng Môi trường Ireland Eamon Ryan thì cho rằng, đề xuất của EU sẽ không đủ để vượt qua mùa Đông khi nguồn cung khí đốt của Nga tiếp tục bị cắt giảm. (Reuters, Sputnik)

* Nga xem xét cấp giấy phép cho tàu đi qua Tuyến đường biển phía Bắc: Ngày 26/7, tờ RBK của Nga cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đã đề xuất cấp giấy phép cho tàu quân sự và tàu chính phủ nước ngoài đi qua Tuyến đường biển phía Bắc (NSR). Giấy phép này có giá trị trong vòng 90 ngày.

Hiện Uỷ ban chính phủ đã thông qua việc đưa các sửa đổi do Bộ Quốc phòng Nga đề xuất vào luật liên bang "Về nội thuỷ, lãnh hải và vùng giáp ranh của Liên bang Nga".

Hiện ở Nga, các quy tắc hàng hải ở vùng biển NSR chỉ áp dụng cho các tàu thương mại, không áp dụng cho các tàu quân sự và phi thương mại khác của nước ngoài.

* Trung Quốc cử binh sĩ và xe tăng tới Nga tham gia tập trận: Một phái đoàn Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đang tới Nga để tham dự các cuộc diễn tập lục quân quốc tế của Moscow vào tháng tới. Đây là lần đầu tiên diễn ra sự kiện này kể từ khi Nga khởi động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Kênh quân đội của Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) ngày 25/7 đưa tin, một tàu chở quân nhân, xe tăng và phương tiện quân sự vừa rời Manzhouli, Nội Mông, miền Bắc Trung Quốc, đã di chuyển tới khu vực Zabaikalsk ở vùng viễn Đông Nga. Ngoài ra, nguồn tin không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Dự kiến, đội của Trung Quốc sẽ so tài với các đội đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ tại cuộc tập trận quân sự đa phương lớn nhất của Nga này. Theo kế hoạch, tập trận diễn ra từ ngày 13-27/8 ở khắp 12 quốc gia, trong đó có Nga, Iran, Ấn Độ, Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan và Armenia. (SCMP)

* Ngoại trưởng Mỹ thảo luận với lãnh đạo Armenian và Azerbaijan: Ngày 25/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken đã thảo luận riêng rẽ về "cơ hội lịch sử để đạt được hòa bình trong khu vực" với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev.

Ông Blinken đã ca ngợi cuộc gặp gần đây giữa ngoại trưởng 2 nước, khuyến khích tiếp tục đối thoại và ngỏ ý để Mỹ hỗ trợ "tạo điều kiện thuận lợi cho các mối liên kết giao thông và liên lạc trong khu vực". (State.gov)

* Đảng Dân chủ Italy hé lộ cương lĩnh vận động bầu cử: Ngày 25/7, lãnh đạo đảng Dân chủ (PD) trung tả của Italy Enrico Letta nói rằng, trong cuộc vận động bầu cử sắp tới, đảng này sẽ tập trung vào việc chống lại biến đổi khí hậu, bảo vệ quyền công dân.

Ông Letta đề cập việc nới lỏng luật quốc tịch cho người di cư và thúc đẩy các vấn đề xã hội, chẳng hạn như việc áp dụng mức lương tối thiểu.

Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ trung tả này cũng loại trừ khả năng liên minh với Phong trào 5 Sao (M5S) theo chủ nghĩa dân túy, song sẽ tìm cách gắn kết với tất cả các đảng vẫn trung thành với Thủ tướng Draghi, trong đó có đảng Italia Viva, do cựu Thủ tướng Matteo Renzi đứng đầu. (Politico)

TIN LIÊN QUAN
Nga giảm nguồn cung khí đốt đến EU: Chiến dịch của Đức bị 'trật bánh', thế giới ảnh hưởng ra sao?

Châu Á

* Mỹ đồng ý bán tên lửa không đối không cho Nhật Bản: Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo, Bộ Ngoại giao nước này chấp thuận bán cho Nhật Bản tên lửa không-đối-không tầm trung AIM-120C-7/8 tổng trị giá gần 293 triệu USD. Văn bản về giao dịch khả thi đã được đệ trình lên Quốc hội Mỹ.

Việc cung cấp được lên kế hoạch theo yêu cầu của phía Nhật Bản muốn mua 150 tên lửa AIM-120C-7/C-8 và 3 hệ thống dẫn đường của tên lửa AIM-120 AMRAAM.

Hợp đồng cũng bao gồm việc cung cấp các thùng chứa tên lửa AIM-120 cho các bộ phận điều khiển và thiết bị phụ tùng thay thế liên quan, cũng như các dịch vụ kỹ thuật và hậu cần. (Defense Brief)

* Trung Quốc đánh giá cao mối quan hệ với Indonesia: Sáng 26/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã bắt đầu chuyến thăm 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, với điểm đến đầu tiên là Bắc Kinh.

Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Bali Chu Hưng Long ngày 25/7 bày tỏ hy vọng sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước sẽ là “hình mẫu” cho các nước đang phát triển khác hướng tới việc thiết lập quan hệ cùng có lợi, cùng tiến bộ và phát triển.

Khẳng định quan hệ Trung Quốc-Indonesia sẽ trở thành yếu tố tiên phong trong việc tăng cường hợp tác Nam-Nam, ông Chu Hưng Long cho rằng, quan hệ giữa Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và Indonesia dưới thời Tổng thống Jokowi đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường. (Reuters)

* Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuối tuần này, dù ông Biden vẫn đang nhiễm Covid-19.

Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo là vấn đề đã được thảo luận trong thời gian dài. Nếu diễn ra như dự kiến, đây sẽ là cuộc nói chuyện đầu tiên giữa ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden trong 4 tháng qua.

Ông chủ Nhà Trắng cho biết "cảm thấy rất tuyệt" khi đang hồi phục và dự kiến sẽ kết thúc việc cách ly và trở lại làm việc bình thường vào cuối tuần. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Cuộc đua giành ảnh hưởng tại Sừng châu Phi

Châu Mỹ

* Tổng thống Brazil tiếp tục phản đối trừng phạt kinh tế Nga: Ngày 25/7, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro một lần nữa bác bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế mà các nước phương Tây đang áp dụng chống lại Nga.

Ông Bolsonaro tuyên bố sẽ không tham gia vào các lệnh trừng phạt nói trên và tiếp tục giữ vị trí cân bằng bởi nếu không có sự cân bằng trong vấn đề này, Brazil sẽ không có phân bón cho các hoạt động kinh doanh nông nghiệp của mình.

Trước đó, trong một video đăng tải trên mạng xã hội Tiktok ngày 7/7, ông Bolsonaro đã đánh giá các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, đặc biệt là các biện pháp mà Mỹ đang áp dụng, là sai lầm. (Tân Hoa Xã)

* Phái đoàn cấp cao Mỹ sắp thăm Solomon nhân kỷ niệm 80 năm ngày diễn ra trận chiến đảo Guadalcanal hồi Thế chiến II. Chuyến thăm diễn ra chỉ vài tháng sau khi quần đảo Thái Bình Dương này ký một hiệp ước an ninh gây tranh cãi với Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cùng các nhà ngoại giao cấp cao khác và tướng lĩnh quân đội sẽ tới thủ đô Honiara (Solomon) từ ngày 6-8/8 và tham dự các sự kiện tưởng niệm được tổ chức chung với phía Nhật Bản.

Trong tuyên bố ngày 25/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, phái đoàn nước này sẽ “nêu bật mối quan hệ lâu dài giữa Mỹ và Quần đảo Solomon", bao gồm cả quyết định gần đây về việc mở lại Đại sứ quán Mỹ tại Honiara. (CNA)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc tuyên bố mở rộng hoạt động quân sự ở Thái Bình Dương: 'Tiền trảm hậu tấu' và ý đồ đằng sau

Châu Phi

* Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm 3 nước châu Phi gồm Cameroon, Benin và Guinea-Bissau, kéo dài 3 ngày từ 25/7, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề cung cấp lương thực trong bối cảnh các quốc gia châu Phi quan ngại trước tình trạng thiếu hụt ngũ cốc do xung đột tại Ukraine.

Ngoài ra, vấn đề an ninh cũng sẽ được đề cập khi Pháp chuẩn bị hoàn tất việc rút quân khỏi Mali trong năm nay.

Đây là chuyến công du đầu tiên tới châu Phi trong nhiệm kỳ mới của ông Macron, trong bối cảnh ông chủ Điện Elysee tìm cách khởi động lại mối quan hệ thời hậu thuộc địa của Pháp với lục địa này theo cam kết đưa ra khi bắt đầu nhiệm kỳ mới. (AFP)

* Nga đánh giá cao vai trò của châu Phi trong chính sách đối ngoại: Ngày 26/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, vai trò của châu Phi trong chính sách đối ngoại của Moscow sẽ tăng lên đáng kể, trong khi phương tây hiện đang "hủy bỏ chính mình".

Phát biểu họp báo sau cuộc hội kiến Tổng thống Uganda Yoweri Museveni, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh: "Do những lợi ích cơ bản, lâu dài, vững bền, tầm quan trọng của châu Phi sẽ tăng lên, và sau những gì phương Tây đang làm liên quan mối quan hệ với Nga, càng làm tăng vai trò của châu Phi trong công tác đối ngoại của chúng tôi". (Sputnik)

* Algeria phát hiện 3 mỏ dầu và khí đốt mới ở lưu vực Illizi và Bắc Berkine thuộc phần lãnh thổ sa mạc Sahara của nước này.

Cụ thể, các mỏ khí đốt được tìm thấy ở lưu vực Illizi, trong đó, một mỏ khí đốt cho thấy lưu lượng 300.000 m3/ngày, trong khi mỏ khác là 213.000 m3/ngày.

Giếng dầu được phát hiện ở lưu vực Bắc Berkine có sản lượng ước đạt 1.300 thùng dầu và 51.000 m3 khí đốt/ngày. (AFP)

* Nhiều người di cư thiệt mạng trong vụ chìm thuyền ở Morocco: Ngày 25/7, nhà chức trách thị trấn Tarfaya, miền Nam Morocco, cho biết, 8 người di cư đã thiệt mạng sau khi thuyền chở họ bị lật ngoài khơi bờ biển nước này khi họ cố gắng tiếp cận quần đảo Canary của Tây Ban Nha.

Có 18 người sống sót và toàn bộ là người gốc Phi. Hiện chính quyền Morocco đã mở cuộc điều tra về hoạt động di cư bất hợp pháp này. (Reuters)

Tin thế giới 25/7: Nga nói về vụ tấn công cảng Odessa; Ấn Độ mang S-400 đến biên giới với Trung Quốc? Lời hứa của tân Tổng thống Philippines

Tin thế giới 25/7: Nga nói về vụ tấn công cảng Odessa; Ấn Độ mang S-400 đến biên giới với Trung Quốc? Lời hứa của tân Tổng thống Philippines

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, vụ tuabin khí của Dòng chảy phương Bắc 1, tuyên bố của ứng viên Thủ tướng Anh, quan hệ Ấn ...

Kiev nhận lô vũ khí hạng nặng thứ 2 từ Đức, Anh tính huấn luyện cho 10.000 lính Ukraine

Kiev nhận lô vũ khí hạng nặng thứ 2 từ Đức, Anh tính huấn luyện cho 10.000 lính Ukraine

Sau 1 thời gian bế tắc và tranh cãi trong việc giao pháo tự hành "Gepard" của Đức cho Ukraine, ngày 25/7, Kiev đã nhận ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều công trình ý nghĩa được Đội Công binh Việt Nam thực hiện hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đội Công binh Việt Nam gấp rút hoàn thành các công trình hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại khu vực Abyei.
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga: Mỹ đang tìm cách đe dọa các đối tác của Moscow, loại các đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường

Đại sứ Nga Anatoly Antonov tuyên bố, các biện pháp trừng phạt làm tăng sự hoài nghi về tính xây dựng của vai trò của Mỹ trên thế giới.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động