Tin thế giới 27/12: EU tính đường bơm 'núi tiền' cho Ukraine; Một nước châu Âu xuất khẩu vũ khí kỷ lục; Tổng thống Mỹ hạ lệnh 'nóng' ở Iraq

Hoàng Hà
Tình hình xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, khủng hoảng Trung Đông, vấn đề Đài Loan, Iran đáp trả thông tin tăng cường làm giàu uranium, Nga phát triển vũ khí mới... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 27/12: EU tính đường bơm 'núi tiền' cho Ukraine; Một nước châu Âu xuất khẩu vũ khí kỷ lục; Tổng thống Mỹ hạ lệnh 'nóng' ở Iraq
Xe tăng Armata của Nga được nhận định sẽ trở thành 'một loại vũ khí còn đáng gờm hơn' trong tương lai. (Nguồn: Wikipedia)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* EU tính 'kế hoạch B' cấp tiền cho Ukraine bất chấp chia rẽ nội bộ: Bất chấp phản đối nước thành viên Hungary, Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị một kế hoạch dự phòng cho phép cung cấp số tiền 20 tỷ Euro cho Kiev .

Kế hoạch này yêu cầu các quốc gia thành viên EU cấp bảo lãnh cho ngân sách của khối, cho phép Ủy ban châu Âu vay tới 20 tỷ Euro trên thị trường vốn cho Kiev vào năm 2024.

Các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành và con số cuối cùng sẽ được xác định dựa trên nhu cầu của Ukraine.

Về thông tin này, ngày 27/12, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, bất kỳ khoản viện trợ mới nào của EU cấp cho Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu này mà sẽ chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu. (Financial Times, Reuters)

Tin liên quan
Cửa ải lớn mà EU phải vượt qua nếu muốn kết nạp Ukraine Cửa ải lớn mà EU phải vượt qua nếu muốn kết nạp Ukraine

* Nga cảnh báo Hàn Quốc-Nhật Bản về những động thái mới liên quan Ukraine: Ngày 27/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, việc Nhật Bản chuyển giao các hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine sẽ gây "những hậu quả nghiêm trọng" cho quan hệ song phương.

Trong khi đó, đối với Hàn Quốc, vốn vừa mở rộng danh sách hàng hóa hạn chế xuất khẩu sang Nga bao gồm thiết bị xây dựng hạng nặng, pin sạc, linh kiện hàng không và một số ô tô, Moscow tuyên bố, Seoul không nên ngạc nhiên nếu bị trả đũa vì việc này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh: "Đây là một động thái không thân thiện được thực hiện theo yêu cầu của Mỹ. Nó sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế và ngành công nghiệp của Hàn Quốc. Chúng tôi có quyền thực hiện các biện pháp đáp trả và không nhất thiết phải là các biện pháp đối xứng". (Reuters)

* Ukraine rút quân khỏi Mariinka, thay đổi chiến lược quân sự trong năm 2024: Ngày 26/12, Tổng tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) Valeriy Zaluzhny cho biết, quân đội nước này đã rút lui khỏi thành phố Mariinka thuộc tỉnh Donetsk. Trước đó, Nga tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn thành phố này.

Theo Tướng Zaluzhny, chiến lược quân sự của VSU trong năm 2024 sẽ hướng tới hiệu quả cao hơn và bảo toàn binh sĩ, khẳng định rằng VSU sẽ không gặp vấn đề gì với vũ khí, cả về năng lực sản xuất nội địa cũng như nguồn cung phương Tây.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo, nhóm phi công F-16 đầu tiên của nước này đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản dưới sự hỗ trợ của Liên minh Không quân quốc tế. (Strana)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: Nhóm phi công F-16 đầu tiên hoàn thành huấn luyện, mục tiêu chiến lược năm 2024, thừa nhận rút quân khỏi Mariinka

Châu Âu

* Xuất khẩu vũ khí của Đức đạt mức kỷ lục: Số liệu của Bộ Kinh tế và bảo vệ khí hậu Đức cho thấy, trong năm 2023, chính phủ liên bang nước này đã phê duyệt các đơn hàng xuất khẩu vũ khí trị giá kỷ lục hơn 11,7 tỷ Euro.

So với giá trị xuất khẩu năm 2022 trước đó, con số này tăng 40%. Trong số đó, giá trị các loại vũ khí xuất khẩu đạt 6,15 tỷ Euro; giá trị các thiết bị quân sự khác đạt 5,6 tỷ Euro.

Gần 90% lượng vũ khí xuất khẩu của Đức được xuất sang các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ukraine và một số quốc gia như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc... Riêng lượng vũ khí xuất khẩu sang Ukraine đạt 4,15 tỷ Euro, chiếm hơn 1/3 tổng lượng vũ khí xuất khẩu. (TASS)

* Nga phát triển vũ khí mới, triển khai pháo tự hành gần biên giới Phần Lan: Tập đoàn công nghệ quốc phòng Rostec thông báo đã chế tạo loại máy bay không người lái (UAV) "cảm tử" mới có tên "Supercam" cũng như đang phát triển việc tăng cường hỏa lực cho xe tăng Armata.

Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ quốc phòng Rostec của Nga Sergei Chemezov cho hay, UAV Supercam gồm 2 phiên bản trinh sát và chiến đấu hiện đang được thử nghiệm, có khả năng "tự bảo vệ" cao trước các hệ thống tác chiến điện tử, giúp chúng khó bị phát hiện và đánh chặn.

Về xe tăng Armata, ông Chemezov nhận định, trong tương lai nó sẽ trở thành “một loại vũ khí còn đáng gờm hơn”, trong khi lựu pháo mới nhất của Nga "Koalitsiya" sẽ sớm xuất hiện trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt.

Bên cạnh đó, theo ông Chemezov, Nga cũng sẽ sớm triển khai các khẩu pháo tự hành mới nhất có tên Liên minh-SV tới Quân khu miền Bắc giáp Phần Lan và Na Uy, khi Moscow đã hoàn tất quá trình thử nghiệm và bắt đầu sản xuất hàng loạt. Lô pháo thí điểm đầu tiên sẽ được giao vào cuối năm 2023.

Loại pháo tự hành mới nhất này có tầm bắn lên tới 70 km, được trang bị pháo 2A88 hiện đại cỡ nòng 152 mm với tốc độ bắn hơn 10 viên mỗi phút, cũng như hệ thống hiện đại để tự động hóa các quy trình. (Reuters)

* Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận việc Thụy Điển gia nhập NATO, theo thông tin được hãng thông tấn Anadolu đăng tải ngày 26/12.

Thủ tục này cho phép Stockholm tiến thêm một bước gần hơn với việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.

Tuy nhiên, thủ tục quan trọng nhất vẫn phải chờ phiên họp đại thể Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua. Hiện Ankara vẫn chưa ấn định ngày họp để biểu quyết về vấn đề này.

* Nga-Ấn Độ tiến gần hơn tới việc sản xuất thiết bị quân sự chung: Ngày 27/12, sau cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ S.Jaishankar ở thủ đô Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, hai bên đã đạt được tiến triển trong đàm phán về kế hoạch cùng sản xuất trang thiết bị quân sự.

Về phần mình, ông Jaishankar cho biết, Ấn Độ và Nga đã thảo luận về việc cần thúc đẩy hiệp định đầu tư song phương, đồng thời bày tỏ hy vọng kim ngạch thương mại hai bên trong năm nay sẽ vượt 50 tỷ USD.

Ngoài ra, Ấn Độ và Nga đã nhất trí rằng cuộc thương lượng với liên minh kinh tế Á-Âu về thỏa thuận thương mại tự do sẽ được nối lại trong nửa sau của tháng 1/2024. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Giá dầu Nga tăng vọt, Ấn Độ vẫn 'rút ví', vì sao vậy?

Châu Á

* Trung Quốc tái khẳng định nỗ lực sáp nhập Đài Loan: Ngày 26/12, trong hội nghị chuyên đề kỷ niệm 130 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh quyết tâm của Bắc Kinh trong việc sớm sáp nhập Đài Loan.

Theo ông Tập, việc "nhận ra sự thống nhất hoàn toàn của Trung Quốc là một xu hướng tất yếu", tuyên bố việc sáp nhập Đài Loan là vì lợi ích quốc gia lớn hơn và là "điều mà người dân mong muốn".

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng kêu gọi duy trì chính sách "một nước, hai chế độ" ở Hong Kong và Ma Cao, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của chính quyền trung ương phải thực thi "quyền tài phán chung" đối với các vùng lãnh thổ. (THX)

* Trung Quốc bổ nhiệm Tư lệnh Hải quân mới là chuyên gia về tàu ngầm Hồ Trung Minh. Truyền thông đại lục đưa tin, ông Hồ Trung Minh có nhiều kinh nghiệm trên biển, từng tham gia sứ mệnh toàn cầu đầu tiên của hải quân và nhiều cuộc tập trận.

Hôm 25/12, THX đã gián tiếp xác nhận việc bổ nhiệm trong một thông báo cho biết chỉ huy Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Hồ Trung Minh đã được thăng cấp đô đốc, công việc bao gồm giám sát các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Chủ tịch Tập Cận Bình, người đứng đầu Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê duyệt việc bổ nhiệm. (SCMP)

* Chính phủ Thái Lan thông qua dự luật ngân sách cho tài khóa 2024 sau nhiều tháng trì hoãn, theo thông báo của Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin ngày 26/12.

Ông Srettha cho hay, ngân sách dự kiến cấp cho tài khóa 2024 tăng 295 tỷ Baht (khoảng 8,5 tỷ USD) so với tài khóa 2023, tương đương mức tăng 9,3%.

Trong tổng số tiền dự kiến cho tài khóa 2024, 2.530 tỷ Baht (hơn 72 tỷ USD) sẽ được sử dụng cho chi tiêu cố định hàng năm của chính phủ, khoảng 118,36 tỷ Baht (3,3 tỷ USD) sẽ được đưa vào dự trữ của kho bạc, trong khi 715,38 tỷ Baht (20 tỷ USD) sẽ được dành làm quỹ đầu tư.

Ngoài ra, ông Srettha lưu ý, phần còn lại sẽ được dùng để trả các khoản vay của chính phủ.

Dự luật ngân sách cho tài khóa 2024 sau khi được chính phủ thông qua sẽ được chuyển đến Hạ viện xem xét. Phiên thảo luận đầu tiên tại Hạ viện dự kiến diễn ra vào ngày 3-4/1/2024. (Bangkok Post)

* Hàn Quốc mua thêm 20 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Mỹ, theo thông tin từ Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm Quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc ngày 27/12.

Từ đầu năm 2027, Tập đoàn hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin sẽ chuyển giao 20 máy bay F-35A - được nâng cấp khả năng vận hành vũ khí và các tính năng an ninh so với những chiếc hiện có - cho Hàn Quốc.

Cùng ngày, Hàn Quốc thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt độc lập đối với 8 cá nhân, bao gồm cả người đứng đầu cơ quan tình báo của Triều Tiên, vì liên quan buôn bán vũ khí và các hoạt động mạng bị cấm theo lệnh trừng phạt quốc tế. (Yonhap)

* Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên họp phiên toàn thể bắt đầu từ 26/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước này Kim Jong-un, tạo tiền đề cho việc công bố các quyết định chính sách trong năm 2024.

Ông Kim Jong-un xác định, năm 2023 là một năm có nhiều bước ngoặt và thay đổi lớn với Triều Tiên, đồng thời ca ngợi sự tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực bao gồm quân sự, kinh tế, khoa học và y tế công cộng mặc dù có một số "sai lệch".

Trong phiên khai mạc, nhà lãnh đạo Triều Tiên trình bày một báo cáo chi tiết liên quan "các chỉ số của nền kinh tế quốc gia nói chung, chứng minh rõ ràng rằng sự phát triển toàn diện của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đang được thúc đẩy một cách thực sự nghiêm túc". (KCNA)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên tiến hành cuộc họp quan trọng; Hàn Quốc trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng

Trung Đông - châu Phi

* Tổng thống Mỹ hạ lệnh không kích nhóm dân quân tại Iraq nhằm trả đũa các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở miền Bắc quốc gia Trung Đông này khiến 3 người lính Mỹ bị thương hôm 25/12.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và đội ngũ an ninh quốc gia, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ thị ném bom vào 3 địa điểm ở Iraq đang được Lực lượng dân quân Kataib Hezbolla được Iran hậu thuẫn và những nhóm liên quan - vốn thừa nhận tiến hành cuộc tấn công hôm 25/12 - sử dụng.

Các cuộc tấn công được triển khai vào sáng sớm 26/12 (giờ địa phương), chưa đầy 13 giờ sau khi lực lượng Mỹ bị tấn công. Ông Austin cho rằng, việc ném bom là cần thiết và tương xứng, nhằm răn đe và làm suy yếu lực lượng quân sự được Iran hậu thuẫn. (Reuters)

* Palestine bác mọi quyết định liên quan việc tách Dải Gaza khỏi nhà nước: Ngày 26/12, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas chỉ trích cách Mỹ phủ quyết tất cả các nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm ngăn chặn hành động thù địch ở Dải Gaza, cho rằng cuộc chiến của Israel vẫn chưa kết thúc.

Nhà lãnh đạo khẳng định, người Palestine sẵn sàng chấp nhận mọi giải pháp dựa trên việc thành lập một nhà nước Palestine bao gồm Gaza, Bờ Tây và Jerusalem theo các thỏa thuận quốc tế liên quan, song, ông Abbas bày tỏ nghi ngờ sự sẵn sàng của Israel tham gia vào lộ trình này.

Cùng ngày, Đại sứ Palestine tại Nga Abdel Hafiz Nofal cho biết, Dải Gaza là một phần không thể tách rời của Palestine và không thể bị tách rời hoặc chịu sự chi phối của các kế hoạch chiếm đóng hoặc phân chia của Israel.

Ông Nofal nói: "Chính phủ Palestine do Tổng thống Abbas lãnh đạo sẽ bác bỏ mọi quyết định liên quan việc tách Dải Gaza khỏi nhà nước Palestine. Không thể có bất kỳ nhà nước Palestine nào nếu không có Gaza và không ai có thể quyết định số phận của Gaza ngoài người dân Palestine".

Đề cập những bất đồng chính trị với Hamas - lực lượng kiểm soát Dải Gaza, Đại sứ Nofal cho biết, chính phủ Palestine vẫn coi phong trào này là "một phần của người dân Palestine". (Sputnik)

* Israel ngừng cấp thị thực tự động cho các nhân viên Liên hợp quốc, thay vào đó sẽ xem xét yêu cầu cấp thị thực theo từng trường hợp cụ thể.

* Iran bác báo cáo của IAEA về làm giàu uranium: Ngày 26/12, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho rằng, Iran đã đảo ngược quá trình "giảm tốc" trong chương trình làm giàu uranium ở mức tinh khiết lên đến 60%. Báo cáo này khiến Mỹ tỏ ra quan ngại.

Ngày 27/12, truyền thông Iran đưa tin, Tổng Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử nước này Mohammad Eslami khẳng định, Tehran "không làm gì mới và chỉ đang thực hiện các hoạt động theo quy định". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
IAEA báo động diễn biến mới về hạt nhân ở Iran, Mỹ rất quan ngại, Nga nói gì?

Châu Mỹ

* Quân đội Venezuela sẵn sàng cho “những thách thức sắp tới” để tiếp tục “đảm bảo chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này Vladimir Padrino López ngày 26/12.

Theo ông López, quân đội Venezuela vẫn luôn trong trạng thái cảnh giác để bảo vệ vùng lãnh thổ Essequibo đang tranh chấp với Guyana.

Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Mỹ Latinh của Venezuela Ángel Rodrígue đã lên án quyết định của Anh cử tàu chiến đến Guyana trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ của hai nước Nam Mỹ. (Anadolu)

Tin thế giới 26/12: Nga nói hoàn thành 'xuất sắc' mục tiêu chiến dịch, ông Zelensky vỡ lẽ? Ấn Độ 'nóng mặt', hành động lớn sau vụ tàu MV Chem Pluto

Tin thế giới 26/12: Nga nói hoàn thành 'xuất sắc' mục tiêu chiến dịch, ông Zelensky vỡ lẽ? Ấn Độ 'nóng mặt', hành động lớn sau vụ tàu MV Chem Pluto

Diễn biến mới của xung đột Nga-Ukraine, tình hình Trung Đông trong bối cảnh giao tranh ở Dải Gaza tiếp diễn, vấn đề an ninh ...

Quân đội Venezuela khẳng định sẵn sàng đối diện thách thức trong tranh chấp vùng Essequibo

Quân đội Venezuela khẳng định sẵn sàng đối diện thách thức trong tranh chấp vùng Essequibo

Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino López tuyên bố, lực lượng vũ trang nước này sẵn sàng đối mặt với “những thách thức sắp ...

Thụy Điển gia nhập NATO: Động thái mới nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ, Stockholm vẫn phải chờ để ‘đặt một chân’ vào tổ chức quân sự

Thụy Điển gia nhập NATO: Động thái mới nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ, Stockholm vẫn phải chờ để ‘đặt một chân’ vào tổ chức quân sự

Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/12 đã chấp thuận việc Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại ...

Cố vấn cấp cao tử vong ở Syria, Iran tố Israel, cảnh báo 'trả giá'

Cố vấn cấp cao tử vong ở Syria, Iran tố Israel, cảnh báo 'trả giá'

Reuters dẫn tin từ các nguồn an ninh và truyền thông của nhà nước Iran cho biết, một cố vấn cấp cao của Lực lượng ...

Biển Đỏ: Vũ khí của Houthi 'hoành hành', Mỹ nêu số lượng khủng; Ai Cập-Jordan tìm đường 'thoát' cho khu vực

Biển Đỏ: Vũ khí của Houthi 'hoành hành', Mỹ nêu số lượng khủng; Ai Cập-Jordan tìm đường 'thoát' cho khu vực

Biển Đỏ trở thành điểm nóng trong khủng hoảng Trung Đông, giữa lúc xung đột Israel-Hamas ở Dải Gaza đang đe dọa lan ra toàn ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Quốc hội Cuba với những nội dung, cơ chế hợp ...
Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ".
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di ...
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động