Nhỏ Bình thường Lớn

Brexit và những kịch bản "nước cờ cuối"

Chuỗi ồn ào về Brexit đang tiếp diễn bằng một tuần đầy sóng gió, với nguy cơ đẩy nước Anh tới kịch bản ra đi đầy bấp bênh hoặc tiếp tục bị ràng buộc với Liên minh châu Âu (EU) trong một mối quan hệ rất khó định nghĩa.
TIN LIÊN QUAN
brexit va nhung kich ban nuoc co cuoi Brexit: Thủ tướng Anh nhận được đảm bảo pháp lý từ EU trước cuộc bỏ phiếu 'định mệnh'
brexit va nhung kich ban nuoc co cuoi Thỏa thuận Brexit có nguy cơ tiếp tục bị bác bỏ tại Quốc hội Anh

Trước thời hạn chót ngày 29/3, Hạ viện Anh nhiều khả năng sẽ tiến hành tới 3 cuộc bỏ phiếu từ 12-15/3, và kết quả của các sự kiện này sẽ định đoạt tương lai của mối quan hệ đã kéo dài 46 năm giữa Anh và EU, mối quan hệ mà người dân Anh từng bỏ phiếu để cắt đứt trong cuộc trưng cầu ý dân gây choáng váng toàn châu Âu vào năm 2016. 

Thỏa thuận được thông qua

Tháng trước, đề xuất ra đi mà Thủ tướng Theresa May từng nhất trí cùng giới chức ở Brussels đã bị Hạ viện Anh thẳng thừng từ chối. Có hai nhân tố được cho là đang khiến lợi thế thuộc về Thủ tướng May trước cuộc bỏ phiếu lần thứ hai về đề xuất này. Trước hết, những người ủng hộ Brexit có thể sẽ nhận ra rằng đây là cơ hội tốt nhất – và cũng có thể là cuối cùng – để dứt khoát chia tay với liên minh. Và thứ hai, giới chức EU muốn mối quan hệ với Anh được ngã ngũ trước khi Nghị viện châu Âu khóa mới triệu tập vào tháng 7/2019. Điều này có thể sẽ buộc các nhà lãnh đạo EU phải đưa ra nhượng bộ phút chót đủ để thuyết phục Hạ viện Anh ủng hộ kế hoạch của bà May.

brexit va nhung kich ban nuoc co cuoi
Thủ tướng Anh Theresa May đang phải đối mặt với rất nhiều kịch bản về Brexit. (Nguồn: Reuters)

Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận mà hãng tin Bloomberg mới đây vừa tiến hành với sự tham gia của các chiến lược gia ngành ngân hàng tại London, người ta dự đoán có 37% cơ hội thỏa thuận ra đi sẽ được thông qua trước cuối tháng Ba này. 

Kịch bản “tay trắng” ra đi

Thủ tướng May đã từ bỏ chiến lược “không có thỏa thuận thậm chí còn tốt hơn là một thỏa thuận tồi” bằng việc đề xuất cơ quan lập pháp Anh loại bỏ khả năng Anh rời EU “tay trắng” trong các bài phát biểu hồi tháng trước.

Một cuộc bỏ phiếu về việc liệu Anh rút khỏi EU mà không có bất kỳ cái gì gọi là "Thỏa thuận Ra đi" sẽ diễn ra vào ngày 13/3 nếu Hạ viện Anh một lần nữa phủi bỏ đề xuất của bà May vào ngày 12/3. Nhà lãnh đạo Anh từ lâu vẫn cho rằng lo ngại về những trục trặc của tiến trình Brexit có thể là động lực để người ta ủng hộ kế hoạch mà bà đề xuất. 

Tuy nhiên, nguy cơ gián đoạn trong các hoạt động thương mại và đồng bảng Anh sụt giá là điều mà Thủ tướng Anh cùng các phụ tá khó có thể chống đỡ được. Ngày càng có nhiều phản đối công khai về lựa chọn này và cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện dù chỉ mang tính chất tham khảo song lại có ảnh hưởng lớn về mặt chính trị. Các chiến lược gia làm việc trong lĩnh vực ngân hàng dự đoán khả năng này chỉ có 10% cơ hội diễn ra. 

brexit va nhung kich ban nuoc co cuoi
Người biểu tình ủng hộ Brexit bên ngoài phố Downing ở London, Anh, ngày 9/3. (Nguồn: Reutes)

Trì hoãn Brexit

Cuộc bỏ phiếu thứ ba, diễn vào ngày 14/3 nếu hai cuộc bỏ phiếu trước đó kết thúc với kết quả “chống”, có thể sẽ dẫn đến việc bà May phải yêu cầu các lãnh đạo châu Âu chấp nhận gia hạn thời gian khởi động Brexit. Thủ tướng May từng nói đến khả năng việc trì hoãn này sẽ kéo dài tới tận cuối tháng 6 song tờ Financial Times cho biết một số nhà lập pháp đã tính đến quãng thời gian dài hơn – từ 9 cho tới 21 tháng. 

Brussels cũng có xu hướng ủng hộ lựa chọn trì hoãn Brexit dù điều này lại đặt ra vấn đề là liệu người Anh có quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử nghị viện châu Âu diễn ra vào tháng 5 tới hay không. Các lãnh đạo EU có quyền quyết định việc có hay không trì hoãn Brexit, vì vậy hội nghị thượng đỉnh vào ngày 21-22/3 sắp tới là sự kiện đặc biệt quan trọng. Người ta dự đoán khả năng này có 54% cơ hội trở thành sự thật. 

Trưng cầu ý dân lần hai

Mục đích của việc trì hoãn Brexit thực tế vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Không có nhiều tín hiệu khả quan cho thấy các bên liên quan sẽ dễ dàng tìm thấy một giải pháp mà họ vẫn mong mỏi trong suốt 2 năm liền đàm phán. Tuy nhiên, cả phe tìm cách duy trì mối quan hệ gần gũi nhất có thể giữa Anh và EU cùng phe đơn giản là chỉ muốn cắt đứt hoàn toàn mọi thứ đều đang gấp rút đẩy mạnh các mục tiêu của mình. 

Những đòi hỏi về một cuộc trưng cầu ý dân lần hai đã dấy lên ngay khi cuộc bỏ phiếu đầu tiên năm 2016 kết thúc với một kết quả quá sít sao nghiêng về phía những người hoài nghi EU. Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy người dân Anh vẫn chia rẽ về cả vấn đề Brexit cũng như việc có nên tiến hành một cuộc bỏ phiếu khác hay không. 

Việc tổ chức trưng cầu ý dân cần thời gian lên kế hoạch và tổ chức, cũng như cần có sự đồng thuận của cơ quan lập pháp. Việc Thủ tướng Anh cho tới nay vẫn phản đối khả năng này đồng nghĩa với việc nó có thể sẽ chỉ diễn ra chừng nào có sự thay đổi trong chính phủ và thậm chí là sau các cuộc bầu cử sớm. 

brexit va nhung kich ban nuoc co cuoi ​Toyota “dọa” dừng hoạt động tại Anh nếu xảy ra “Brexit không thỏa thuận”

Giám đốc điều hành (CEO) của Toyota Motor chi nhánh châu Âu mới đây đã lên tiếng cảnh báo Toyota có thể chấm dứt hoạt ...

brexit va nhung kich ban nuoc co cuoi Mỹ khẳng định quan hệ với Anh "quan trọng hơn bao giờ hết"

Đại sứ Mỹ tại London, ông Woody Jonhson ngày 6/3 cho rằng quan hệ giữa Anh và Mỹ quan trọng hơn bao giờ hết và ...

brexit va nhung kich ban nuoc co cuoi ​Brexit: Anh tìm kiếm thay đổi pháp lý nhằm tránh mắc kẹt trong điều khoản chốt chặn Ireland

Bộ trưởng Nhà ở của Anh James Brokenshire ngày 4/3 cho rằng, luật sư hàng đầu của Chính phủ Anh đang tìm kiếm những thay ...

Thu Hiền (theo AP)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'