Tin thế giới 28/10: Ba Lan ra 'tối hậu thư' cho Nga, ông Trump tự 'lấy đá đập chân mình'? Hàn Quốc có loạt động thái đáng chú ý

Hoàng Hà
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 28/10: Ba Lan ra 'tối hậu thư' cho Nga, ông Trump tự 'lấy đá đập chân mình'? Hàn Quốc có loạt động thái đáng chú ý
Tổng thống Yoon Suk Yeol (phải) gặp các học viên Học viện Không quân ở Seoul ngày 25/10. (Nguồn: Yonhap)

Châu Âu

* Ba Lan ra thời hạn chót đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại thành phố Poznan của quốc gia Trung Âu cho đến nửa đêm 30/11, theo lời Đại sứ Nga tại Warsaw Sergei Andreev.

Ngày 22/10, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã quyết định đóng cửa cơ quan ngoại giao trên của Nga và trục xuất các nhân viên ở đây với cáo buộc "phá hoại". Moscow đã phản ứng giận dữ trước động thái của Warsaw và cảnh báo "sẽ đáp trả đau đớn”.(Sputnik)

Tin liên quan
Ba Lan đi bước cực Ba Lan đi bước cực 'căng', Nga nổi giận dọa đáp trả 'đau đớn'

* Na Uy chi hơn 360 triệu USD mua tên lửa phòng không Mỹ AIM-120C-8 AMRAAM. Bộ trưởng Quốc phòng Bjoern Arild Gram nêu rõ: "Với việc được trang bị thêm nhiều tên lửa hiện đại hơn, Lực lượng vũ trang Na Uy sẽ có khả năng bảo vệ đất nước tốt hơn trước các cuộc tấn công từ trên không". (Reuters)

* Bầu cử Quốc hội Lithuania diễn ra ngày 27/10, theo đó, đảng Dân chủ Xã hội giành chiến thắng với 52 trong tổng số 141 ghế. Về thứ 2 là đảng cầm quyền Liên minh Tổ quốc-Dân chủ Cơ đốc giáo với tổng cộng 28 ghế giành được. Đảng dân túy cánh tả mới Zarya Nemunas về thứ 3 với 20 ghế. (AP)

* Bầu cử Quốc hội Bulgaria diễn ra ngày 27/10, đảng GERB trung hữu của cựu Thủ tướng Boyko Borissov nhận được 26,5% số phiếu ủng hộ, cao hơn gần 12% so với khối cải cách thân phương Tây do đảng Chúng ta tiếp tục thay đổi đứng đầu.

GERB có khả năng giành chiến thắng song sẽ phải tìm kiếm một đối tác liên minh để thành lập chính phủ. Đảng cực hữu Vazrazhdane đứng ở vị trí thứ ba, với 13,5% số phiếu ủng hộ. Ít nhất 7 đảng khác dường như cũng đã giành được ghế trong quốc hội gồm 240 ghế. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine ra điều kiện để hòa đàm với Nga

Châu Á-Thái Bình Dương

* Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chỉ thị cho các quan chức phải hoàn toàn sẵn sàng để đối phó với những rủi ro và bất ổn liên quan các cuộc xung đột đang diễn ra, giữa lúc xuất hiện thông tin về việc binh sĩ Triều Tiên sẽ được triển khai cùng quân đội Nga đến tham chiến tại Ukraine và căng thẳng tại Trung Đông leo thang. (Yonhap)

* Hàn Quốc thông qua kế hoạch sản xuất xe tăng chiến đấu K2 sử dụng hệ thống hộp số nội địa, đẩy nhanh tiến độ phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp sớm hơn 2 năm so với kế hoạch, trước năm 2033 cũng như phê duyệt kế hoạch mua thêm tên lửa PAC-3 và nâng cấp bệ phóng PAC-2 để tương thích trước năm 2031. (Yonhap)

* Phái đoàn cấp cao Hàn Quốc sẽ chia sẻ với Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định chính của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông tin về việc Triều Tiên triển khai quân đội tới Nga trong ngày 28/10. (Yonhap)

* Thủ tướng Slovakia Robert Fico thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 31/10-5/11, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiến. (Reuters)

* Bầu cử Hạ viện Nhật Bản kết thúc trong ngày 27/10 với việc liên minh cầm quyền gồm đảng Dân chủ tự do (LDP) và đảng Công Minh chính thức mất thế đa số, chỉ giành được tổng cộng 215/465 ghế. Đảng đối lập Dân chủ Lập hiến (CDPJ) đạt thành công lớn khi giành tới 148 ghế. (Kyodo)

* Uzbekistan công bố kết quả bầu cử Quố hội diễn ra ngày 27/10, theo đó, đảng Dân chủ tự do giành 64 trong tổng số 150 ghế. Đảng Dân chủ phục hưng quốc gia được 29 ghế, đảng Dân chủ xã hội công bằng được 21 ghế, đảng Dân chủ nhân dân được 20 ghế và đảng Môi trường được 16 ghế. (AP)

* Nhật-Trung-Hàn nhất trí nỗ lực tổ chức hội nghị ngoại trưởng và hội nghị thượng đỉnh "vào thời điểm thích hợp sớm nhất có thể" sau cuộc họp của các quan chức ba nước ngày 28/10. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Hạ viện Nhật Bản: 'Ván cược lớn' thất bại, LDP chứng kiến sự 'ra đi' đầu tiên, chính phủ của ông Ishiba sẽ ra sao sau những 'lời từ khước'?

Trung Đông-châu Phi

* Nga tìm mọi cách hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông, theo lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khi được hỏi về hậu quả của các cuộc không kích của Israel vào Iran. Theo ông, Moscow đang liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột này. (Reuters)

* Israel đột kích bệnh viện Kamal Adwan ở Gaza và đã bắt giữ khoảng 100 người tình nghi là các chiến binh Hồi giáo Hamas, theo thông báo của quân đội nước này. Bên trong bệnh viện và khu vực xung quanh, quân đội tìm thấy và thu giữ một số lượng vũ khí, tiền bạc và tài liệu tình báo. (Reuters)

* Israel yêu cầu sơ tán khẩn cấp tại một số khu vực thuộc thành phố Tyre ở miền Nam Lebanon, đồng thời cảnh báo sẽ tấn công các mục tiêu của lực lượng Hồi giáo Hezbollah tại đây. (AFP)

* Iran không điều chỉnh chính sách hạt nhân sau vụ tấn công của Israel hôm 26/10 cũng như "tuyệt đối không ủng hộ việc quân sự hóa chương trình hạt nhân". (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Chảo lửa Trung Đông: Iran cảnh báo 'hậu quả cay đắng' sau vụ Israel tấn công, quyết không điều chỉnh về hạt nhân, gọi tên Mỹ dính líu một việc

Châu Mỹ

* Tên của cựu ứng cử viên tổng thống độc lập Robert F. Kennedy Jr. trên lá phiếu ở các bang tranh chấp Michigan và Wisconsin đang gây ra mối lo ngại rằng, ông có thể vô tình lấy đi những lá phiếu quan trọng dành cho ứng cử viên mà ông ủng hộ, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ngày bầu cử ngày 5/11 tới.

Cố vấn của Ủy ban toàn quốc đảng Dân chủ Adrienne Watson nói: “Việc ông Kennedy Jr. thao túng hệ thống bầu cử bằng cách ghi tên ứng cử để đem lại lợi thế cho ông Trump và rồi lại đòi rút tên ra khỏi lá phiếu khi thấy nó gây hại cho vị thế của ông Trump là hành động chưa từng có và phản dân chủ".

Trớ trêu thay, luật lệ tại các tiểu bang như Michigan và Wisconsin lại không cho phép các ứng cử viên rút tên khỏi lá phiếu và hành động của ông Kenedy có thể sẽ mang lại kết quả tiêu cực không mong muốn đối với ông Trump, thậm chí có thể giúp Phó Tổng thống Kamala Harris thắng sít sao tại 2 bang miền Trung Tây nói trên. (The Hill)

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Kết quả cuối cùng do ai quyết định? Cần bao nhiêu phiếu để thắng? Đại cử tri là ai? Tại sao lại có bang chiến địa?

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, cuộc bầu cử được mong chờ nhất trong 4 năm của nước Mỹ sẽ diễn ra, giữa lúc cường ...

Thực thi Tuyên bố chung G7, Ukraine-Bulgaria đàm phán thỏa thuận an ninh song phương

Thực thi Tuyên bố chung G7, Ukraine-Bulgaria đàm phán thỏa thuận an ninh song phương

Theo thông báo của Văn phòng Tổng thống Ukraine, Phó Chánh Văn phòng Ihor Zhovkva đã tiến hành vòng đàm phán đầu tiên với phía ...

Belarus khẳng định duy trì một số liên lạc nhất định với Kiev, ủng hộ vai trò của Trung Quốc và Brazil trong hòa giải xung đột Nga-Ukraine

Belarus khẳng định duy trì một số liên lạc nhất định với Kiev, ủng hộ vai trò của Trung Quốc và Brazil trong hòa giải xung đột Nga-Ukraine

Ngày 26/10, trong cuộc trả lời phỏng vấn đài NTV của Nga, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, Minsk sẽ tiếp tục tạo điều ...

Nga bắn hạ 51 máy bay không người lái Ukraine, cảnh báo Kiev không thể tự vận hành tên lửa tầm xa của NATO

Nga bắn hạ 51 máy bay không người lái Ukraine, cảnh báo Kiev không thể tự vận hành tên lửa tầm xa của NATO

Bộ Quốc phòng Nga trong một thông báo ngày 27/10 cho biết, đã bắn hạ 51 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine tại ...

Ảnh ấn tượng (21-27/10): Nga muốn kết thúc xung đột càng nhanh càng tốt, nêu lý do Ukraine từ chối đàm phán, Kiev gia nhập NATO là ‘không thực tế’

Ảnh ấn tượng (21-27/10): Nga muốn kết thúc xung đột càng nhanh càng tốt, nêu lý do Ukraine từ chối đàm phán, Kiev gia nhập NATO là ‘không thực tế’

Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định muốn kết thúc xung đột với Ukraine, Đức-Slovakia không ủng hộ Kiev gia nhập ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Giá vàng hôm nay 29/10/2024: Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử giữa ‘cơn sốt’, nhu cầu chảy từ Đông sang Tây, lý do nói ‘vàng không bao giờ đắt hay rẻ’

Giá vàng hôm nay 29/10/2024: Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử giữa ‘cơn sốt’, nhu cầu chảy từ Đông sang Tây, lý do nói ‘vàng không bao giờ đắt hay rẻ’

Giá vàng hôm nay 29/10/2024: Giá vàng đi xuống, chịu sức ép từ đồng USD mạnh hơn. Giá vàng nhẫn thuận đà giảm nhẹ. Nga tăng tích trữ.
Giá tiêu hôm nay 29/10/2024: Tiếp đà lao dốc, nhận định yếu tố có thể giúp thị trường không ‘thủng mốc’ quan trọng

Giá tiêu hôm nay 29/10/2024: Tiếp đà lao dốc, nhận định yếu tố có thể giúp thị trường không ‘thủng mốc’ quan trọng

Giá tiêu hôm nay 29/10/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 142.000 – 143.500 đồng/kg.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Trà Mi gây ra tại Philippines

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Trà Mi gây ra tại Philippines

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gửi điện thăm hỏi đến Phó Tổng thống Sara Duterte khi được tin cơn bão Trà Mi gây ra nhiều thiệt hại...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp

Bí thư toàn quốc Fabien Roussel nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Pháp luôn coi trọng, ưu tiên thúc đẩy và tăng cường quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
UAE trở thành Đối tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông, truyền cảm hứng với 'kỳ tích trên sa mạc'

UAE trở thành Đối tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông, truyền cảm hứng với 'kỳ tích trên sa mạc'

Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện. Qua đó, UAE trở thành Đối tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại ...
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Việc EU và GCC họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh SCO: Tìm ổn định trong bất định

Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Pakistan với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: Nguy cơ vũ khí hóa vật dụng hàng ngày

Hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin thông qua thiết bị điều khiển từ xa ở Lebanon cho thấy mối đe dọa an ninh từ việc vũ khí hóa các vật dụng hàng ngày.
Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Tương lai bán đảo Triều Tiên dưới bóng bầu cử Mỹ

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) phân tích, nhận định về tác động của bầu cử Mỹ tới tình hình bán đảo Triều Tiên.
Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Định hình cục diện quan hệ Mỹ-Nhật trước thềm bầu cử

Tokyo chuẩn bị sẵn phương án duy trì ổn định quỹ đạo quan hệ Mỹ-Nhật trong bối cảnh kết quả bầu cử Tổng thống xứ cờ hoa sắp ngã ngũ.
Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Mỹ áp dụng mạnh chiến thuật 'cây gậy và củ cà rốt' với Israel, 'bổn cũ soạn lại' liệu còn tác dụng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát đi tín hiệu sẵn sàng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ như một 'cây gậy và củ cà rốt' cho Israel.
Phiên bản di động