Tin thế giới 28/10: Nga được nhận định có ‘sức mạnh vượt trội’; Mỹ bí mật do thám Trung Quốc ‘như cơm bữa’; Ấn Độ thử nghiệm vũ khí hạt nhân

Quang Đào
Nga được nhận định có ‘sức mạnh vượt trội’; Mỹ bí mật thực hiện 2.000 cuộc do thám Trung Quốc; Pháp bắt giữ tàu cá Anh... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 28/10: Nga được nhận định có ‘sức mạnh vượt trội’; Mỹ bí mật do thám Trung Quốc ‘như cơm bữa’; Ấn Độ thử nghiệm vũ khí hạt nhân
Nga được báo Mỹ gọi tên là quốc gia có sức mạnh hạt nhân vượt trội. (Nguồn: USNI)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Báo Mỹ nhận định Nga có tiềm lực hạt nhân tham vọng nhất thế giới

Trang tin 19FortyFive của Mỹ nhận định Nga hiện có tiềm lực hạt nhân lớn nhất thế giới và nước này đang sở hữu lượng vũ khí hạt nhân có khả năng cướp đi sinh mạng của hàng tỷ người.

Bài viết ghi rõ, Mỹ và Nga là những nước dẫn đầu không thể tranh cãi trong lĩnh vực hạt nhân, với việc sở hữu lần lượt khoảng 5.800 và 6.400 đầu đạn hạt nhân.

Theo bài viết, "vũ khí hạt nhân vẫn là trung tâm trong chiến lược quân sự của Moscow”, cho phép "Điện Kremlin theo đuổi các mục tiêu khu vực và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình mà không sợ Mỹ hoặc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu một cuộc xung đột tổng lực".

19FortyFive nhấn mạnh Nga có bộ ba hạt nhân bao gồm các thành phần trên bộ, trên biển và trên không. Bài báo nêu cụ thể tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga có thể mang tới 1.189 đầu đạn hạt nhân, còn tàu ngầm hạt nhân của Nga có khoảng 624 đầu đạn hạt nhân. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Vị thế của nước Nga: Từ giả định đến thực tế

Nga ngăn chặn âm mưu tấn công khủng bố vào cơ sở quân sự

Trung tâm Quan hệ Công chúng của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 28/10 cho biết, cơ quan này đã tiêu diệt một kẻ ủng hộ vũ trang cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở vùng Murmansk khi kẻ này đang chuẩn bị tấn công vào một cơ sở quân sự.

Thông báo nêu rõ: “FSB ở vùng Murmansk đã trấn áp hoạt động của một kẻ ủng hộ tích cực cho tổ chức khủng bố quốc tế Nhà nước Hồi giáo. Đây là một cư dân địa phương, kẻ đã lên kế hoạch theo chỉ thị từ nước ngoài, thực hiện các hành động tấn công khủng bố vào các cơ sở quân sự trong khu vực”.

Theo FSB, đối tượng này đã bị tiêu diệt sau khi cố gắng chống trả lại lực lượng chức năng bằng vũ khí. Không có thương vong trong dân thường và các nhân viên thực thi pháp luật.

Trong quá trình khám xét nơi ở của kẻ khủng bố, FSB thu được một thiết bị nổ tự chế và các linh kiện khác để chế tạo, súng, đạn và các phương tiện thông tin liên lạc bí mật. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Nghi ngờ trùm Al-Qaeda vẫn ở Afghanistan, Mỹ vẫn tuyên bố đạt được phần lớn mục tiêu chống khủng bố

Bất đồng về thị thực, Đại sứ quán Mỹ tại Nga sẽ ngưng hoạt động?

Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/10 cảnh báo, Đại sứ quán nước này tại Moscow có thể phải ngừng hầu hết các hoạt động vào năm tới nếu không đạt được tiến triển với Nga về việc tăng số lượng thị thực cấp cho các nhà ngoại giao.

Trong tháng này, Mỹ đã dừng xử lý hồ sơ xin visa tại Moscow khiến những công dân Nga có nhu cầu phải sang Đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan nộp hồ sơ. Hiện Mỹ đang thiếu nhân viên cho các công việc cơ bản như đóng, mở cổng đại sứ quán, bảo đảm an ninh cho các cuộc điện thoại và vận hành thang máy.

Đầu tháng 8 vừa qua, Nga đã cấm đại sứ quán các nước tại Moscow thuê người Nga hoặc người nước thứ ba, buộc Mỹ phải cho nghỉ hơn 200 nhân viên địa phương tại các cơ quan đại diện của Washington trên lãnh thổ Nga.

Mỹ cáo buộc Nga không tôn trọng nguyên tắc có đi có lại trong ngoại giao khi tính cả số nhân viên địa phương vào danh sách các nhà ngoại giao Mỹ, trong khi Washington chỉ tính số công dân Nga trong danh sách hạn chế.

Mỹ hiện có khoảng 120 nhân viên ngoại giao tại các cơ quan đại diện ở Nga, giảm mạnh so với con số 1.200 vào năm 2017, trong khi Nga có khoảng 230 người tại Mỹ, không bao gồm số nhân viên phái đoàn Nga tại Liên hợp quốc ở New York. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Nga: Chính sách đối ngoại của Moscow không bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng như Washington

Mỹ tiến hành 2.000 nhiệm vụ do thám Trung Quốc trong năm 2021

Ông Cao Yanzhong, nhà nghiên cứu thuộc Học viện Nghiên cứu Quân sự của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc, nhận định các tàu chiến và máy bay của Mỹ đã tiến hành hơn 2.000 hoạt động do thám gần đối với Trung Quốc trong năm 2021.

Phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 10 theo hình thức trực tuyến trong tuần này, ông Cao cho biết mục tiêu do thám bao gồm các đảo và bãi đá do Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông, cũng như các khu vực duyên hải của Trung Quốc Đại lục.

Ông nói: "Nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là Mỹ chấm dứt ngay lập tức việc thường quyền do thám gần để tránh nguy cơ xảy ra tình huống đạn lạc".

Nhà nghiên cứu Trung Quốc lưu ý rằng trong khi có thể giảm thiểu rủi ro trên bằng các hoạt động trao đổi thông tin hiệu quả hơn và các quy tắc ứng xử an toàn giữa hai bên, nhưng về lâu dài Mỹ vẫn nên điều chỉnh căn bản chính sách Trung Quốc và chấm dứt việc coi Bắc Kinh là một đối đe dọa. (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ thương mại Mỹ-Trung đang có dấu hiệu 'tan băng'?

Mỹ-Hàn hội đàm về an ninh Bán đảo Triều Tiên

Ngày 28/10, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông Bộ trưởng Quốc phòng nước này Suh Wook đã hội đàm với Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro tại Seoul để thảo luận về an ninh Bán đảo Triều Tiên, liên minh song phương và các vấn đề khác.

Trong khuôn khổ cuộc gặp, Bộ trưởng Del Toro bày tỏ hy vọng Mỹ và Hàn Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ để đảm bảo ổn định và thịnh vượng tại Đông Bắc Á cũng như duy trì trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ông cũng hy vọng sự hợp tác chặt chẽ giữa Hải quân và lính thủy đánh bộ hai nước sẽ giúp tăng cường phát triển liên minh.

Cùng ngày, Nhà Xanh ra tuyên bố khẳng định Hàn Quốc và Mỹ có thể có "một vài đánh giá khác nhau" về vấn đề tuyên bố chính thức khép lại cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, tuyên bố nhấn mạnh không nên cho rằng thuật ngữ "đánh giá" ở đây là "sự bất đồng trong quan điểm".

Động thái mới nhất này đã bác bỏ đồn đoán rằng Washington không sẵn sàng ủng hộ quan điểm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về tuyên bố kết thúc chiến tranh, vốn sẽ khởi động tiến trình đàm phán hòa bình với Triều Tiên. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên: Quan hệ bất khả chiến bại Trung-Triều được thiết lập bằng máu

Triều Tiên chỉ trích phương Tây "tiêu chuẩn kép" trong vấn đề nhân quyền

Trong một lưu ý được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao, Triều Tiên chỉ trích Mỹ, Anh và các nước khác vì không tham dự một hội nghị cấp cao của Đại hội đồng LHQ hồi tháng trước để kỷ niệm 20 năm ngày ta Tuyên bố Durban và Chương trình Hành động, trong đó kêu gọi bình đẳng sắc tộc.

Triều Tiên tố cáo các quốc gia đó có "lịch sử đen tối nhất" về phân biệt chủng tộc" và "dội nước lạnh" vào các nỗ lực bảo vệ và cải thiện nhân quyền, trong khi tự cho mình là "các quốc gia tiến bộ" và hành động như "quan tòa" trong những vấn đề đó.

Nội dung đăng tải khuyến cáo: "Trước khi các nước phương Tây tranh luận về 'các vấn đề nhân quyền' không tồn tại của nước khác, họ nên tập trung vào các vấn đề nội bộ của chính họ, như phân biệt chủng tộc có hệ thống và vi phạm nhân quyền". (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Điểm tên những thành tựu quân sự mới của Triều Tiên

Lãnh đạo Đài Loan xác nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ, Trung Quốc phản đối

Trả lời phỏng vấn CNN ngày 27/10, bà Thái Anh Văn xác nhận Mỹ đang có lực lượng ở Đài Loan (Trung Quốc), và hòn đảo “có nhiều lĩnh vực hợp tác với Mỹ nhằm tăng cường năng lực phòng thủ cho chúng tôi”.

Xác nhận thông tin mà báo chí Mỹ nêu đầu tháng này, bà Thái Anh Văn cho biết lực lượng Mỹ đang huấn luyện cho binh lính Đài Loan (Trung Quốc), nhưng không cho biết bao nhiêu lính Mỹ đang hiện diện. Con số “không nhiều như mọi người nghĩ”, bà nói.

Trong cuộc trả lời CNN, bà Thái bày tỏ sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Khác với những người tiền nhiệm, bà Thái chưa từng có cuộc gặp nào với ông Tập từ khi bà lên lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc). Bà cho rằng tăng cường trao đổi sẽ giúp ích cho những nỗ lực giảm hiểu nhầm và “đạt được những thỏa thuận để chúng tôi có thể cùng tồn tại một cách hòa bình”.

Ngày 28/10, Trung Quốc tuyên bố phản đối quan hệ quân sự giữa Washington và Đài Bắc, sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn xác nhận số lượng nhỏ lính Mỹ hiện diện trên hòn đảo này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh: "Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức trao đổi chính thức và tiếp xúc quân sự nào giữa Mỹ và Đài Loan, phản đối sự can thiệp của Washington vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như các nỗ lực khiêu khích và gây rối". (CNN/AFP)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Mỹ-Trung chơi vơi vì Đài Loan (Trung Quốc)

Ấn Độ thử thành công tên lửa hạt nhân

Truyền thông Ấn Độ đưa tin, ngày 27/10, nước này đã phóng thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng hạt nhân với tầm bắn 5000km từ một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông.

Một tuyên bố của chính phủ cho biết, vụ phóng thành công hôm 27/10 phù hợp với "chính sách của Ấn Độ nhằm đạt được khả năng răn đe tối thiểu đáng tin cậy làm cơ sở cho cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước". (AP)

TIN LIÊN QUAN
Thỏa thuận đầu tư tại Kashmir: Nước cờ hiểm

Pháp từ chối ủng hộ AUKUS

Trả lời phỏng vấn hãng tin Kyodo, Đặc phái viên Pháp về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Christophe Penot cho biết Paris sẽ không ủng hộ đối tác an ninh ba bên Australia, Anh và Mỹ (AUKUS), đồng thời bày tỏ quan ngại liên minh này có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực vào thời điểm quan hệ Trung-Mỹ leo thang căng thẳng.

Đề cập tới việc AUKUS sẽ giúp Australia trang bị các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, ông Penot nói: "Cách tiếp cận đó là không phù hợp với chúng tôi".

Bày tỏ hoài nghi về khuôn khổ 3 bên, Đặc phái viên Pháp nhấn mạnh rằng vấn đề đó sẽ buộc các nước trong khu vực lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ, và dẫn tới leo thang căng thẳng hơn là giải quyết vấn đề.

Khi nói tới việc AUKUS có thể khiến các nước khác bắt đầu trang bị tàu ngầm hạt nhân riêng, ông Penot nhận định: "AUKUS cũng đặt ra những nghi vấn về tàu ngầm hạt nhân và chế độ không phổ biến hạt nhân quốc tế".

Tuy nhiên, ông khẳng định Pháp sẽ không yêu cầu Mỹ hủy thỏa thuận này, và với tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron nay sẽ tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Ban 'cấm lệnh' với Australia vì AUKUS, New Zeland lại tính vào... AUKUS?

Pháp bắt tàu Anh đánh bắt cá trái phép

Ngày 28/10, Chính phủ Pháp cho biết nước này đã phát đi cảnh báo đối với hai tàu của Anh đang đánh bắt cá ngoài khơi cảng Le Havre, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng liên quan tới các thỏa thuận hậu Brexit.

Bộ Hàng hải Pháp cho biết đêm qua họ đã cảnh cáo hai tàu, trong đó có 1 tàu đã bị đưa tới cảng Le Havre của Pháp. Thuyền trưởng tàu này sẽ phải đối diện với hành động pháp lý và bị tịch thu những thứ đánh bắt được.

Cùng ngày, Chính phủ Anh đã hối thúc Pháp xoa dịu cuộc tranh cãi ngày càng tồi tệ về quyền đánh bắt cá hậu Brexit, sau khi Paris đe dọa sẽ trả đũa mạnh tay.

Bộ trưởng Môi trường, Lương thực và Nông thôn Anh George Eustice đã thông báo với quốc hội rằng ông đã có cuộc thảo luận với Ủy viên châu Âu phụ trách Môi trường, Đại dương và Ngư nghiệp Virginijus Sinkevicius và nhấn mạnh: "Điều quan trọng là chúng ta phải bình tĩnh, giảm leo thang tranh cãi". (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Pháp ra 'tối hậu thư' với Anh, tỏ thái độ không khoan nhượng giữa tranh chấp hậu Brexit; London phản pháo

New Zealand công bố thời điểm đăng cai hội nghị thượng đỉnh APEC

Ngày 28/10, Chính phủ New Zealand thông báo, nước này sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) theo hình thức trực tuyến vào ngày 12/11.

Cuộc họp của các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế trong khu vực Vành đai Thái Bình Dương sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến lần thứ hai do đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Dự kiến, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các chủ đề như các biện pháp kinh tế sau đại dịch và đưa ra một tuyên bố chung sau hội nghị.

Theo Ban thư ký APEC, các cuộc họp cấp bộ trưởng sẽ được tổ chức trực tuyến vào ngày 8 và 9/11 để thảo luận về việc tăng cường dòng chảy vaccine, tạo điều kiện thuận lợi về thương mại kỹ thuật số và giảm trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch cùng các vấn đề khác. (Kyodo)

Hướng đi nào cho kinh tế ASEAN trong thế giới hậu Covid-19?

Hướng đi nào cho kinh tế ASEAN trong thế giới hậu Covid-19?

Các chiến lược để làm cho khu vực Đông Nam Á trở nên kiên cường hơn và có khả năng thích ứng hơn với 3 ...

Tin thế giới 27/10: Thắng đậm Nga, Tổng thống Ukraine tiện đà 'đòi' Crimea; Nga đỏ mặt thề giành lại kho báu; EU chốt đòn đau với Ba Lan?

Tin thế giới 27/10: Thắng đậm Nga, Tổng thống Ukraine tiện đà 'đòi' Crimea; Nga đỏ mặt thề giành lại kho báu; EU chốt đòn đau với Ba Lan?

Khủng hoảng năng lượng, Dòng chảy phương Bắc 2, căng thẳng Nga với Moldova và Ukraine, Ankara bán máy bay không người lái cho Kiev, ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc Park Jong-jun ngày 10/1 đã từ chức với cáo buộc ngăn chặn việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động