Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 28/11: Ukraine thiệt hại nặng ở Bakhmut, Trung Quốc kiên định chống Covid-19

Nga hoan nghênh đề xuất của Vatican, Ukraine xây dựng kế hoạch về Crimea, Iran lại triệu Đại sứ Đức…là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Binh sĩ Ukraine nã pháo vào các vị trí của quân Nga gần Bakhmut, Ukraine, ngày 20/11. (Nguồn: AP)
Đối đầu giữa các lực lượng Nga và Ukraine tại Bakhmut chưa hạ nhiệt. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ukraine chịu tổn thất nặng nề ở Bakhmut: Chỉ trong 48 giờ qua, số người bị thương trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) và lính đánh thuê ở Bakhmut và các vùng lân cận đã vượt quá 500 người. Số người thiệt mạng có thể lên tới 200-300 người. Đây là tổn thất lớn nhất được biết đến của VSU trong trận giành lại Bakhmut, khu vực hiện do lực lượng này kiểm soát. Trước tình hình khó khăn hiện nay, rất có thể các lực lượng Ukraine sẽ sớm rút lui khỏi khu vực này, đặc biệt là khi Nga thực sự đang chuẩn bị bao vây thành phố theo hình bán nguyệt, cắt đứt đường rút lui về phía Tây và chặn khả năng phản công. (TTXVN)

* Báo Anh: Ukraine soạn thảo kế hoạch lấy lại Crimea năm 2023: The Economist (Anh) dẫn lời cựu chỉ huy lực lượng đổ bộ đường không Ukraine, Trung tướng Mikhail Zabrodsky cho biết Bộ Tổng tham mưu VSU đã soạn thảo kế hoạch giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea trong năm 2023. Dù không cung cấp thêm thông tin chi tiết về chiến dịch này, song ông hé lộ rằng để thực hiện được kế hoạch, cần phải “thắng nhiều trận” - nghĩa là VSU phải giành một loạt chiến thắng và tiến đến ranh giới Crimea để bắt đầu giành quyền kiểm soát.

Tuy nhiên, theo báo trên, cho đến nay, Kiev vẫn hiện thực hóa được kế hoạch này. Phương Tây bày tỏ quan ngại và cho rằng điều này có thể dẫn đến leo thang xung đột, bởi Nga coi Crimea là một phần lãnh thổ không thể tách rời và có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để tiếp tục kiểm soát khu vực này. Đồng thời, không ít người hoài nghi VSU sẽ khả năng đánh bại lực lượng Nga tại Ukraine, ngay cả khi Kiev đã có một vài thành công cục bộ. (The Economist)

* Nga hoan nghênh đề xuất trung gian hòa giải của Vatican: Ngày 28/11, Điện Kremlin đã hoan nghênh đề xuất của Vatican cung cấp một nền tảng đàm phán để giải quyết xung đột Nga-Ukraine, song nhấn mạnh lập trường của Kiev khiến điều này trở nên bất khả thi. Ngoài ra, Moscow đã bác bỏ thông tin lực lượng Nga đang lên kế hoạch rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine. Trước đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo La Stampa (Italy) mới đây, Giáo hoàng Francis một lần nữa khẳng định Vatican sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để trung gian hòa giải, giúp chấm dứt xung đột Nga-Ukraine. (Reuters)

* Anh gửi tên lửa dẫn đường cho Ukraine: Đăng trên tài khoản Twitter, Bộ Quốc phòng Anh nêu rõ: “Là một phần trong gói viện trợ của mình, Vương quốc Anh đã cung cấp tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao Brimstone-2 cho lực lượng vũ trang Ukraine”. Tuy nhiên, thông báo không nêu cụ thể số lượng tên lửa được chuyển giao. Trước đó 6 tháng, Anh đã chuyển cho Ukraine loại tên lửa dẫn đường thế hệ trước Brimstone-1. Đồng thời, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố London sẽ sớm hoàn tất hoạt động chuyển giao cho Ukraine khoảng 1.000 tên lửa phòng không có khả năng bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa hành trình. (Sputnik)

* Tên lửa HIMARS cạn kiệt, Mỹ chuyển sang gửi đạn pháo Excalibur: Trang mạng quân sự của Nga ngày 28/11 đưa tin do tình trạng tên lửa dành cho hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) gần như cạn kiệt, Mỹ sẽ tạm thời giảm 10 lần số lượng tên lửa loại này cung cấp cho Ukraine, ít nhất là tới mùa Xuân năm sau. Giờ đây, thay vì nhận 2.000 quả tên lửa mỗi hai tuần, quân đội Ukraine sẽ chỉ nhận được khoảng 200 tên lửa HIMARS. Điều này sẽ làm giảm đáng kể các cuộc tấn công của Ukraine đối với các lực lượng Nga.

Trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp Mỹ sẽ khôi phục kho tên lửa cho HIMARS. Đổi lại, để đảm bảo hỏa lực, Ukraine sẽ nhận thêm đạn pháo hiệu chỉnh Excalibur của Mỹ, với tầm bắn thực tế không thua kém các hệ thống HIMARS. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Châu Âu cần làm gì để xích lại gần hơn với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Nga-Mỹ

* Nga, Mỹ có cách quản lý rủi ro hạt nhân: Phát biểu trực tuyến trên kênh Telegram của RIA (Nga), Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow Elizabeth Rood nói: “Mỹ đã có các kênh quản lý rủi ro với Nga, đặc biệt là rủi ro hạt nhân. Đó là mục đích cuộc họp của Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns với người đồng cấp Nga vừa qua. Ông Burns không thương lượng bất kỳ điều gì và không cũng không thảo luận vấn đề giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine”. Theo ông, nếu cần một cuộc trao đổi khác thì nó có thể xảy ra, tuy nhiên “hiện tôi chưa biết bất kỳ dự định nào”.

Trong khi đó, Nga lưu ý rằng các vấn đề thảo luận là “nhạy cảm” và từ chối bình luận. Moscow để ngỏ khả năng đối thoại cấp cao với Washington, song bác bỏ ý tưởng về một cuộc thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước. Dự kiến, quan chức Nga và Mỹ sẽ gặp nhau ở Cairo (Ai Cập) từ ngày 29/11-6/12 để thảo luận về nối lại công tác thanh tra theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ mời Nga dự họp sơ bộ APEC 2023

Đông Bắc Á

* Trung Quốc kiên định chống Covid-19, lên tiếng về vụ việc liên quan tới phóng viên BBC: Ngày 28/11, phát biểu về thông tin từ một số báo, đài phương Tây liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Triệu Lập Kiên khẳng định: “Chúng tôi tin rằng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự ủng hộ của người dân Trung Quốc, cuộc chiến chống COVID-19 của chúng tôi sẽ thành công”.

Liên quan đến vụ một người, được BBC (Anh) cho là phóng viên của đài này, bị lực lượng an ninh Trung Quốc bắt giữ ở Thượng Hải hôm 27/11, ông Triệu Lập Kiên khẳng định người bị các lực lượng an ninh bắt giữ không tự xưng là nhà báo. (AFP/Reuters)

* Nhật Bản tập trận quân sự gần nhà máy điện hạt nhân: Ngày 28/11, Lực lượng Phòng vệ Hàng không Nhật Bản (ASDF) đã tập trận đánh chặn tên lửa tại tỉnh Fukui, miền Trung Nhật Bản, nơi tập trung nhiều nhà máy điện hạt nhân. Trong cuộc tập trận, các xe tải chở theo 2 tổ hợp đánh chặn hệ thống tên lửa Patriot tiên tiến cấp độ 3 (PAC-3) được 35 người triển khai trên đường bờ biển dài 7 km phía Nam nhà máy điện hạt nhân Kansai. (Kyodo)

* Hàn Quốc: Không có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sắp thử hạt nhân: Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Joong-hoon tuyên bố: “Về việc thử hạt nhân, không có dấu hiệu cho thấy điều đó sắp diễn ra. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng Triều Tiên sẵn sàng tiến hành một vụ thử hạt nhân vào thời điểm nhà lãnh đạo Kim Jong-un quyết định thực hiện điều đó”.

Theo một số nhà quan sát, Bình Nhưỡng có thể thực hiện thử hạt nhân dưới lòng đất nhân dịp kỷ niệm tuyên bố hoàn thành “lực lượng hạt nhân” vào ngày 29/11/2017. Hiện Triều Tiên vẫn chưa công bố nhiều thông tin về lễ kỷ niệm này. (Yonhap)

* Trung Quốc, Mông Cổ nhất trí củng cố quan hệ song phương toàn diện: Ngày 28/11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh tại Bắc Kinh. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng Trung Quốc và Mông Cổ là láng giềng thân thiết, có nhiều điều kiện riêng biệt để phát triển hợp tác và có lợi thế bổ sung trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Bắc Kinh luôn đề cao và đặt quan hệ song phương với Ulaanbaatar ở vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại với láng giềng. Ông cũng nhấn mạnh quan hệ hai nước không chỉ tạo điều kiện ổn định và phát triển khu vực, mà còn góp phần củng cố hòa bình thế giới. Đồng thời, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mông Cổ trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Về phần mình, Tổng thống Mông Cổ bày tỏ mong muốn cùng Trung Quốc tăng cường hợp tác về cơ sở hạ tầng, năng lượng cũng như phòng chống và kiểm soát tình trạng sa mạc hóa; tạo điều kiện cho lĩnh vực vận tải và hậu cần; cải thiện các thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Ông Khurelsukh cũng tuyên bố sẵn sàng nỗ lực đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương lên tầm cao mới. (Tân Hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Lần thứ 2 xuất hiện trước công chúng, con gái của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un được khen ‘có nét đẹp giống mẹ’

Trung Đông-châu Phi

* Iran triệu Đại sứ Đức để phản đối nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC): Ngày 28/11, Bộ Ngoại giao Iran đã triệu Đại sứ Đức “liên quan sáng kiến của Đức về tổ chức phiên họp đặc biệt” của UNHRC và bàn thảo về những diễn biến mới đây tại Iran. Tehran “hoàn toàn phản đối” nghị quyết “vô tác dụng” này và sẽ không công nhận phái đoàn điều tra do UNHRC lập ra. Đây là lần thứ 3 Iran triệu Đại sứ Đức kể từ khi nổ ra một số biểu tình trong hơn 2 tháng qua. Trước đó, hôm 24/11, UNHRC đã triệu tập phiên họp khẩn theo đề nghị của Đức và Iceland để mở cuộc điều tra cấp cao về các vụ việc này. (IRNA)

Anh chuyển giao Ukraine tên lửa dẫn đường, khẳng định duy trì và gia tăng viện trợ cho Kiev

Anh chuyển giao Ukraine tên lửa dẫn đường, khẳng định duy trì và gia tăng viện trợ cho Kiev

Ngày 28/11, Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố đã gửi sang Ukraine tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao Brimstone-2.

Trung Quốc phát triển công nghệ không gian quân sự với tốc độ 'chóng mặt', đe dọa uy thế Mỹ trong không gian vũ trụ

Trung Quốc phát triển công nghệ không gian quân sự với tốc độ 'chóng mặt', đe dọa uy thế Mỹ trong không gian vũ trụ

Ngày 28/11, Trung tướng Nina Armagno thuộc Lực lượng Không gian Mỹ đánh giá, việc năng lực quân sự của Trung Quốc tiến bộ nhanh ...

Anh quyết không ngừng viện trợ Ukraine, một nước Bắc Âu tuyên bố vẫn duy trì quan hệ quân sự Nga

Anh quyết không ngừng viện trợ Ukraine, một nước Bắc Âu tuyên bố vẫn duy trì quan hệ quân sự Nga

Ngày 28/11, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố duy trì hoặc gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm 2023. Ở một ...

'Sóng gió' trừng phạt của phương Tây đẩy Nga vào vòng xoáy kinh tế

'Sóng gió' trừng phạt của phương Tây đẩy Nga vào vòng xoáy kinh tế

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố đanh thép rằng, “chiến dịch kinh tế chớp nhoáng” chống lại Nga đã thất bại. Tuy nhiên, ...

Tình hình Ukraine: Giằng co ở miền Đông, Đức nói Nga ‘không thể thắng’, Mỹ cản trở đàm phán?

Tình hình Ukraine: Giằng co ở miền Đông, Đức nói Nga ‘không thể thắng’, Mỹ cản trở đàm phán?

Anh, Đức, Pháp và Belarus đã đưa ra một số tuyên bố liên quan đến những diễn biến mới đây trong xung đột Nga-Ukraine.

Tin cũ hơn

Tình hình Ukraine: Binh sĩ rút lui ở Kharkov, Nga kiểm soát thêm 6 ngôi làng, 10 nước châu Âu không muốn làm điều này với Kiev Tình hình Ukraine: Binh sĩ rút lui ở Kharkov, Nga kiểm soát thêm 6 ngôi làng, 10 nước châu Âu không muốn làm điều này với Kiev
Thụy Sỹ kiên định về lập trường trung lập, khẳng định sự đoàn kết với Ukraine Thụy Sỹ kiên định về lập trường trung lập, khẳng định sự đoàn kết với Ukraine
UAE bác đề xuất của Israel về tham gia quản lý Gaza, nêu quan điểm hỗ trợ Palestine UAE bác đề xuất của Israel về tham gia quản lý Gaza, nêu quan điểm hỗ trợ Palestine
Mỹ chấp thuận bán 3 hệ thống HIMARS cho Ukraine, Canada 'bắn' thêm 76 triệu USD ủng hộ hệ thống phòng không của Kiev Mỹ chấp thuận bán 3 hệ thống HIMARS cho Ukraine, Canada 'bắn' thêm 76 triệu USD ủng hộ hệ thống phòng không của Kiev
Tòa nhà thuộc sở hữu của chính phủ, từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công Tòa nhà thuộc sở hữu của chính phủ, từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công
Thái Lan bắt đầu tiến trình bầu cử Thượng viện theo quy trình mới Thái Lan bắt đầu tiến trình bầu cử Thượng viện theo quy trình mới
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tăng cường tấn công Rafah, Ai Cập, Nam Phi 'lên tiếng', HĐBA LHQ quan ngại về các ngôi mộ tập thể Xung đột ở Dải Gaza: Israel tăng cường tấn công Rafah, Ai Cập, Nam Phi 'lên tiếng', HĐBA LHQ quan ngại về các ngôi mộ tập thể
Triều Tiên đẩy mạnh nền kinh tế quốc phòng, nâng cấp hệ thống tên lửa phóng loạt, củng cố khả năng tác chiến pháo binh Triều Tiên đẩy mạnh nền kinh tế quốc phòng, nâng cấp hệ thống tên lửa phóng loạt, củng cố khả năng tác chiến pháo binh
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều
Mỹ gửi gói viện trợ thứ 3 liên tiếp bù đắp những tháng hỗ trợ hạn chế, Czech cung cấp mô hình chiến đấu cơ F-16 đầu tiên Mỹ gửi gói viện trợ thứ 3 liên tiếp bù đắp những tháng hỗ trợ hạn chế, Czech cung cấp mô hình chiến đấu cơ F-16 đầu tiên
Nga phát động cuộc tấn công bất ngờ trên bộ vào vùng Đông Bắc Ukraine, mở mặt trận mới Nga phát động cuộc tấn công bất ngờ trên bộ vào vùng Đông Bắc Ukraine, mở mặt trận mới
Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow