Tin thế giới 30/1: Nga ‘nặng lời’ với cựu Thủ tướng Anh, vụ nổ thảm khốc ở Pakistan

Minh Vương
Iran triệu đại biện Ukraine để tỏ thái độ, Trung Quốc hy vọng đối thoại với Mỹ về hai vấn đề này… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(01.30) Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc gặp tại Seoul ngày 30/1/2023. (Nguồn: Phủ Tổng thống Hàn Quốc)
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Seoul ngày 30/1/2023. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Điện Kremlin cảnh báo phương Tây: Ngày 30/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang can dự sâu hơn vào xung đột, song việc họ cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ không làm thay đổi tình hình. Tuần trước, Đức và Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine, qua đó lần đầu tiên đưa ra cam kết rõ ràng về cung cấp vũ khí tấn công nhằm giúp Kiev chống lại Moscow. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia Triều Tiên: NATO muốn gây sức ép để Hàn Quốc hỗ trợ khí tài cho Ukraine

Mỹ-Trung

* Trung Quốc hy vọng đối thoại với Mỹ về hai vấn đề này: Ngày 30/1, bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: “Trung Quốc không ngừng nỗ lực giải quyết về mặt chính trị cuộc khủng hoảng ở Ukraine và các vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, luôn ủng hộ tổ chức các cuộc hòa đàm và phản đối những phát ngôn cũng như hành động đổ thêm dầu vào lửa và làm gia tăng mâu thuẫn”.

Bà cũng nhấn mạnh Bắc Kinh lấy thực tế và kinh nghiệm lịch sử làm căn cứ cho lập trường và chính sách: “Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ xích lại gần Trung Quốc và cũng sẽ tuân thủ đối thoại, không đối đầu, đôi bên cùng có lợi, không tham gia trò chơi được-mất”.

Giữa tháng 1, tờ Politico (Mỹ) đưa tin Ngoại trưởng Blinken có kế hoạch thăm Trung Quốc từ ngày 5-6/2, gặp người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương. Chuyến thăm sẽ tiếp nối cuộc hội đàm của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, Indonesia tháng 11/2022. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ hạn chế xuất khẩu chip cao cấp sang Trung Quốc: Thêm chiến thắng ngoại giao cho Tổng thống Biden?

Đông Nam Á

* Indonesia tăng cường an ninh mạng trước thềm bầu cử: Ngày 30/1, người đứng đầu Cơ quan giám sát bầu cử Indonesia (Bawaslu) Rahmat Bagja cho biết lực lượng chức năng sẽ bám sát các nhóm hoạt động mạng và kịp thời ngăn chặn, gỡ những nội dung không phù hợp trên mạng theo luật pháp Indonesia. Cơ quan thực thi pháp luật cũng sẽ xử lý vi phạm theo Luật giao dịch và thông tin điện tử (Luật ITE). Theo ông Bagja, đây là một vấn đề cấp bách trong bối cảnh Indonesia đang bước vào “năm chính trị” quan trọng trước thềm Tổng tuyển cử năm 2024.

Các biện pháp phòng ngừa bao gồm hợp tác với các nền tảng truyền thông xã hội, các ban ngành, tổ chức nhà nước, các nhóm hoặc cộng đồng... để ngăn chặn hoạt động tuyên truyền kích động, phá hoại chính trị trong Tổng tuyển cử năm 2024. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Anwar: Mối đe dọa sự tồn vong của Malaysia là nạn tham nhũng có hệ thống

Nam Á

* Thương vong tiếp tục tăng sau vụ nổ đền thờ ở Pakistan: Ngày 30/1, giới chức địa phương cho biết đã tìm thấy thi thể của 28 người, trong khi hơn 150 người khác bị thương đã được đưa tới bệnh viện sau vụ nổ tại đền thờ ở thành phố Peshawar, miền Tây Bắc Pakistan.

Reuters dẫn lời Cảnh sát trưởng thành phố Peshawar, ông Ijaz Kha, cho biết đền thờ trên nằm bên trong khu tổ hợp có trụ sở cảnh sát tỉnh và một phòng cảnh sát chống khủng bố thành phố. Khi vụ nổ xảy ra, có khoảng 260 người tham gia cầu nguyện tại đền thờ, trong đó có nhiều nhân viên cảnh sát. Phó Cảnh sát trưởng thành phố Shafiullah Khan cho biết các đội khẩn cấp vẫn đang đưa thêm các thi thể nạn nhân ra ngoai, với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an toàn cho người còn mắc kẹt.

Theo giới chức Pakistan, không loại trừ khả năng đây là một vụ đánh bom liều chết. Cảnh sát đã tìm thấy dấu vết chất nổ bên trong đền thờ, song chưa có tổ chức nào nhận thực hiện vụ việc. Tân Hoa xã (Trung Quốc) dẫn lời nhân chứng tại hiện trường cho rằng đây là một vụ tấn công liều chết, theo đó đối tượng đánh bom đã đứng cùng nhóm người cầu nguyện ở phía trên. (Reuters/Tân Hoa xã)

TIN LIÊN QUAN
Nóng: Nổ lớn tại ngôi đền ở Pakistan, ít nhất 90 người bị thương, con số có thể tăng

Đông Bắc Á

* Hàn Quốc và NATO thảo luận hợp tác an ninh khu vực: Ngày 30/1, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tiếp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đang có chuyến thăm Seoul trong hai ngày. Theo Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, tại cuộc gặp, ông Yoon bày tỏ hy vọng Seoul và NATO sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa thông qua phái bộ mới thành lập của nước này tại NATO. Nhà lãnh đạo này cũng giải thích chi tiết chiến lược của Hàn Quốc đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, công bố tháng 12/2022, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác với NATO trong thực thi chiến lược này.

Về vấn đề Triều Tiên, ông cũng kêu gọi ông Stoltenberg và NATO đóng góp tích cực trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, Thư ký cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc phụ trách báo chí Kim Eun Hye cho biết ông Stoltenberg đã mời ông Yoon tới dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới tại Lithuania.

Cũng trong ngày 30/1, ông Stoltenberg đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong Sup, thảo luận an ninh khu vực và hợp tác song phương. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, ông Lee đánh giá cao việc NATO ủng hộ nỗ lực của Seoul vì hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Hai bên cũng nhất trí hợp tác về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng mới, chẳng hạn như khoa học và công nghệ quốc phòng.

Trong khi đó, Triều Tiên đã ra tuyên bố phản đối chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cho rằng động thái này có thể mang đến “Chiến tranh Lạnh mới” cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Dự kiến, cuối ngày 30/1, ông Jens Stoltenberg sẽ rời Hàn Quốc tới Nhật Bản. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Hàn Quốc, bàn về các biện pháp răn đe mở rộng trước Triều Tiên

Châu Âu

* Nga chỉ trích cựu Thủ tướng Anh: Ngày 30/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã nhấn mạnh tuyên bố mới đây của cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson là không đúng sự thật, hay “chính xác hơn là sự dối trá”. Trước đó, trong cuộc trao đổi với đài BBC (Anh) về một bộ phim tài liệu về cuộc đối đầu giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và phương Tây, ông Johnson tiết lộ nhà lãnh đạo Nga từng đe dọa tấn công ông “chớp nhoáng” bằng tên lửa. Ông nói: “Có lúc ông (Putin) đã đe dọa tôi và ông ấy nói, ‘Boris, tôi không muốn làm ông bị thương, nhưng với một quả tên lửa - sẽ chỉ mất một phút thôi’ hoặc đại loại như thế”. (Sputnik)

* Nga chưa sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản về đánh bắt cá ở Nam Kuril/Lãnh thổ phương Bắc: Ngày 30/1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Trong bối cảnh các biện pháp chống Nga của chính phủ Nhật Bản rõ ràng đi ngược lại tinh thần và nội dung của thỏa thuận năm 1998 về củng cố và phát triển quan hệ láng giềng tốt, Moscow đã thông báo với Tokyo rằng họ không thể đồng ý tổ chức tham vấn liên chính phủ về thực hiện hiệp định này”.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, mối quan hệ song phương đã xấu đi đáng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra và Tokyo áp đặt trừng phạt Moscow: “Để quay lại đối thoại bình thường, người láng giềng Nhật Bản nên có sự tôn trọng cơ bản đối với đất nước chúng tôi, mong muốn mang tới điều chỉnh quan hệ song phương”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Nga không cho Nhật Bản đánh cá trên quần đảo tranh chấp

Châu Mỹ

* Tổng thống Peru cảnh báo sẽ thúc đẩy cải cách Hiến pháp: Ngày 29/1, Tổng thống Peru Dina Boluarte một lần nữa khẳng định tổng tuyển cử sớm là giải pháp để chấm dứt làn sóng biểu tình kéo dài nhiều tuần qua, gây thương vong ở quốc gia Nam Mỹ này. Tổng thống Boluarte cũng nhấn mạnh rằng nếu các nhà lập pháp tại Quốc hội tiếp tục bác bỏ việc này, bà sẽ đề xuất cải cách hiến pháp để có thể tổ chức tổng tuyển cử vòng một vào tháng 10 và vòng hai vào tháng 12/2023.

Trước đó, ngày 28/1, Quốc hội Peru đã bỏ phiếu phản đối đề xuất của Tổng thống Boluarte về tổ chức tổng tuyển cử sớm vào tháng 12/2023. Cơ quan lập pháp Peru dự kiến sẽ họp trong ngày 30/1 để thảo luận về thời gian biểu của tổng tuyển cử. Tháng trước, các nghị sĩ đã nhất trí tổ chức bầu cử tháng 4/2024, sớm hơn 2 năm so với luật định. Song trong bối cảnh làn sóng biểu tình chưa lắng dịu, Tổng thống Boluarte đề xuất bầu cử sớm hơn nữa “để lấy lại lòng tin của người dân”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Peru tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Lima sau nhiều ngày biểu tình

Trung Đông-Châu Phi

* Mỹ, Ai Cập thảo luận về căng thẳng Israel-Palestine: Ngày 30/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết cùng ngày Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tại Cairo để thảo luận về nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và Palestine. Trong cuộc gặp, ông Blinken cũng “ghi nhận tầm quan trọng của sự ủng hộ thống nhất của cộng đồng quốc tế đối với tổ chức bầu cử ở Libya, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Thỏa thuận chính trị khung với nguyện vọng dân chủ của người dân Sudan”. (Reuters)

* Iran triệu Đại biện Ukraine vì bình luận của phụ tá ông Zelensky: Theo Tasnim (Iran), ngày 30/1, nước này đã triệu Đại biện lâm thời của Ukraine tại Tehran về những bình luận của Kiev, sau khi máy bay không người lái (UAV) tấn công nhà máy quân sự ở tỉnh Isfahan, miền Trung Iran. Trước đó, một phụ tá cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng vụ tấn công nói trên liên quan trực tiếp tới xung đột ở Ukraine.

Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết cuộc tấn công nêu trên là hành động “hèn nhát” nhằm tạo ra “sự bất an” ở Iran. Bộ Quốc phòng Iran cho biết vụ nổ chỉ gây thiệt hại nhỏ và không có thương vong.

Trong một diễn biến khác, ngày 30/1, Điện Kremlin cũng lên án vụ máy bay không người lái (UAV) tấn công nhà máy quân sự miền Trung Iran này. (Reuters)

Vụ đột kích của Israel ở Bờ Tây: Mỹ và Liên hợp quốc lên tiếng, Hamas kêu gọi người Palestine trả đũa

Vụ đột kích của Israel ở Bờ Tây: Mỹ và Liên hợp quốc lên tiếng, Hamas kêu gọi người Palestine trả đũa

Ngày 26/1, Mỹ kêu gọi giảm căng thẳng sau khi các chiến binh Palestine và ít nhất một dân thường thiệt mạng trong chiến dịch ...

Căng thẳng Israel-Palestine như dây đàn: EU can ngăn, Nga nhắc ngay Bộ tứ, Trung Quốc hối quốc tế vào cuộc

Căng thẳng Israel-Palestine như dây đàn: EU can ngăn, Nga nhắc ngay Bộ tứ, Trung Quốc hối quốc tế vào cuộc

Cộng đồng quốc tế đang theo dõi sát sao tình hình leo thang căng thẳng gần đây giữa Israel và Palestine khi có nhiều người ...

Triều Tiên phản pháo cáo buộc liên quan Nga, cảnh báo NATO về 'đám mây đen' nguy hiểm

Triều Tiên phản pháo cáo buộc liên quan Nga, cảnh báo NATO về 'đám mây đen' nguy hiểm

Ngày 29/1, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc Triều Tiên có ...

Indonesia lên kế hoạch triển khai sàn giao dịch tín chỉ carbon để giảm phát thải

Indonesia lên kế hoạch triển khai sàn giao dịch tín chỉ carbon để giảm phát thải

Indonesia có kế hoạch triển khai sàn giao dịch tín chỉ carbon trong năm nay nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải đã cam ...

Libya bác bỏ thông tin mất 27 tấn vàng

Libya bác bỏ thông tin mất 27 tấn vàng

Ngày 16/1, Ngân hàng Trung ương Libya (CBL) bác bỏ báo cáo mới đây của Hội đồng Vàng tThế giới (WGC) cho rằng 27 tấn ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động