Tin thế giới 3/1: Ukraine 'khoe' thành tựu khủng; Lễ tưởng niệm tướng Iran thành thảm họa; Mỹ-Philippines khiến Trung Quốc 'nóng mặt'?

Hoàng Hà
Nga-Ukraine tiếp tục trả đũa lẫn nhau bằng tên lửa và pháo kích, tình hình Trung Đông thêm căng thẳng với vụ ám sát phó thủ lĩnh Hamas và hai vụ nổ thảm khốc ở Iran, diễn biến mới ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 3/1: Ukraine 'khoe' thành tựu khủng; Lễ tưởng niệm tướng Iran thành thảm họa; Mỹ-Philippines khiến Trung Quốc 'nóng mặt'?
Số người tử vong có thể tăng mạnh tại vụ nổ tại Lễ tưởng niệm tướng Iran Soleimani, vào ngày 3/1. (Nguồn: IRNA)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Ukraine tuyên bố đánh chặn toàn bộ tên lửa Kinzhal của Nga: Ngày 2/1, Tổng tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) Valeriy Zaluzhny cho hay, Không quân VSU đã bắn hạ 10/10 tên lửa đạn đạo Kh-47M2 Kinzhal của Nga bằng tổ hợp tên lửa Patriot, nhấn mạnh đây là "một kỷ lục".

Ông cũng nói rằng, Ukraine cần nhiều hệ thống phòng không và đạn dược hơn vì không có lý do gì để cho rằng các cuộc tấn công sẽ không tăng lên.

Tuy nhiên, khi thông báo về các cuộc tấn công bằng tên lửa siêu âm Kinzhal, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, khả năng Ukraine bắn hạ ít nhất một trong số chúng là rất nhỏ, chưa kể kết quả 100% là hoàn toàn không thể đạt được. (Business Insider)

Tin liên quan
Một thế giới đang chuyển mình Một thế giới đang chuyển mình

* Bán đảo Crimea và 2 khu vực biên giới của Nga bị Ukraine tấn công trong ngày 3/1, một ngày sau khi Ukraine hứng chịu một đợt oanh tạc quy mô lớn.

Thống đốc vùng Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov cho biết, tình hình tại khu vực này vẫn tiếp tục căng thẳng và trong sáng 3/1 đã xảy ra 2 cuộc tấn công. Lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn 6 tên lửa trên bầu trời Belgorod.

Thống đốc khu vực Kursk ở Bắc Belgordo Roman Starovoyt cũng xác nhận, một cuộc không kích của Ukraine đã làm hư hại cơ sở hạ tầng và khiến khu vực này bị mất điện.

Ngoài ra, Thị trưởng Sevastopol cũng thông báo một tên lửa khác đã rơi xuống khu vực gần thành phố trên Bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập năm 2014, song không đề cập thiệt hại. (AFP)

* Ba Lan kêu gọi phương Tây đáp trả cuộc pháo kích mới nhất của Nga vào Ukraine bằng cách cung cấp các tên lửa tầm xa cho Kiev, cũng như thắt chặt các biện pháp trừng phạt.

Trên mạng xã hội X, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nêu rõ: "Chúng ta nên đáp trả... bằng ngôn ngữ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin hiểu...". (Bloomberg)

* Mỹ cho phép chỉ huy Ukraine tự xác định phạm vi tấn công bằng tên lửa HIMARS, trang mạng Strana.ua của Ukraine ngày 2/1 dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink cho biết.

Theo bà Brink, chính phủ Mỹ có kế hoạch chuyển tên lửa của hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) cơ động cao HIMARS cho Kiev trong thời gian tới. Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin nào cho thấy Ukraine sẽ được cung cấp đạn HIMARS có tầm bắn hơn 160 km.

TIN LIÊN QUAN
Tại sao Nga không thể đánh chặn tên lửa của đối phương tại Biển Đen

Châu Âu

* EU trừng phạt nhà sản xuất kim cương lớn nhất của Nga: Ngày 3/1, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell xác nhận, EU đã bổ sung nhà sản xuất kim cương lớn nhất của Nga, Alrosa, và Giám đốc điều hành (CEO) của công ty này vào danh sách trừng phạt.

Theo lệnh trừng phạt trên, từ ngày 1/1, việc vận chuyển kim cương phi công nghiệp được khai thác, chế tác hoặc sản xuất tại Nga tới thị trường các nước EU đều bị cấm.

Hiện Alrosa chưa có phản hồi chính thức nào về quyết định này. (Reuters)

* Thụy Điển sẽ gia nhập NATO chậm nhất vào tháng 7 năm nay, theo lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg trả lời phỏng vấn hãng thông tấn DPA của Đức.

Dự kiến, Thụy Điển sẽ trở thành thành viên đầy đủ của NATO trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của liên minh, sẽ được tổ chức tại Washington từ ngày 9-11/7.

Theo tuyên bố của ông Stoltenberg, Stockholm đã hoàn thành nghĩa vụ với Ankara, điều này có thể đẩy nhanh quá trình Thụy Điển gia nhập NATO.

TIN LIÊN QUAN
Đã hoàn thành nghĩa vụ với Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển có thể chốt thời điểm gia nhập NATO

Châu Á

* Tiếp tục có động đất ở Nhật Bản, Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ: Trung tâm Nghiên cứu khoa học địa chất Đức (GFZ) xác nhận, một trận động đất có độ lớn 5,1 Richter đã xảy ra ở khu vực gần bờ biển phía Tây đảo chính Honshu của Nhật Bản trong chiều 3/1.

Theo GFZ, chấn tiêu của trận động đất nằm ở độ sâu 10 km, ban đầu được xác định có tọa độ 37,29 độ vĩ Bắc và 136,78 độ kinh Đông.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, nước này sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho Nhật Bản trong trận động đất mạnh 7,6 xảy ra ở Ishikawa vào ngày 1/1.

Đến nay, giới chức Nhật Bản thông báo số người thiệt mạng trong vụ động đất ở Ishikawa đã tăng lên 64 người. Đây là trận động đất nguy hiểm nhất ở Nhật Bản kể từ năm 2016. (Reuters)

* Bầu cử Pakistan: Ủy ban bầu cử Pakistan (ECP) đã lên kế hoạch lập hơn 92.500 điểm bỏ phiếu trên toàn quốc.

Kế hoạch bỏ phiếu chính thức sẽ được công bố 15 ngày trước khi cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 8/2.

Trong khi đó, ngày 3/1, trên mạng xã hội X, Luật sư Naeem Haider Panjutha đại diện cho cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan xác nhận, ECP đã cáo buộc vị chính khách 71 tuổi coi thường cơ quan giám sát bầu cử này mà không có sự hiện diện của các luật sư.

ECP đã bắt đầu khởi kiện tội coi thường đối với cựu Thủ tướng Khan và các cựu lãnh đạo khác trong đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) của ông.

Tuần trước, một tòa án cấp cao Pakistan đã từ chối yêu cầu của ông Khan về việc đình chỉ bản án trước đó. Như vậy, vị cựu Thủ tướng này tiếp tục bị truất quyền tham gia tranh cử. (Reuters)

* Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật lần đầu tiên trong năm 2024 vào ngày 3/1 nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng trước những hành động tiềm tàng của Triều Tiên.

Cuộc tập trận diễn ra ngoài khơi bờ biển phía Đông, Tây và Nam của Hàn Quốc, với sự tham gia của 13 tàu chiến và 3 máy bay từ các hạm đội 1, 2 và 3. (Yonhap)

* Sách Trắng ngoại giao Hàn Quốc công bố ngày 3/1 khẳng định, nước này đã tăng cường các hoạt động ngoại giao trong năm 2022 để nâng cấp quan hệ với Mỹ lên “mức cao nhất” và khôi phục quan hệ với Nhật Bản.

Theo hãng tin Yonhap, trong năm thứ 3 liên tiếp, Sách Trắng ngoại giao của Hàn Quốc đã mô tả Nhật Bản là “nước láng giềng gần gũi nhất” và bổ sung cụm từ “đối tác hợp tác” để chỉ Tokyo.

Tài liệu cũng mô tả Trung Quốc là “nước láng giềng” và đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, đồng thời là “đối tác hợp tác chính” trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

Bên cạnh đó, Sách Trắng tuyên bố, Hàn Quốc đã nỗ lực thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên

TIN LIÊN QUAN
Sách Trắng ngoại giao Hàn Quốc thể hiện tinh thần 'gác lại quá khứ' với Nhật Bản, nói gì về Trung Quốc?

Biển Đông

* Mỹ-Philippines tiến hành tuần tra chung lần hai ở Biển Đông: Reuters đưa tin, Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng vũ trang Philippines Romeo Brawner xác nhận, quân đội nước này và Mỹ bắt đầu hoạt động tuần tra chung kéo dài 2 ngày ở Biển Đông vào ngày 3/1.

Đợt tuần tra chung lần này có sự tham gia của 4 tàu từ Hải quân Philippines và 4 tàu từ Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của quân đội Mỹ (USINDOPACOM) - bao gồm 1 tàu sân bay, 1 tuần dương hạm và 2 tàu khu trục.

Theo Tướng Brawner, hoạt động quân sự chung lần thứ hai đánh dấu “bước nhảy vọt quan trọng” trong quan hệ đồng minh giữa Manila và Washington, cũng như tăng cường khả năng tương tác giữa quân đội hai nước.

Tướng Brawner khẳng định: “Liên minh của chúng ta mạnh mẽ hơn bao giờ hết, gửi một thông điệp tới toàn thế giới. Chúng ta đang thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật định và một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở trước những thách thức trong khu vực”.

Theo Reuters, đợt tuần tra này có khả năng sẽ chọc giận Trung Quốc giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

TIN LIÊN QUAN
Campuchia kêu gọi sự bình tĩnh của các bên, tránh đối đầu ở Biển Đông

Trung Đông

* Phó Thủ lĩnh Hamas Saleh al-Arouri bị sát hại cùng một số trợ lý trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái Israel nhằm vào văn phòng của phong trào này ở ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut của Lebanon ngày 2/1.

Sau vụ việc, Hamas đã tuyên bố đình chỉ mọi cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza. Iran, Lebanon và Palestine đã lên án hành động của Israel, trong khi Israel chưa đưa ra bình luận.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ra khu vực sau vụ việc.

TASS đưa tin, phong trào Hezbollah tuyên bố sẽ trả đũa cuộc tấn công của Israel.

* Thảm họa trong Lễ tưởng niệm Tướng Soleimani ở Iran: Hãng Reuters đưa tin, ngày 3/1, hai vụ nổ xảy ra ở khu vực gần nghĩa trang thành phố Kerman của Iran khi hàng trăm người tập trung trong lễ tưởng niệm ngày mất của Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh cấp cao của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo nước này.

Ông Qassem Soleimani đã thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ năm 2020.

Theo hãng tin Nournews của Iran, một số bình gas đã phát nổ trên con đường dẫn đến nghĩa trang và các cơ quan chức năng Iran đang theo dõi tình hình.

Người phát ngôn Cơ quan tình trạng khẩn cấp Iran Babak Yektaparast nêu rõ, ít nhất 73 người đã thiệt mạng và 170 người khác bị thương do 2 vụ nổ này.

Phó Tỉnh trưởng Kerman Rahman Jalali tuyên bố: “Vụ việc này là hành động tấn công khủng bố”. (AFP, Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Phó thủ lĩnh bị sát hại, Hamas đình chỉ mọi đàm phán, LHQ báo động nguy cơ 'bóng đen' xung đột phủ Trung Đông

Châu Phi

* Niger khởi động tiến trình đối thoại “toàn diện quốc gia”, bắt đầu từ cuộc tham vấn khu vực tại Agadez.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, Thủ tướng Niger Ali Mahaman Lamine Zeine nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được “đồng thuận và toàn diện” trong các cuộc thảo luận khu vực này.

Vòng tham vấn đầu tiên có sự tham gia của khoảng 300 đại diện, bao gồm các quan chức được bầu, các thủ lĩnh truyền thống, các tổ chức thanh niên, công đoàn và các tổ chức phi chính phủ.

Cuộc thảo luận xoay quanh những đề xuất liên quan các chủ đề chính dự kiến được tranh luận trong cuộc đối thoại quốc gia sắp tới, bao gồm “thời gian” của quá trình chuyển đổi, “các nguyên tắc cơ bản” và “các ưu tiên” hướng dẫn giai đoạn này.

Ngoài ra, các cuộc đàm phán tại Niger cũng đi sâu vào các vấn đề cấp bách, như sự tham gia của các công ty nước ngoài trong việc khai thác uranium, sự hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ tại Niger, những thách thức liên quan nhập cư bất hợp pháp và những lo ngại về an ninh ở khu vực có nhiều mỏ vàng thủ công. (Africa News)

TIN LIÊN QUAN
Niger trước những ngả đường lịch sử

Châu Mỹ

* Cuba khẳng định đoàn kết là vũ khí chiến lược: Ngày 3/1, Nguyên Chủ tịch Cuba Raúl Castro nói rằng, Cách mạng Cuba đang trở nên mạnh mẽ hơn nhờ vũ khí chiến lược chính là đoàn kết, nhấn mạnh: “Nguy hiểm càng lớn, yêu cầu càng cao, kỷ luật và đoàn kết càng phải cao, nhưng không phải đoàn kết bằng mọi giá mà dựa trên nguyên tắc”.

Nhà lãnh đạo Cuba kêu gọi tìm kiếm những giải pháp “thực tế” bằng nguồn lực nội tại để đối mặt những thách thức kinh tế của đất nước, lưu ý rằng, ệnh bao vây cấm vận “quá mức” là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Cuba gặp khó khăn.

Nhà lãnh đạo thuộc “thế hệ lịch sử” của Cuba nhấn mạnh: “Con đường duy nhất của chúng ta là tiếp tục cuộc chiến với tinh thần lạc quan”.

Về phần mình, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel nhắc lại cam kết của chính phủ trong việc “thay đổi mọi thứ cần thay đổi”, nhưng không từ bỏ các nguyên tắc ái quốc, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào cam kết của thế hệ trẻ đối với đất nước và rằng, những người trẻ hôm nay sẽ trung thành với lịch sử. (THX)

* Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có 5 nước ủy viên không thường trực mới với nhiệm kỳ 2 năm, gồm Algeria, Guyana, Hàn Quốc, Sierra Leone và Slovenia.

Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc

Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc

Những "đòn" ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine, vụ va chạm máy bay chết người ở Nhật Bản, tình hình xung đột ở ...

Điểm tin thế giới sáng 3/1: Hamas đặt điều kiện thả con tin, Na Uy cho phép bán vũ khí trực tiếp cho Ukraine, Pháp đóng cửa Đại sứ quán tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 3/1: Hamas đặt điều kiện thả con tin, Na Uy cho phép bán vũ khí trực tiếp cho Ukraine, Pháp đóng cửa Đại sứ quán tại Niger

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/1.

Nói Ukraine không phải 'kẻ thù', Nga tuyên bố sở hữu thứ không quân đội nào trên thế giới có

Nói Ukraine không phải 'kẻ thù', Nga tuyên bố sở hữu thứ không quân đội nào trên thế giới có

Ngày 1/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, chính phương Tây tạo ra xung đột ở Ukraine để chống lại Moscow bằng chính bàn ...

Anh rục rịch chuyển tàu săn mìn cho Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 'cấm cửa' qua hai eo biển

Anh rục rịch chuyển tàu săn mìn cho Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 'cấm cửa' qua hai eo biển

Sputnik đưa tin, ngày 2/1, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không cho phép hai tàu săn mìn của Anh di chuyển qua các eo biển ...

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky tìm kiếm sự 'an ủi' từ Anh, Mỹ 'thả cửa' để Kiev làm một việc với tên lửa HIMARS

Tình hình Ukraine: Ông Zelensky tìm kiếm sự 'an ủi' từ Anh, Mỹ 'thả cửa' để Kiev làm một việc với tên lửa HIMARS

Mới đây, Anh và Đức đã tiếp tục khẳng định sự ủng hộ với Ukraine trong bối cảnh Nga đang đẩy mạnh chiến dịch quân ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động