Tin thế giới 4/1: Tính toán của Thủ tướng Đức với Nga; Hành động chưa từng có tiền lệ ở HĐBA; Covid-19 tạo cơn 'sóng thần' lịch sử ở Mỹ

Hoàng Hà
Quan hệ Nga với NATO, Đức, tuyên bố của 5 cường quốc hạt nhân, khủng hoảng chính trị ở Sudan, thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS), quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ và đại dịch Covid-19 là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế  giới 4/1: Tính toán của Thủ tướng Đức với Nga; Hành động chưa từng có tiền lệ ở HĐBA; Covid-19 tạo cơn 'sóng thần' lịch sử ở Mỹ
Theo tờ Bild của Đức, Thủ tướng Olaf Scholz đang tìm kiếm 'khởi đầu' mới trong quan hệ với Nga. (Nguồn: Bloomberg)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

NATO thông báo cuộc họp với Nga

Ngày 4/1, một quan chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết đã triệu tập cuộc họp hội đồng Nga-NATO vào ngày 12/1 nhằm thảo luận các đề xuất an ninh của Moscow.

Nguồn tin từ NATO cho biết: "Bất kỳ đối thoại với Nga sẽ phải được tiến hành trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, giải quyết các lo ngại của NATO đối với các hành động của Moscow và tính đến quan điểm của các đối tác châu Âu trong liên minh quân sự".

Về phía Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova xác nhận, các quan chức nước này sẽ tham dự cuộc họp gồm Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov cùng các quan chức cấp cao khác. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Đối thoại Nga-Mỹ và ngòi nổ chực chờ

Kế hoạch của Thủ tướng Đức với Nga

Ngày 3/1, tờ Bild của Đức đưa tin, Thủ tướng nước này Olaf Scholz đang cân nhắc các phương án để xây dựng quan hệ với Nga, theo hướng là một đối tác quan trọng và sẽ đặt vấn đề quan hệ song phương dưới sự kiểm soát cá nhân.

Ngoài ra, tờ báo cho biết, Thủ tướng Scholz có kế hoạch gặp Tổng thống Nga Vladimur Putin trong tháng này.

Theo Bild, nhà lãnh đạo Đức đang tìm kiếm "khởi đầu" mới trong quan hệ với Nga. Đặc biệt, ông sẽ tập trung vào vấn đề khí đốt và Ukraine.

Hiện có tin cho biết, Cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Olaf Scholz, ông Jens Plotner, đã chuẩn bị cho một cuộc gặp với lãnh đạo Nga. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Đức-Nga dưới thời ông Scholz sẽ đi về đâu?

Nga muốn tăng cường hợp tác với châu Phi

Ngày 4/1, Giám đốc Vụ châu Phi thuộc Bộ Ngoại giao Nga Vsevolod Tkachenko khẳng định, Moscow sẵn sàng hợp tác với các nước châu Phi, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Ông Tkachenko nói: "Chúng tôi không coi châu Phi là đấu trường đối đầu giữa Nga và bất kỳ nước nào khác. Chúng tôi coi đây là một lục địa, nơi hợp tác với các bạn bè và đối tác châu Phi".

Theo quan chức trên, Nga hiểu rằng "nhiều nước có lợi ích kinh tế và chính trị của riêng họ mà không phải lúc nào cũng trùng khớp với lợi ích của nước khác", tuy nhiên, Moscow luôn ủng hộ sự cạnh tranh công bằng và quan hệ đối tác thay vì đối đầu. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
EU bảo 'châu Phi là chỗ của chúng tôi’, Nga nói gì?

Quan chức Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận nhiều vấn đề

Ngày 3/1, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo báo chí cho hay, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken đã thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu về các nỗ lực hợp tác trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga-Ukraine.

Hai bên cũng thảo luận các vấn đề liên quan vùng Đông Bắc Phi, việc Thổ Nhĩ Kỳ bổ nhiệm Đặc phái viên để bàn về tiến trình bình thường hóa quan hệ với Armenia.

Ngoài ra, hai nhà ngoại giao đã thảo luận về các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm với tư cách là đồng minh NATO.

Trong diễn biến khác, cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho hay, nước này và Mỹ sẽ thảo luận về tình hình liên quan chương trình chiến đấu cơ đa năng F-35 trong cuộc họp sắp tới ở Washington, song không rõ thời điểm diễn ra. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
G20: Có cơ chế mới, quan hệ Mỹ-Thổ sẽ ‘sang trang’?

Năm cường quốc hạt nhân ra tuyên bố chung về ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân

Ngày 3/1, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ và Pháp ra tuyên bố chung khẳng định, “không thể có quốc gia nào giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân" và "tuyệt đối không thể để cuộc chiến này xảy ra".

Tuyên bố đánh dấu lần đầu tiên 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cùng thừa nhận nguyên tắc cơ bản này.

Theo các nhà phân tích, điều trên sẽ giúp thiết lập nền tảng quan trọng cho các nỗ lực nhằm giảm thiểu vũ khí hạt nhân cũng như nguy cơ xung đột hạt nhân.

Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ hy vọng tuyên bố của 5 cường quốc hạt nhân sẽ giúp xoa dịu căng thẳng trong bối cảnh tình hình an ninh có nhiều biến động hiện nay.

Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định tuyên bố này giúp tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cường quốc thế giới.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid đã hoan nghênh tuyên bố chung của 5 nước thành viên thường trực HĐBA, khẳng định "đây là thông điệp đúng đắn tới thế giới nhân dịp đầu Năm mới”.

Ngày 4/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã bày tỏ lập trường ủng hộ tuyên bố chung trên.

Seoul kỳ vọng tuyên bố sẽ đóng góp vào việc tăng cường cơ chế không phổ biến hạt nhân quốc tế, vì hòa bình và ổn định toàn thế giới, trên nền tảng là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Nhân tuyên bố này, Seoul kêu gọi các quốc gia sở hữu hạt nhân đạt được tiến triển thực chất trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân, đóng vai trò xây dựng trong thảo luận song phương và đa phương nhằm ngăn chặn chạy đua vũ trang. (Sputnik, TASS, KBS)

TIN LIÊN QUAN
Năm cường quốc hạt nhân có hành động... hiếm, Nga-Trung Quốc nói gì?

Trung Quốc chỉ trích thỏa thuận AUKUS, 'rủ' Indonesia cùng tỏ thái độ

Ngày 4/1, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát Vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Thông cho rằng, thỏa thuận quốc phòng ba bên AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia có thể dẫn đến sự sụp đổ của cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trả lời họp báo, ông Phó Thông nêu rõ: "AUKUS, thỏa thuận ba bên về phát triển tàu ngầm hạt nhân, là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Điểm mấu chốt của vấn đề là nếu kế hoạch này được thực hiện, Mỹ và Anh - hai quốc gia hạt nhân - sẽ bàn giao cho Australia, vốn không phải là quốc gia hạt nhân, uranium cấp độ vũ khí".

Hệ thống ngăn ngừa hiện tại của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không cung cấp bất kỳ phương thức nào để xác minh rằng Australia sẽ không sử dụng các vật liệu để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Cáo buộc Mỹ-Anh có tiêu chuẩn kép, ông Phó Thông cho hay, Tung Quốc tin rằng, "đây sẽ là một sự khai thác ác ý lỗ hổng trong NPT và nếu nhiều nước làm việc này, điều đó đồng nghĩa với sự sụp đổ của cơ chế không phổ biến hạt nhân".

Bên cạnh đó, theo quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh ủng hộ Indonesia, "với tư cách là quốc gia lớn nhất trong ASEAN phải lên tiếng lo ngại về thỏa thuận trên". (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Australia chọn hướng đi nào trước chiến thuật 'vùng xám' của Trung Quốc?

Khủng hoảng Sudan: Thủ tướng từ chức, biểu tình bùng nổ

Ngày 2/1, Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok tuyên bố từ chức sau cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Đông Bắc Phi này.

Quyết định trên được ông Hamdok đưa ra chưa đầy 2 tháng sau khi được phục chức Thủ tướng Sudan, theo một phần của thỏa thuận chính trị với quân đội nước này.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội hồi tháng 10/2021 tiếp tục nổ ra.

Ngày 4/1, các nhân chứng cho biết, lực lượng an ninh Sudan đã được triển khai khắp thủ đô Khartoum và các thành phố lân cận để đối phó với các cuộc biểu tình.

Mỹ kêu gọi các nhà lãnh đạo Sudan đảm bảo quy chế dân sự và chấm dứt bạo lực đối với người biểu tình, trong khi Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres lên án các hành động bạo lực này, đồng thời kêu gọi sự kiềm chế của lực lượng an ninh. (Reuters, AFP)

TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng leo thang, Sudan thắt chặt an ninh thủ đô để ngăn tuần hành

Covid-19: Mỹ ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc một ngày

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu cập nhật của Đại học Johns Hopkins cho biết, ngày 3/1, Mỹ ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc mới Covid-19, trong bối cảnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 được ví như một "cơn sóng thần" càn quét mọi lĩnh vực trong đời sống hằng ngày ở nước này.

Biến thể Omicron lây lan mạnh khiến số ca mắc mới Covid-19 theo ngày tại Mỹ tăng lên các mức kỷ lục và cao hơn bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào khác trên thế giới ở bất kỳ thời điểm nào kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây 2 năm.

Mặc dù số ca mắc mới gia tăng chưa dẫn đến tình trạng số ca bệnh nặng và tử vong tăng mạnh ở Mỹ, nhưng hàng trăm nghìn người mắc bệnh phải tự cách ly tại nhà đã dẫn tới hệ lụy là nhiều chuyến bay bị hủy bỏ; các trường học, văn phòng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa; các bệnh viện quá tải và các chuỗi cung ứng tắc nghẽn.

TIN LIÊN QUAN
Cảnh báo: Pháp phát hiện biến thể mới chứa 46 đột biến, né được vaccine, liệu có vượt Omicron?

Ứng viên Tổng thống Pháp: 'Chúng ta phải rút khỏi NATO, Nga là đối tác của Paris': Ngày 3/1, ứng viên Tổng thống Pháp, lãnh đạo đảng cực tả Jean-Luc Melenchon cho hay, ông muốn nước này rời khỏi NATO để không còn liên quan đến xung đột với Nga và Trung Quốc. (Sputnik)

Mỹ thảo luận với 'lá chắn' sườn Đông của NATO: Ngày 3/1, Ngoại trưởng Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với đại diện Nhóm Bucharest Nine về những quan ngại ngày càng gia tăng liên quan đến Nga ở gần biên giới Ukraine. (Reuters)

Lý do Thủ tướng Nhật Bản Kishida hủy chuyến thăm Mỹ, Australia

Lý do Thủ tướng Nhật Bản Kishida hủy chuyến thăm Mỹ, Australia

Ngày 4/1, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thông báo hủy chuyến thăm Mỹ và Australia, vốn để tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh ...

Iran tuyên bố phát hiện 'chủ nghĩa hiện thực mới' của phương Tây

Iran tuyên bố phát hiện 'chủ nghĩa hiện thực mới' của phương Tây

Ngày 3/1, Iran cho hay, nước này đã phát hiện một “chủ nghĩa hiện thực mới” từ các nước phương Tây.

Xem nhiều

Đọc thêm

Cặp vợ chồng diễn viên đóng phim 'Trạm cứu hộ trái tim' đều công tác trong quân đội

Cặp vợ chồng diễn viên đóng phim 'Trạm cứu hộ trái tim' đều công tác trong quân đội

Vợ chồng NSND Thu Quế - NSƯT Phạm Cường ngoài đời đều công tác trong quân đội.
Skoda nhá hàng mẫu SUV mới, khá giống VinFast Lux

Skoda nhá hàng mẫu SUV mới, khá giống VinFast Lux

Skoda vừa nhá hàng mẫu SUV mới dự kiến ra mắt vào năm 2025, mục tiêu hướng đến những người dùng xe hatchback và sedan đang muốn chuyển sang SUV ...
Tới Paris dự Olympic 2024, huyền thoại bóng đá Zico bị cướp trắng trợn

Tới Paris dự Olympic 2024, huyền thoại bóng đá Zico bị cướp trắng trợn

Huyền thoại Brazil Zico đã trở thành nạn nhân của một vụ cướp trắng trợn ngay tại Paris (Pháp) trước thời điểm diễn ra lễ khai mạc Olympic 2024.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/7/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 7 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/7/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 7 năm 2024

Lịch âm 28/7. Lịch âm hôm nay 28/7/2024? Âm lịch hôm nay 28/7. Lịch vạn niên 28/7/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/7/2024: Tuổi Dậu đầu tư may mắn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/7/2024: Tuổi Dậu đầu tư may mắn

Xem tử vi 28/7 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/7/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Trung Quốc giảm nhu cầu, giá dầu theo đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Trung Quốc giảm nhu cầu, giá dầu theo đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 27/7, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/7, giá dầu giảm khoảng 1,5% do nhu cầu của Trung Quốc giảm.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động