Tin thế giới 4/10: Ukraine tuyển quân tại Ba Lan, Anh từ bỏ chủ quyền đảo Chagos, tàu sân bay Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Philippines

Nhất Phong
Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc, Nga “vi phạm không phận”, Italy cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng, Triều Tiên tiếp tục thả bóng bay chứa rác sang Hàn Quốc, lãnh đạo an ninh nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye bị ám sát, FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc gián điệp…....là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 4/10: Ukraine mở văn phòng tuyển quân tại Ba Lan, Anh từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Chagos, tàu sân bay Trung Quốc xuất hiện ở vùng bi
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Châu Á – Thái Bình Dương

*Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc, Nga “vi phạm không phận”: Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên tại Quốc hội kể từ khi nhậm chức, tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã cáo buộc Trung Quốc và Nga thực hiện “một loạt hành vi vi phạm" không phận của nước này.

Ông Ishiba tuyên bố: “Đã có một loạt các hành vi vi phạm không phận của Trung Quốc và Nga. Đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của đất nước chúng ta”, đồng thời cho rằng Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với tình hình an ninh thách thức nhất kể từ sau Thế chiến II.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo đã điều máy bay chiến đấu F-35 bảo vệ không phận vào ngày 23/9 sau khi phát hiện một máy bay Il-38 của Nga ở gần Hokkaido, với cáo buộc máy bay Nga đã 3 lần xâm phạm không phận Nhật Bản. (TASS)

Tin liên quan
Nhật Bản phản đối Nga tập trận ở quần đảo Nam Kuril Nhật Bản phản đối Nga tập trận ở quần đảo Nam Kuril

*Hàn Quốc ra mắt tên lửa phá boongke mới: Ngày 4/10, Lục quân Hàn Quốc đã ra mắt tên lửa phá boongke mới, có khả năng tấn công các mục tiêu ngầm của đối phương trong nỗ lực tăng cường khả năng răn đe chống lại các mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên.

Tên lửa đất đối đất chiến thuật Hàn Quốc (KTSSM), được thiết lập để triển khai vào cuối năm nay, là một trong những vũ khí mới được trưng bày tại Lễ hội Lực lượng Lục quân tại trụ sở quân đội Gyeryongdae ở Gyeryong, cách Seoul khoảng 140 km về phía Nam.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật này, còn được gọi là Ure, có tầm bắn 180 km và được phát triển để tấn công các khẩu pháo tầm xa của Triều Tiên được giấu trong các hang động và đường hầm. Hệ thống vũ khí này dự kiến sẽ được triển khai cho các hoạt động vào cuối năm nay. (Yonhap)

*Tàu sân bay Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển của Philippines: Bộ Tham mưu liên quân thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, được hộ tống bởi 4 tàu khu trục và một tàu hỗ trợ tác chiến nhanh, được báo cáo vào đầu tuần này đang di chuyển về phía Đông Nam của đảo chính Mindanao của Philippines và hướng tới Biển Celebes.

Tàu Liêu Ninh bắt đầu được triển khai vào cuối tháng 9, đi qua gần Okinotorishima, điểm cực Nam của Nhật Bản vào ngày 20-21/9 và được báo cáo lần cuối cách đảo san hô này khoảng 1.520 km về phía Tây Nam.

Bộ Tham mưu liên quân cũng cho biết từ ngày 27/9-1/10, máy bay chiến đấu và trực thăng của Trung Quốc đã thực hiện khoảng 220 lần cất cánh và hạ cánh kết hợp từ các tàu. (SCMP)

*Triều Tiên tiếp tục thả bóng bay chứa rác sang Hàn Quốc: Triều Tiên tiếp tục thả những quả bóng bay được cho là chứa rác sang Hàn Quốc vào rạng sáng 4/10 (giờ địa phương), chỉ 2 ngày sau khi Bình Nhưỡng thả 150 quả bóng bay tương tự sang Hàn Quốc.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đã nêu ra khả năng những quả bóng bay này sẽ bay về phía tỉnh Gyeonggi ở miền Bắc và các địa điểm khác của khu vực đô thị Seoul. JCS cũng khuyến cáo người dân không chạm vào những quả bóng bay và cảnh giác trước nguy cơ chúng có thể rơi.

Động thái trên đánh dấu lần thứ 24 Triều Tiên thả bóng bay chứa rác sang Hàn Quốc, chiến dịch bắt đầu hồi cuối tháng 5. (Yonhap)

*Pakistan phong tỏa thủ đô để đối phó với biểu tình: Ngày 4/10, chính quyền Pakistan đã đặt các container trên những tuyến đường chính và cao tốc dẫn đến thủ đô và tạm dừng dịch vụ điện thoại di động tại Islamabad nhằm ngăn chặn những người ủng hộ cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan tổ chức biểu tình đòi trả tự do cho ông.

Chính phủ của Thủ tướng Shehbaz Sharif cũng huy động lực lượng cơ động bán quân sự và cảnh sát, đồng thời đóng cửa các trường học ở Islamabad và thành phố Rawalpindi gần đó sau khi đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf của ông Khan từ chối rút lại lời kêu gọi biểu tình.

Việc cắt các dịch vụ điện thoại di động tại Islamabad và Rawalpindi vào ngày 4/10 đã làm gián đoạn thông tin liên lạc và ảnh hưởng đến các dịch vụ cơ bản của Pakistan. Cảnh sát được cho là đã bắt giữ một số người ủng hộ đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf. (AP)

Châu Âu

*Lãnh đạo an ninh nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye bị ám sát: Ngày 3/10, trưởng nhóm bảo vệ cơ quan an ninh nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye Andrey Korotkin đã thiệt mạng khi quả bom đặt trong xe ô tô của ông phát nổ.

Cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine đã thừa nhận thực hiện vụ ám sát.

Ông Andrey Korotkin vốn là lãnh đạo nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye khi nhà máy này còn thuộc về Ukraine. Sau khi Nga chiếm thành phố Energodar, tỉnh Zaporozhye, ông Korotkin đã hợp tác với chính quyền Nga và giữ chức trưởng nhóm bảo vệ nhà máy quan trọng này.

Hôm 6/9, cựu thị trưởng Energodar Andrey Shevchik và vợ cũng đã may mắn thoát chết trong một vụ ám sát. Ông này cũng làm việc tại nhà máy Zaporozhye. (TASS)

*Anh từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Chagos: Tờ The Times đưa tin Chính phủ Công đảng Anh đã từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Chagos bất chấp những cảnh báo riêng từ Mỹ và những quan ngại của các quan chức về một tiền đồn tình báo chiến lược mà Trung Quốc có thể có được trong khu vực.

Hôm 3/10, Anh thông báo sẽ chuyển giao chủ quyền đối với quần đảo Chagos ở Ấn Độ Dương cho Mauritius. Đồng thời, London sẽ duy trì quyền kiểm soát căn cứ Anh-Mỹ trên hòn đảo lớn nhất Diego Garcia trong vòng 99 năm.

The Times lo ngại rằng Mauritius có thể cho Trung Quốc thuê một phần quần đảo. Hiện Trung Quốc đang có 47 sáng kiến tài chính phát triển tại Mauritius và thương mại giữa hai nước đang phát triển. (The Times/Sputnik)

*Nga kêu gọi phương Tây dỡ bỏ trừng phạt Afghanistan: Ngày 4/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov kêu gọi phương Tây dỡ bỏ trừng phạt Afghanistan do Taliban đứng đầu và chịu "trách nhiệm" với các nỗ lực tái thiết ở Afghanistan, song không cho biết liệu Moskva có loại nhóm này ra khỏi danh sách các "tổ chức khủng bố" hay không.

Phát biểu tại lễ khai mạc diễn đàn ngoại giao thường niên do Nga chủ trì về Afghanistan, có sự tham gia của các phái viên từ Taliban và các nước láng giềng ở Trung Đông và Trung Á, ông Lavrov nhấn mạnh: "Chúng tôi hối thúc các quốc gia phương Tây chịu trách nhiệm của họ đối với công cuộc tái thiết Afghanistan sau xung đột, dỡ bỏ các hạn chế trừng phạt và trả lại các tài sản đã bị tịch thu cho Kabul".

Nga đã thúc đẩy quan hệ với Taliban kể từ khi lực lượng này trở lại nắm quyền vào năm 2021 sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. (AFP)

*Italy cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng do xung đột toàn cầu: Ngày 4/10, Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Piantedosi đã cảnh báo những người đồng cấp thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) rằng xung đột quốc tế, đặc biệt là ở Trung Đông và Ukraine, đang làm tăng nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố.

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ G7, được tổ chức tại thị trấn Mirabella Eclano, miền Nam Italy, trong các ngày 2-4/10, Bộ trưởng Piantedosi nhấn mạnh “chúng ta không thể để mình không chuẩn bị; chúng ta phải nâng cao khả năng ngăn chặn những hành động như vậy. Không có báo động nào ngoài trạng thái cảnh giác cao độ". (AP)

*Ukraine mở văn phòng tuyển quân tại Ba Lan: Ukraine ngày 3/10 xác nhận đã mở văn phòng tuyển quân đầu tiên tại Ba Lan nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống Nga.

Động thái trên diễn ra khi Kiev đang nỗ lực tăng cường quân số để ngăn chặn chiến dịch của Moscow tại miền Đông Ukraine, bắt đầu từ tháng 2/2022.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Ivan Gavryliuk cho biết văn phòng tuyển quân được đặt tại tỉnh Lublin, cách biên giới Ukraine khoảng 100 km, có “tất cả các thiết bị cần thiết” để xác định xem những người tình nguyện có đủ điều kiện phục vụ hay không. Ông thông báo: “Sau khi nhập ngũ, công tác huấn luyện các tình nguyện sẽ diễn ra” ở Ba Lan. (AFP)

Trung Đông – châu Phi

*Israel tuyên bố đã hạ sát thêm một lãnh đạo của Hezbollah: Quân đội Israel ngày 4/10 tuyên bố đã sát hại Mohammad Rashid Sakafi - người đứng đầu mạng lưới truyền thông của Hezbollah trong một "cuộc tấn công chính xác, dựa trên thông tin tình báo" ở Beirut trước đó một ngày.

Liên quan đến tình hình nhân đạo tại Lebanon, quan chức Liên hợp quốc Rula Amin ngày 4/10 cho biết hầu hết trong số gần 900 trại sơ tán ở Lebanon đã hết chỗ và những người chạy trốn các cuộc tấn công của Israel có nguy cơ phải ngủ ngoài trời. (Reuters)

*Đại giáo chủ Iran tuyên bố tấn công Israel là hành động "chính đáng": Ngày 4/10, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đã bảo vệ cuộc tấn công tên lửa của nước này nhằm vào Israel là "hợp pháp và chính đáng", đồng thời khẳng định Tehran sẽ không "chần chừ hoặc vội vàng thực hiện nhiệm vụ" trong việc đối đầu với Israel.

Phát biểu trong một buổi cầu nguyện hàng tuần hiếm hoi, ông Khamenei nêu rõ: "Hành động sáng suốt của lực lượng vũ trang của chúng ta cách đây vài đêm là hoàn toàn hợp pháp và chính đáng". Trước đó, vào ngày 1/10, Iran đã bắn hàng trăm tên lửa vào lãnh thổ Israel để đáp trả hành động leo thang gần đây của Tel Aviv. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

* Ngoại trưởng Iran đến Lebanon: Truyền thông Lebanon đưa tin, ngày 4/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi đã hạ cánh xuống thủ đô Beirut của Lebanon. Chương trình phát sóng trực tiếp của Reuters cho thấy một chiếc máy bay treo cờ Iran đã hạ cánh xuống sân bay Beirut, chỉ vài giờ sau khi xảy ra các cuộc không kích vào khu vực bên ngoài phạm vi sân bay vào đêm hôm trước.

Theo lịch trình, ông Araqchi sẽ gặp Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati và Chủ tịch quốc hội Nabih Berri, một đồng minh thân cận của phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn. (Reuters)

*Tổng thống Mỹ nói khó xảy ra 'chiến tranh toàn diện' ở Trung Đông: Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3/10 tuyên bố ông không tin rằng sẽ có một "cuộc chiến toàn diện" ở Trung Đông, khu vực đang trên bờ vực xung đột trong bối cảnh Israel tấn công Gaza và Lebanon, cùng với hành vi leo thang căng thẳng giữa đồng minh của Mỹ với Iran.

Theo nhà lãnh đạo Mỹ, một cuộc chiến như vậy có thể tránh được nhưng cần phải nỗ lực hơn nữa.

Căng thẳng giữa Iran và Israel gia tăng sau khi Israel cân nhắc các lựa chọn đáp trả vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Tehran ngày 1/10, động thái mà Iran thực hiện để đáp trả hành động quân sự của Israel ở Lebanon. (Reuters)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Argentina có kế hoạch lấy lại quần đảo Falkland: Ngoại trưởng Argentina Diana Mondino cho biết nước này dự định đòi lại chủ quyền hoàn toàn đối với quần đảo Malvinas/Falkland, trong bối cảnh London quyết định chuyển giao chủ quyền đối với quần đảo Chagos ở Ấn Độ Dương cho Mauritius.

Trước đó, Thống đốc quần đảo Alison Blake nói rằng chính quyền Anh, dựa trên các thỏa thuận về việc chuyển giao chủ quyền đối với quần đảo Chagos cho Mauritius, một lần nữa xác nhận họ không có ý định từ bỏ quyền kiểm soát Malvinas/Falkland.

Hôm 3/10, Anh tuyên bố sẽ chuyển giao chủ quyền quần đảo Chagos ở Ấn Độ Dương cho Mauritius. Đồng thời, London sẽ giữ quyền kiểm soát căn cứ Anh-Mỹ trên hòn đảo lớn nhất Diego Garcia trong 99 năm. Giữa chính phủ Argentina và Anh xảy ra tranh chấp kéo dài về chủ quyền đối với quần đảo Falkland/Malvinas. Năm 1982, một cuộc chiến nổ ra giữa hai nước, kéo dài vài tuần và kết thúc bằng thất bại của Buenos Aires. (Sputnik)

*FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp: Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã quyết định truy tố 5 sinh viên Trung Quốc tại Đại học Michigan theo luật liên bang, với cáo buộc do thám các lực lượng quân sự Mỹ tại Trại Grayling vào tháng 8/2023, trong các cuộc tập trận có sự tham gia của lực lượng Đài Loan (Trung Quốc).

Theo đài truyền hình WDIV 4 của Detroit, một bản khai được công bố vào ngày 1/10, cáo buộc 5 công dân Trung Quốc về tội âm mưu, làm giả bằng chứng và khai man với các sĩ quan liên bang. Bất chấp hơn một năm điều tra sau khi các hành vi phạm pháp được phát giác vào mùa Thu năm 2023, cả 5 sinh viên đều được phép tốt nghiệp và trở về Trung Quốc trước khi các cáo trạng được đệ trình. (Taiwan News)

*Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đua tranh quyết liệt tại bang North Carolina: Đại học High Point ngày 3/10 công bố kết quả khảo sát cho thấy cả cựu Tổng thống Donald Trump - ứng cử viên của đảng Cộng hòa - và Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ, đều nhận được 48% sự ủng hộ từ các cử tri tiềm năng ở bang chiến địa North Carolina.

Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò, bà Harris chiếm ưu thế hơn trong số các cử tri đã đăng ký với tỷ lệ 48% ủng hộ, dẫn trước cựu Tổng thống Trump 2 điểm phần trăm.

Trong mùa bầu cử năm nay, North Carolina được đánh giá là một trong 7 bang chiến địa trọng yếu khi nắm tới 16 phiếu đại cử tri, ngang với bang Georgia và chỉ đứng sau bang Pennsylvania (18 phiếu đại cử tri). (Reuters)

Dư luận quốc tế sau vụ Iran tấn công Israel: Mỹ ra tay giúp đồng minh tự vệ, châu Âu lo, phong trào Hamas ca ngợi Tehran

Dư luận quốc tế sau vụ Iran tấn công Israel: Mỹ ra tay giúp đồng minh tự vệ, châu Âu lo, phong trào Hamas ca ngợi Tehran

Những quốc gia đầu tiên đã lên tiếng về cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn của Iran nhằm vào Israel tối 1/10.

Iran tấn công Israel bằng tên lửa: HĐBA và G7 đồng loạt họp khẩn, LHQ kêu gọi 'lý trí thức tỉnh', Mỹ cảnh báo Tehran

Iran tấn công Israel bằng tên lửa: HĐBA và G7 đồng loạt họp khẩn, LHQ kêu gọi 'lý trí thức tỉnh', Mỹ cảnh báo Tehran

Sau "mưa tên lửa" mà Iran trút vào Israel tối 1/10, khiến nguy cơ xung đột toàn diện lan rộng ở Trung Đông, Hội đồng ...

Trung Đông: Lộ 3 yêu cầu khẩn của Mỹ với Iran ngay trước vụ tấn công tên lửa vào Israel, đường sơ tán Lebanon-Syria bị phá hủy

Trung Đông: Lộ 3 yêu cầu khẩn của Mỹ với Iran ngay trước vụ tấn công tên lửa vào Israel, đường sơ tán Lebanon-Syria bị phá hủy

Mới đây, truyền thông Trung Đông đưa tin về việc Mỹ đã đưa ra yêu cầu khẩn cấp với Iran ngay trước cuộc tấn công ...

Tân Tổng thư ký NATO đến Kiev chỉ 2 ngày sau nhậm chức, Ukraine được dịp 'tỏ nỗi lòng', đem Israel ra so kè, Mỹ 'dội gáo nước lạnh'

Tân Tổng thư ký NATO đến Kiev chỉ 2 ngày sau nhậm chức, Ukraine được dịp 'tỏ nỗi lòng', đem Israel ra so kè, Mỹ 'dội gáo nước lạnh'

Ngày 3/10, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã đến thủ đô Kiev của Ukraine, 2 ngày ...

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường có tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng trả lời phỏng vấn báo chí trước thềm chuyến công tác của Chủ tịch nước Lương Cường tham dự APEC 2024, thăm chính thức Chile ...
Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024: Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng giảm không ngừng, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng xuống đáy nhiều tuần, 'chớp cơ hội mua ngay'? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?
2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

2024 thế chỗ 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900 do biến đổi khí hậu diễn biến một cách khó ...
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Ngày 7/11, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại giao đến chúc mừng tại Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội.
Phim Việt Nam ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ chiếu khai màn HANIFF 2024

Phim Việt Nam ‘Ngày xưa có một chuyện tình’ chiếu khai màn HANIFF 2024

‘Ngày xưa có một chuyện tình’ - bộ phim của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh đã vinh dự được lựa chọn chiếu khai mạc Liên hoan phim quốc tế ...
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động