Nạn đói đang đe dọa nhiều khu vực trên thế giới. (Nguồn:earth.org) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua:
Nga-Ukraine
Nga sẵn sàng hỗ trợ lương thực cho châu Phi: Ngày 3/11, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã tiếp Phó Tổng thống Nam Phi David Mabuza đang có chuyến thăm Moscow.
Tại cuộc gặp, ông đã giải thích các nỗ lực của Nga trong bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine, bao gồm tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong thỏa thuận ngũ cốc, đưa thực phẩm và phân bón Nga ra thế giới.
Đặc biệt, quan chức này khẳng định, Moscow sẵn sàng giúp đỡ châu Phi về lương thực, cấp miễn phí cho đối tác khu vực một phần sản phẩm nông nghiệp của Nga trước ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine, trong đó có các diễn biến gần đây liên quan tới thỏa thuận ngũ cốc. (Sputnik)
G7 kêu gọi Nga gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen: Theo một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, tại hội nghị ở thành phố Muenster (Đức), Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) ngày 4/11 đã lên tiếng hối thúc Nga gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen do Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian và được ký kết hồi tháng 7 vừa qua.
Quan chức trên nêu rõ: “Mọi người nhất trí cần phải gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen”.
Trước đó cùng ngày, các nguồn thạo tin tiết lộ G7 và Australia đã nhất trí thiết lập một mức giá cố định sau khi đạt đồng thuận về chính sách áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. (AP)
Nga động viên hơn 300.000 người tham gia quân đội: Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/11 thông báo Moscow đã động viên 318.000 người tham gia các lực lượng vũ trang của nước này. Trước đó, Tổng thống Putin ngày 21/9 đã công bố lệnh động viên một phần. (Interfax)
TIN LIÊN QUAN | |
Khủng hoảng năng lượng: Đằng sau việc Nga ‘rốt ráo’ lập trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ |
Châu Âu
Anh, Ba Lan nhất trí tiếp tục gửi tín hiệu răn đe tới Nga: Văn phòng Thủ tướng Anh Rishi Sunak thông báo ông Rishi Sunak và người đồng cấp Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 4/11 đã thảo luận về tình hình ở Belarus và nhất trí cần phải tiếp tục phát đi thông điệp mạnh mẽ tới Nga rằng “hành động hăm dọa sẽ không có tác dụng”.
Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Sunak nhấn mạnh: “Là một phần của các nỗ lực răn đe ở khắp khu vực sườn phía Đông (NATO), Anh đang tăng cường năng lực của các lực lượng, và gia tăng hoạt động với Lực lượng Viễn chinh Chung ở khu vực Baltic. Cả hai nhà lãnh đạo nhất trí cầm phải tiếp tục gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới (Tổng thống Nga Vladimir) Putin rằng hành động hăm dọa sẽ không có tác dụng”. (Reuters)
Đức kêu gọi Trung Quốc tác động để Nga chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine: Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/11 ở thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bày tỏ mong muốn Trung Quốc sử dụng “tầm ảnh hưởng” của mình để tác động đến Nga nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Scholz nhấn mạnh: “Tôi đã nói với Chủ tịch (Tập Cận Bình) rằng điều quan trọng là Trung Quốc phải sử dụng tầm ảnh hưởng của mình đối với Nga... Moscow phải lập tức chấm dứt những cuộc tấn công”.
Trong khi đó phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Scholz cùng ngày đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin gia hạn thỏa thuận cho phép các chuyến hàng ngũ cốc từ Ukraine đi qua (Biển Đen) một cách an toàn để tránh nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng về nạn đói. (AFP)
Belarus chặn bắt thành công UAV huấn luyện chiến đấu của Ukraine: Ủy ban Biên giới Quốc gia Belarus (GPK) ngày 4/11 thông báo lực lượng biên phòng nước này đã chặn bắt thành công một máy bay không người lái (UAV) của Ukraine được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện thực hành thả chất nổ.
Theo GPK, chiếc UAV bay từ lãnh thổ Ukraine về phía Belarus đã bị một đội biên phòng đang làm nhiệm vụ của nước này phát hiện và buộc hạ cánh. Phân tích thẻ nhớ của UAV “đã xác nhận thực tế là nó được phóng từ lãnh thổ Ukraine”.
Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố Minsk nắm trong tay các loại vũ khí cần thiết để bảo vệ khu vực biên giới với Ukraine trước UAV và các mục tiêu trên không khác. (TASS)
TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Có một sai lầm khiến xung đột Nga-Ukraine khó kiểm soát, 'ngoại giao lãnh đạo' dù khó cũng phải làm |
Đông Bắc Á
Triều Tiên bắn 80 quả đạn pháo: Ngày 4/11, Quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã bắn khoảng 80 quả đạn pháo trong đêm vào vùng đệm quân sự tại vùng biển phía Đông nước này, vi phạm thỏa thuận song phương năm 2018 về giảm căng thẳng quân sự.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa liên tục thực hiện các vụ phóng tên lửa. Riêng trong các ngày 2-3/11, nước này đã phóng gần 30 tên lửa ra các vùng biển phía Đông và phía Tây. Trong số các tên lửa được phóng đi có 1 tên lửa rơi gần lãnh hải Hàn Quốc và 1 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà phía Hàn Quốc cho là Hwasong-17. (Kyodo)
Hàn Quốc phát hiện lượng máy bay chiến đấu 'khủng' gần biên giới: Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc thông báo ngày 4/11, nước này đã cho xuất kích các chiến đấu cơ sau khi phát hiện hơn 180 máy bay chiến đấu của Triều Tiên ở gần biên giới. Quân đội Hàn Quốc nói rằng máy bay Triều Tiên đã bay qua khu vực cách Đường phân định quân sự (MDL) 20 km về phía bắc trong hơn 4 giờ. (Yonhap)
Hàn Quốc, Đức cam kết hợp tác chặt chẽ đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên: Ngày 4/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và người đồng cấp Đức Frank-Walter Steinmeier đã chia sẻ quan ngại về các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên và nhất trí hợp tác chặt chẽ để đối phó với các chương trình hạt nhân-tên lửa của Bình Nhưỡng.
Trong cuộc hội đàm tại Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc), hai bên cũng thảo luận một loạt vấn đề, trong đó có mối đe dọa từ Triều Tiên, hợp tác chuỗi cung ứng và xung đột ở Ukraine.
Phát biểu họp báo sau cuộc gặp, ông Yoon cho hay: "Chúng tôi đã chia sẻ quan ngại sâu sắc về hành động khiêu khích tên lửa liên tiếp từ Triều Tiên và nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm đưa ra phản ứng thống nhất từ cộng đồng quốc tế trong trường hợp Triều Tiên tiến hành thêm một hành động khiêu khích nghiêm trọng nữa". (Yonhap)
Ủy ban Quốc phòng Hàn Quốc ra nghị quyết lên án Triều Tiên: Ngày 4/11, Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết lên án các hành động khiêu khích tên lửa của Triều Tiên, đồng thời hối thúc Bình Nhưỡng không tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 7. Các nghị sĩ Hàn Quốc yêu cầu chính phủ thiết lập thế trận an ninh vững mạnh trước các mối đe dọa hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên "trong thời gian ngắn nhất" và triển khai các nỗ lực toàn diện để thuyết phục Triều Tiên tham gia đàm phán. (Yonhap)
LHQ cảnh báo 8 triệu người có nguy cơ chết đói tại Nam Sudan
Ngày 3/11, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo gần 8 triệu người ở Nam Sudan, tương đương 2/3 dân số, có nguy cơ mất an ninh lương thực và đối mặt với nạn đói.
Theo LHQ, nạn đói và suy dinh dưỡng đang gia tăng ở các khu vực của Nam Sudan bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán và xung đột. Một số cộng đồng có nguy cơ chết đói nếu không duy trì sự hỗ trợ nhân đạo và các biện pháp cứu trợ thiên tai không được tăng cường.
Báo cáo chung của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (WFP) chỉ ra rằng tỷ lệ người dân phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở mức cao chưa từng thấy, vượt qua cả mức được ghi nhận trong thời điểm xung đột vào năm 2013 và 2016. Theo báo cáo, 7,76 triệu người có nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong khoảng thời gian trước vụ thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 7/2023, cũng như 1,4 triệu trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là sự kết hợp của xung đột, điều kiện kinh tế vĩ mô kém, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, chi phí lương thực và nhiên liệu tăng cao, cũng như sự sụt giảm tài trợ cho các chương trình nhân đạo. (AP)
| Ukraine: Kiev không đưa ra bất kỳ cam kết nào mới để thuyết phục Nga nối lại thỏa thuận ngũ cốc Ngày 3/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko khẳng định, nước này không đưa ra bất kỳ cam kết nào với Nga ... |
| Tin thế giới 3/11: Tín hiệu vui với thỏa thuận ngũ cốc, Ukraine 'an tâm' với hàng loạt lời hứa viện trợ vũ khí, Mỹ-Hàn có động thái mới NATO tăng cường quân đội gần biên giới Nga, Nga-Ukraine đưa ra tuyên bố liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc, Mỹ-Hàn thông báo kéo ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (28/10-3/11): Cấm dầu Nga, EU gặp cú sốc lớn; ông Putin ‘nói nước đôi’ về thỏa thuận ngũ cốc, tin vui Trung Quốc-Australia OPEC lạc quan về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, Nga-Ukraine thêm căng thẳng liên quan thỏa thuận ngũ cốc, Australia ‘bật đèn xanh’ xuất ... |
| Ukraine 'tố' Nga phóng tên lửa qua hành lang xuất khẩu ngũ cốc, Moscow cảnh báo sẽ ngừng tham gia thỏa thuận Ngày 2/11, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu đã thảo luận với người đồng cấp Mỹ Antony ... |
| Điểm tin thế giới sáng 3/11: Trung Quốc-Pakistan nồng ấm, Triều Tiên lại phóng tên lửa, thảm họa mưa lớn ở Colombia Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/11. |