Nhỏ Bình thường Lớn

Tin thế giới 5/11: Nga đưa ra tuyên bố 'đanh thép' về Crimea; Trung Quốc nói Mỹ ‘thao túng’; Australia mong Pháp nguôi giận

Tổng thống Putin nói Crimea mãi thuộc về Nga, Nga-Belarus ký thỏa thuận lịch sử, Mỹ-Trung đấu khẩu về vũ khí... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Sevastopol, Crimea. (Nguồn: AP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Sevastopol, Crimea. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Tổng thống Putin khẳng định Crimea mãi mãi thuộc về Nga

Trong chuyến thăm tới thành phố Sevastopol ở Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lời khẳng định đanh thép rằng, bán đảo Crimea và thành phố Sevastopol sẽ mãi mãi là của Nga.

"Mối liên kết bền vững và không thể phá vỡ này sẽ mãi mãi có thể cảm nhận theo cách đặc biệt ở đây, ở Sevastopol, ở Crimea. Những nơi này sẽ mãi mãi ở lại nước Nga, vì đó là chủ quyền, ý nguyện của chúng ta", ông Putin khẳng định.

Tuyên bố được Tổng thống Nga đưa ra nhân Ngày Đoàn kết các dân tộc Nga 4/11, một lễ kỉ niệm mà ông khởi xướng từ năm 2005, trong nhiệm kì Tổng thống thứ hai của mình. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Vị thế của nước Nga: Từ giả định đến thực tế

Nga, Belarus ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh

Ngày 4/11, tại cuộc họp trực tuyến Hội đồng Nhà nước tối cao Nhà nước Liên minh Nga và Belarus, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko đã ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh Nga-Belarus.

Lãnh đạo hai nước cũng đã thông qua 28 chương trình của Nhà nước Liên minh đạt được hồi tháng 9 cũng như các phương hướng chính để thực hiện các điều khoản của Hiệp ước thành lập Nhà nước liên minh giai đoạn 2021-2023.

Ông Putin nhấn mạnh việc ký sắc lệnh này là một bước tiến nhằm mang lại lợi ích cho người dân cả hai nước và không liên quan đến tình hình chính trị nội bộ.

Trong khi đó, phía Tổng thống Belarus gọi đây là một "bước đi quan trọng nữa trên con đường xây dựng liên minh". (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Hé lộ phàn nàn của Tổng thống Belarus trong ngày ký sắc lệnh hợp nhất Nhà nước Liên minh

Ba Lan cáo buộc Belarus có nhiều hành động khiêu khích ở biên giới

Ngày 5/11, Ba Lan thông báo một binh sĩ Belarus đã cố gắng bắn pháo sáng vào lính biên phòng Ba Lan trong khi những người khác cố gắng phá bỏ hàng rào dọc theo biên giới trong bối cảnh gia tăng căng thẳng về một làn sóng di cư đang cố tới lãnh thổ Liên minh châu Âu (EU) từ Belarus.

Trên mạng xã hội Twitter, Bộ Quốc phòng Ba Lan nêu rõ: "Nhiều hành động khiêu khích hơn ở biên giới. Ngày hôm qua, một binh sĩ Belarus đã cố bắn pháo sáng vào các binh sĩ Ba Lan... Cách đó 100 m, 5 người Belarus có vũ trang đã cố phá hủy hàng rào (biên giới) đồng thời gào thét rằng họ sẽ bắn các binh sĩ Ba Lan".

Ba Lan đã dựng hàng rào thép gai dọc biên giới, nơi tình trạng khẩn cấp đang được áp đặt, để ngăn chặn những người di cư và lên kế hoạch xây bức tường cao 5,5 mét dọc theo đường biên giới dài 180 km.

Trong khi đó, người phát ngôn Ủy ban Biên phòng Nhà nước Belarus Anton Bychkovsky nói rằng phía Ba Lan đang bóp méo sự thật. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ba Lan tố quân đội Belarus dọa nổ súng, Minsk triệu gấp đại sứ của Warsaw

Áo muốn khôi phục quan hệ trước khủng hoảng với Nga

Ngoại trưởng Áo Michael Linhart nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nước này và Nga khôi phục quan hệ ở mức trước khủng hoảng càng sớm càng tốt.

Áo và Nga theo truyền thống có mối quan hệ thiết thực tốt đẹp, thể hiện qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp thường xuyên, kể cả ở cấp cao nhất giữa hai nước, cũng như hợp tác chặt chẽ về kinh doanh, văn hóa, du lịch, khoa học và giáo dục.

Ngoại trưởng Linhart nói: "Thật không may, đại dịch cũng đã tác động đến quan hệ song phương của hai nước chúng ta: chúng ta đã ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng trong thương mại và du lịch song phương.

Do đó, đối với tôi điều rất quan trọng là phải khôi phục quan hệ song phương ở mức trước khủng hoảng càng sớm càng tốt cũng như phát triển hơn nữa mối quan hệ này vì lợi ích của hai nước chúng ta.

Cuộc đối thoại Sochi, nền tảng cho các cuộc tiếp xúc giữa các đại diện của xã hội dân sự Áo và Nga được khởi động vào năm 2019, đã giúp duy trì đối thoại ngay cả trong thời kỳ đại dịch". (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Áo thừa nhận điều cực quan trọng 'nức lòng' Dòng chảy phương Bắc 2

Nhân viên tháp tùng Tổng thống Biden công du châu Âu mắc Covid-19

Một nhân viên Nhà Trắng từng tháp tùng Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến công du châu Âu đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Theo thông báo, một số người khác trong phái đoàn Mỹ được cho là đã phải ở lại Scotland sau khi ông Biden tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Glasgow do lo ngại về khả năng lây lan dịch bệnh.

Nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính nêu trên đang được cách ly để chờ xét nghiệm PCR một lần nữa. Đáng chú ý, nhân viên này không tiếp xúc gần với Tổng thống Biden. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Chính quyền của Tổng thống Biden chốt đơn bán lô vũ khí 'sát thủ' sang vùng Vịnh

Mỹ tiếp tục kêu gọi đối thoại kiểm soát vũ khí với Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 4/11 thông báo Mỹ muốn khởi động đàm phán với Trung Quốc về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, sau khi Lầu Năm Góc khẳng định Bắc Kinh đang mở rộng kho vũ khí nhanh hơn những gì họ nghĩ trước đây.

Cụ thể, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói rằng những phát hiện mới cho thấy Trung Quốc "đang bỏ lại học thuyết hạt nhân trước đây về khả năng răn đe có giới hạn". Những bình luận này được đưa ra sau khi Bắc Kinh bác bỏ báo cáo của Lầu Năm Góc và khẳng định cam kết duy trì sức mạnh hạt nhân "ở mức độ tối thiểu theo yêu cầu của an ninh quốc gia".

Ngoài ra, ông Price nói rằng Washington vẫn "sẵn sàng và quyết tâm thực hiện điều đó và chúng tôi đã công bố điều đó với giới chức Trung Quốc". (SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc khuyên Mỹ 'nghiêm túc tôn trọng chủ quyền' nước khác; ông Biden nói về sai lầm lớn

Trung Quốc cáo buộc Mỹ thao túng khi đưa ra báo cáo về sức mạnh quân sự

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định, báo cáo của Lầu Năm Góc về việc mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc được đưa ra để biện minh cho thuyết lý “mối đe dọa của Trung Quốc”.

Ông Uông cũng cáo buộc Mỹ đã thao túng và phớt lờ các sự kiện thực tế. Theo ông, báo cáo mới được công bố về sức mạnh quân sự của Trung Quốc là một sự giả mạo hoàn toàn và phía Mỹ mang định kiến có chủ đích.

Ông nói: “Trên thực tế, mối nguy hiểm lớn nhất cho toàn thế giới chính là Mỹ”. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc lần đầu tiên phóng vệ tinh phục vụ chương trình phát triển bền vững LHQ

Thủ tướng Nhật Bản lên kế hoạch thăm Mỹ

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang cân nhắc thăm Mỹ trong tháng 11 này để hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Các nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết Thủ tướng Kishida nghĩ rằng tốt hơn là ông nên thăm Mỹ trước kỳ họp bất thường sắp tới của Quốc hội. Kỳ họp này dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 11 để thảo luận về vấn đề ngân sách bổ sung.

Trong khuôn khổ kỳ họp, Thủ tướng Kishida cũng sẽ có bài phát biểu chính sách trước Quốc hội. Theo các nguồn tin trên, trong chuyến thăm Mỹ sắp tới, Thủ tướng Kishida đặt mục tiêu tái khẳng định tầm quan trọng của việc làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh giữa hai nước. (Jiji Press)

TIN LIÊN QUAN
Những thách thức chờ đợi Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sau bầu cử Hạ viện

Australia kêu gọi Pháp thúc đẩy hợp tác

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton kêu gọi Pháp gác lại bất đồng về việc Canberra hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm để tập trung đối phó với các thách thức trong khu vực.

Phát biểu trên đài phát thanh 2GB ngày 5/11, ông Dutton cho rằng đã đến lúc “hướng về phía trước” và điều quan trọng là Pháp và Australia phải hợp tác chặt chẽ với nhau trước những thách thức chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tất cả chúng ta cần hợp tác để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Mọi quan ngại, tổn thương cần được gạt sang một bên để chúng ta tập trung vào vấn đề lớn hơn, đó là bảo vệ đất nước của chúng ta.

TIN LIÊN QUAN
Trọng tâm chuyến thăm Đông Nam Á của Ngoại trưởng Australia Marise Payne

Thụy Điển sắp có nữ Thủ tướng đầu tiên?

Bà Magdalena Andersson, Bộ trưởng Tài chính, vừa được bầu làm lãnh đạo mới của đảng Dân chủ Xã hội (SAP) của Thụy Điển, mở đường cho bà trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước.

"Tôi đồng ý trở thành chủ tịch đảng vì tôi biết rằng Thụy Điển có thể làm tốt hơn. Và bởi vì tôi biết rằng chúng tôi, những người theo Đảng Dân chủ Xã hội là những người có giải pháp cho những vấn đề mà Thụy Điển đang phải đối mặt", bà Magdalena Andersson tuyên bố.

Nhà kinh tế 54 tuổi và là cựu vận động viên bơi lội Magdalena Andersson sẽ trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thụy Điển, với điều kiện bà giành được một cuộc bỏ phiếu trong quốc hội. Tuy nhiên, ngày đó vẫn chưa được ấn định. (AP)

Tin thế giới 4/11: Nga nói vấn đề Bosnia-Herzegovina có ‘bàn tay bên ngoài’ nhúng vào; Mỹ gọi Trung Quốc là ‘đối thủ chính’

Tin thế giới 4/11: Nga nói vấn đề Bosnia-Herzegovina có ‘bàn tay bên ngoài’ nhúng vào; Mỹ gọi Trung Quốc là ‘đối thủ chính’

Căng thẳng Bosnia-Herzegovina; quan hệ Mỹ-Nga, Mỹ-Trung Quốc; bán đảo Triều Tiên; thỏa thuận AUKUS... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.

Nga-Mỹ liên thủ tung dự thảo 'bỏng tay' ở LHQ, quan chức Nga nói tín hiệu quan trọng tới thế giới

Nga-Mỹ liên thủ tung dự thảo 'bỏng tay' ở LHQ, quan chức Nga nói tín hiệu quan trọng tới thế giới

Ngày 3/11, Ủy ban thứ nhất Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) giải quyết các vấn đề giải trừ quân bị và an ninh ...

Tin cũ hơn

Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ
Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử
Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ Điểm tin thế giới sáng 4/11: B-52 Mỹ tới Trung Đông, Australia giảm nợ cho 3 triệu người, Venezuela muốn Brazil ngừng can thiệp nội bộ
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11 Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 4/11-10/11
Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa 'phản đòn', cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek
Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu 'quay xe' với Kiev nếu ông Trump đắc cử Tổng thống
Thổ Nhĩ Kỳ​ 'bỏ vốn' mạnh mẽ vào châu Phi ​ Thổ Nhĩ Kỳ​ 'bỏ vốn' mạnh mẽ vào châu Phi ​
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại
Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng 'áp đảo' Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Nhật-Hàn tập trận chung với máy bay ném bom hạng nặng, thể hiện khả năng 'áp đảo'
Đại diện cấp cao EU sẽ thăm Khu phi quân sự Triều Tiên, cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng với Hàn Quốc Đại diện cấp cao EU sẽ thăm Khu phi quân sự Triều Tiên, cam kết thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng với Hàn Quốc