Tổng thống Ukraine cho hay, ông quyết định cho ra mắt hệ thống huy động vốn toàn cầu United24 để cộng đồng quốc tế quyên góp tiền cho nước này. (Nguồn: AFP) |
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:
Nga-Ukraine
* Tổng thống Ukraine ra mắt hệ thống huy động vốn toàn cầu: Ngày 5/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ra mắt nền tảng huy động vốn toàn cầu hỗ trợ cho Kiev trong cuộc chiến với Nga và để tái thiết cơ sở hạ tầng của nước này.
Phát biểu bằng tiếng Anh trong một video được đăng tải trên Twitter khi ông ra mắt hệ thống United24, Tổng thống Zelensky nói: "Với một cú nhấp chuột, bạn có thể quyên góp tiền để bảo vệ những người đang bảo vệ chúng tôi, để bảo vệ dân thường và tái thiết Ukraine".
Ông lưu ý: "Mọi khoản đóng góp đều góp phần tạo nên chiến thắng". (AFP)
* Ukraine yêu cầu Mỹ cung cấp tên lửa chống hạm: Hạ nghị sĩ Mỹ Jason Crowe - người từng tham gia phái đoàn quốc hội Mỹ công du Kiev tuần trước - cho hay, Ukraine yêu cầu Washington cung cấp cho họ tên lửa chống hạm đặt trên đất liền và nhiều bệ phóng tên lửa.
Ngoài ra, Ukraine còn muốn có được các máy bay không người lái tầm xa phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, cũng như hệ thống tên lửa phóng hàng loạt Himars.
Trước đó, ông Biden đã hối thúc Quốc hội thông qua việc phân bổ 33 tỷ USD hỗ trợ thêm cho Ukraine, bao gồm cả lĩnh vực quân sự, càng sớm càng tốt. (Sputnik)
Ngày 4/5, người phát ngôn
Ukraine sẽ xác định xem kết quả thành công của họ là gì và Mỹ sẽ chấp nhận bất kỳ quyết định nào của Kiev. (TASS)
* Nga coi nhẹ các thông tin tình báo Mỹ cấp cho Ukraine: Ngày 5/5, Điện Kremlin nói rằng, Nga biết rõ việc Mỹ, Anh và các nước khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tục cung cấp thông tin tình báo cho quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, điều này sẽ không ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu của nước này.
Bên cạnh đó, ông Peskov cáo buộc phương Tây ngăn cản việc "nhanh chóng" kết thúc chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bởi: "Cùng hàng loạt vũ khí mà những nước đó chuyển cho Ukraine, toàn bộ những hành động này không đóng góp cho nỗ lực hoàn tất nhanh chóng chiến dịch của Moscow". (TASS, AFP)
* Nga mở hành lang nhân đạo sơ tán dân thường khỏi nhà máy thép Azovstal: Điện Kremlin cho hay, Nga sẽ mở các hành lang nhân đạo sơ tán dân thường khỏi nhà máy thép Azovstal đang bị vây hãm ở thành phố cảng Mariupol thuộc miền Nam Ukraine từ 8h-18h các ngày ngày 5, 6 và 7/5.
Dân thường có thể đi "theo bất kỳ hướng nào họ chọn", cả đến lãnh thổ của Nga và các khu vực do chính quyền Kiev kiểm soát. (TASS)
* Nga bác tin tuyên chiến Ukraine vào Ngày Chiến thắng: Ngày 4/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ thông tin rằng, chính quyền Nga dự kiến công bố tổng động viên vào ngày 9/5 - Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của LB Nga.
Ông Peskov nói: “Điều này không đúng, điều này là vô nghĩa. Theo ông, không nên nghe những thông tin như vậy". Ông Peskov cũng khẳng định, không có khả năng Nga chính thức tuyên chiến với Ukraine vào ngày 9/5. (Reuters)
* Trung Quốc hy vọng nhanh chóng kết thúc xung đột ở Ukraine: Phát biểu họp báo thường kỳ ngày 5/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng, Bắc Kinh hy vọng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ chấm dứt sớm nhất có thể.
Ông Triệu nêu rõ: "Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề Ukraine. Chúng tôi cũng hy vọng tất cả các bên sẽ ngừng đổ thêm dầu vào lửa trong vấn đề Ukraine và khuyến khích các bên liên quan ngồi xuống bàn đàm phán để giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao".
Nhà ngoại giao Trung Quốc lưu ý, lập trường của Bắc Kinh về vấn đề Ukraine là nhất quán và rõ ràng và đã được tuyên bố nhiều lần. (TASS)
* Thủ tướng Ukraine hối thúc giới lãnh đạo Canada thăm Kiev: Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đang hối thúc Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Phó Thủ tướng Chrystia Freeland đến thăm Kiev càng sớm càng tốt.
Trả lời phỏng vấn CBC News Network ngày 4/5, ông Shmyhal cho biết, ông và các quan chức Ukraine khác vẫn đang chờ đợi chuyến thăm của các thành viên cấp cao trong chính phủ Canada.
Theo ông, tình hình ở thủ đô đã ổn định và Kiev an toàn cho bất kỳ người Canada nào muốn đến Ukraine. Ngoài việc Canada hỗ trợ tài chính, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga và cung cấp vũ khí, chuyến thăm của các quan chức Canada sẽ gửi thông điệp đoàn kết tới Ukraine.
* Lầu Năm Góc thừa nhận huấn luyện hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine: Quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Joseph Hilbert cho biết, Mỹ đã huấn luyện hơn 23.000 binh sĩ của Ukraine trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến tháng 1/2022.
Tướng Joseph Hilbert cũng lưu ý rằng, kể từ năm 2015, Lầu Năm Góc đã đầu tư 126 triệu USD cho việc huấn luyện quân nhân Ukraine.
Mỹ hiện đang tập huấn cho một nhóm gồm khoảng 50 chuyên gia huấn luyện quân sự Ukraine về cách thức vận hành các hệ thống vũ khí mà Washington cam kết hỗ trợ cho Kiev. (Defense)
Nga
* Nga trục xuất 7 nhà ngoại giao Đan Mạch: Ngày 5/5, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, Moscow quyết định trục xuất 7 nhà ngoại giao của Đan Mạch, những người bị coi là "không được hoan nghênh" tại Nga.
Theo bộ trên, quyết định này được đưa ra để đáp trả vụ Copenhagen trục xuất 15 nhà ngoại giao Nga hồi tháng trước, cũng như để phản đối việc Đan Mạch cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, chính sách công khai chống Nga của Đan Mạch đang gây tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ song phương và Nga có quyền thực hiện các bước bổ sung để đáp trả.
Sau Đức và Pháp, Đan Mạch hôm 5/4 đã công bố quyết định trục xuất 15 nhà ngoại giao Nga được cho là nhân viên tình báo ngầm. (Reuters)
hông giống như một số nước phương Tây, Nga không coi Trung Á là một đấu trường cho sự đối đầu địa chính trị theo tinh thần của Trò chơi vĩ đại".
(TASS)
Bán đảo Triều Tiên
* Trung Quốc hợp tác với chính phủ mới của Hàn Quốc để đạt được tiến bộ trong nỗ lực giải quyết vấn đề Bán đảo Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ cam kết này trong một thông báo về kết quả cuộc đàm phán ở Seoul hôm 3/5 giữa Đại diện đặc biệt của Bắc Kinh về các vấn đề Bán đảo Triều Tiên Lưu Hiểu Khánh với người đồng cấp Hàn Quốc Noh Kyu-duk.
Thông báo có đoạn: "Trung Quốc chuẩn bị tăng cường liên lạc và phối hợp với chính quyền mới của Hàn Quốc để cùng thúc đẩy tiến trình giải quyết chính trị vấn đề Bán đảo".
Ông Lưu đã nhấn mạnh với ông Noh rằng, Trung Quốc không muốn thấy sự leo thang căng thẳng trên bán đảo và không chấp nhận các hành động của bất kỳ bên nào có thể làm trầm trọng thêm tình hình.
Ông Lưu Hiểu Khánh lưu ý, Bắc Kinh và Seoul "chia sẻ những quan điểm tương tự và các lợi ích chung rộng lớn" về vấn đề Bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc hỗ trợ hai miền Triều Tiên trong việc cải thiện quan hệ song phương. (Yonhap)
* Mỹ lo mối nguy cận kề, Nga nói trong tầm kiểm soát: Lầu Năm Góc xác nhận vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây nhất của Triều Tiên và đang tham vấn chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như các đồng minh và đối tác khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá vụ phóng "không gây ra mối đe dọa ngay lập tức cho nhân viên, lãnh thổ của Mỹ hoặc của các đồng minh".
Trong khi đó, Nga cho rằng, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên "vẫn chưa vượt khỏi tầm kiểm soát".
Về phía Triều Tiên, nước này vẫn im lặng bất thường về vụ thử tên lửa mới nhất, cũng là vụ thử thứ 14 trong năm nay, một ngày sau khi phóng. (Yonhap)
Mỹ tính 'đá' các công ty Trung Quốc khỏi sàn chứng khoán?
Ngày 4/5, Ủy Ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã bổ sung hơn 80 công ty vào danh sách có nguy cơ bị loại khỏi các sàn giao dịch của Mỹ, trong đó có JD.com, Pinduoduo Inc, Bilibili Inc và NetEase Inc của Trung Quốc.
Động thái này được Mỹ đưa ra chiếu theo Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài, được phê duyệt dưới thời Tổng thống Donald Trump, nhằm loại bỏ các công ty nước ngoài khỏi các sàn chứng khoán Mỹ nếu họ không tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán của Mỹ trong 3 năm liên tiếp.
Các công ty lớn khác của Trung Quốc trước đó đã bị liệt vào danh sách của SEC bao gồm: JinkoSolar Holding Co Ltd, NIO Inc, và China Petroleum & Chemical Corp ... (Reuters)
Thượng đỉnh Ấn Độ-Bắc Âu
Ngày 4/5 tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-Bắc Âu lần thứ 2, trong đó các nhà lãnh đạo tập trung bàn thảo vấn đề về phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững và tình hình an ninh toàn cầu đang phát triển.
Hội nghị thượng đỉnh này - được đánh giá là cú huých lớn cho sự hợp tác nhiều mặt giữa Ấn Độ với khu vực Bắc Âu - có sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và những người đồng cấp các nước Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển.
Tại hội nghị, hai bên đã thảo luận về hợp tác đa phương trong phục hồi kinh tế sau đại dịch, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, số hóa và tăng trưởng xanh và sạch; trao đổi về hợp tác trong lĩnh vực hàng hải.
Thủ tướng Modi đã mời các công ty Bắc Âu đầu tư vào lĩnh vực Kinh tế Xanh, đặc biệt là trong dự án Sagarmala (tăng cường năng lực về logistics) của Ấn Độ.
Trong vấn đề Ukraine, các Thủ tướng bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở đó, nhắc lại sự cần thiết của việc lập tức chấm dứt chiến sự.
Các nhà lãnh đạo đã thảo luận về tác động gây bất ổn của xung đột ở Ukraine và những tác động khu vực và toàn cầu lớn hơn của cuộc chiến này. Cả hai bên nhất trí sẽ tiếp tục can dự chặt chẽ về vấn đề này.