Tin thế giới 6/10: Đức nói ‘không’ với yêu cầu của Ba Lan; xả súng kinh hoàng tại Thái Lan

Minh Vương
Nga nói phương Tây khiến Ukraine từ chối đàm phán, nêu lý do cắt giảm sản lượng của OPEC+, lãnh đạo Anh-Czech gặp gỡ…là tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
OPEC+ cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự kiến, giá dầu thế giới tăng vụt
Ngày 6/10, OPEC+ đã quyết định cắt giảm sản lượng dầu từ tháng 11 tới. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm tin quốc tế đáng chú ý ngày 6/10.

Nga-Ukraine

* Nga cam kết “giải phóng” thêm lãnh thổ ở Ukraine: Ngày 6/10, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev thông báo Nga sẽ tiếp tục giải phóng các vùng lãnh thổ tại Ukraine. tin tưởng Moscow sẽ đạt được tất cả mục tiêu về bảo vệ người dân và lãnh thổ. (Sputnik)

* Nga nói phương Tây khiến Ukraine từ chối đàm phán: Ngày 6/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay, sắc lệnh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về không đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin được thực hiện theo chỉ thị của phương Tây.

Theo bà, chính Kiev cũng từ chối thực thi thỏa thuận hòa bình Minsk và làm gián đoạn cuộc đàm phán hòa bình với Moscow, khiến các đề xuất của Nga được đưa ra vào ngày 15/4 không có hồi đáp. Quan chức này nhấn mạnh bất chấp vũ khí của phương Tây, Nga sẽ tiếp tục bảo vệ đất nước, công dân và loại bỏ các mối đe dọa an ninh đang nổi lên. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev tuyên bố chiếm lại khu dân cư bị sáp nhập, Moscow có động thái lạ

Châu Âu

* Tổng Giám đốc IAEA sẽ thăm Ukraine và Nga: Ngày 6/10, Điện Kremlin cho biết Nga sẽ đón Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi tới Moscow sau khi tới Kiev ngày 6/10. Chuyến thăm này nhiều khả năng sẽ tập trung vào tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine. (Sputnik)

* Kazakhstan triệu Đại sứ Nga về vấn đề Ukraine: Ngày 6/10, cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Kazakhstan cho hay, đã triệu tập Đại sứ Nga Aleksey Borodavkin để thảo luận về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova về Đại sứ Ukraine ở Kazakhstan.

Báo chí Kazakhstan nêu rõ: “Đại sứ đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao để nói chuyện nghiêm túc. Chúng tôi đã thảo luận về tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova, vốn không phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng. Cuộc đối thoại đã diễn ra khá căng thẳng”. (Reuters)

* Nga nêu mục đích cắt giảm sản lượng của OPEC+: Ngày 6/10, người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng quyết định giảm sản lượng ở mức 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) là nhằm ổn định thị trường. Ông cũng nhấn mạnh hành động này cho thấy OPEC+ đã xác nhận tư cách là một tổ chức chịu trách nhiệm ổn định thị trường.

Trong diễn biến khác, ông Peskov cho biết Nga không được mời tham gia cuộc điều tra về vụ rò rỉ khí đốt tại hai dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc. Theo ông, Nga cho rằng các bên sẽ khó có thể điều tra ra kết quả nếu không có sự tham gia của Moscow. (Reuters)

* Lãnh đạo Anh, Czech bàn về Ukraine và năng lượng: Ngày 6/10, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo, Thủ tướng Anh Liz Truss đã có thảo luận với người đồng cấp Czech Petr Fiala về hỗ trợ quân sự cho Ukraine khi tới thủ đô Prague (Czech) để dự Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU).

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết: “Thủ tướng Truss và người đồng cấp Fiala đã ghi nhận cơ hội để hai nước phối hợp nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng dài hạn, trong đó có hợp tác về năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo”. (Reuters)

* Đức nói không với yêu cầu bồi thường chiến tranh của Ba Lan: Ngày 6/10, phát biểu bên lề cuộc họp của nhóm các nguyên thủ quốc gia châu Âu tại thủ đô Valletta, Malta, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã từ chối yêu cầu của Ba Lan về bồi thường từ Thế chiến II.

Ông khẳng định Đức đã đưa trả lời rõ ràng về điều này. Yêu cầu bồi thường chiến tranh của Ba Lan không phải là vấn đề có thể đưa ra theo bất kỳ phương thức nào vào thời điểm hiện tại. Song Tổng thống Frank-Walter Steinmeier vẫn thừa nhận trách nhiệm lịch sử của nước Đức và thể hiện sự biết ơn vì Ba Lan đã nhất trí hòa giải sau Thế chiến II, dẫn đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong nhiều thập niên. Ông cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi?

Đông Bắc Á

* Quan chức Hàn-Mỹ gặp gỡ giữa đợt phóng tên lửa mới của Triều Tiên: Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo ngày 6/10, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã gặp Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thuộc quân đội Mỹ, giữa các đợt phóng tên lửa mới với Triều Tiên.

Đô đốc Aquilino cho hay, việc Mỹ tái triển khai tàu sân bay hạt nhân Ronald Reagan tới vùng biển của Hàn Quốc ngày trước đó chứng tỏ cam kết vững chắc của Mỹ với nền quốc phòng Hàn Quốc. Theo ông Aquilino, nếu Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 7, USS Ronald Reagan sẽ lập tức quay trở lại khu vực dù cho đang ở đâu. Tướng Mỹ tái khẳng định quan hệ liên minh Hàn-Mỹ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đồng thời nhấn mạnh Bộ tư lệnh sẽ làm mọi thứ để bảo vệ đồng minh.

Về phần mình, Tổng thống Yoon Suk Yeol cảm ơn ông Aquilino vì sự hợp tác tích cực và đề nghị Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc để giúp nước này triển khai hiệu quả biện pháp răn đe mở rộng. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên vừa phóng tên lửa, Hải quân Hàn-Mỹ-Nhật ngay lập tức tập trận chung

Đông Nam Á

* Thủ tướng Prayut Chan-o-cha yêu cầu khẩn trương điều tra vụ xả súng: Ngày 6/10, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã yêu cầu điều tra khẩn cấp vụ cựu sĩ quan cảnh sát xả súng tại một nhà trẻ ở quận Na Klang, tỉnh Nong Bua Lamphu, Đông Bắc Thái Lan chiều cùng ngày. Vụ việc khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, hầu hết là trẻ em, và 12 người bị thương trong đó 8 người bị thương nặng.

Viết trên Facebook, ông Prayut đã gửi lời chia buồn với gia đình các nạn nhân trong “vụ việc kinh hoàng”, đồng thời cho biết đã yêu cầu cảnh sát “điều tra khẩn cấp”. Hiện Tư lệnh cảnh sát Thái Lan, Tướng Damrongsak Kittiprapha đã bay tới tỉnh Nong Bua Lamphu để đôn đốc cảnh sát địa phương xử lý vụ việc.

Các thông tin ban đầu từ phía cảnh sát cho thấy nhiều khả năng đây không phải là một vụ tấn công khủng bố. Thủ phạm có dấu hiệu đã sử dụng chất kích thích và dường như không còn tỉnh táo khi thực hiện hành vi phạm tội.

Thủ phạm là Panya Khamrap, 34 tuổi, từng làm việc trong ngành cảnh sát nhưng mới bị sa thải do liên quan đến ma tuý. Vụ việc xảy ra vài tiếng sau khi Panya phải hầu tòa. Sau khi ra tòa, hung thủ đến nhà trẻ tìm con nhưng không gặp và đã gây ra vụ xả súng. Sau khi gây án, thủ phạm đã đánh cắp một chiếc xe và chạy trốn. Cảnh sát sau đó đã tìm thấy chiếc xe bị đốt cháy rụi gần nhà hung thủ. Khi cảnh sát tiến vào nhà, họ phát hiện vợ và con của Panya đã chết và hung thủ đã tự sát. (Bangkok Post)

* Indonesia cân nhắc hạn chế hoạt động cộng đồng trong thời gian tổ chức Thượng đỉnh G20: Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Luhut Pandjaitan ngày 6/10 cho biết, chính quyền Bali cần nghiên cứu tới khả năng hạn chế các hoạt động cộng đồng trong thời gian diễn ra Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để đảm bảo sự kiện quan trọng này được suôn sẻ.

Ông nói: “Tôi nghĩ điều này sẽ không có vấn đề gì vì trong thời kỳ dịch Covid-19, chúng ta đã quen với các hoạt động dưới dạng trực tuyến. Điều này rất hữu ích trong quá trình tổ chức Thượng đỉnh G20”.

Mặc dù ý tưởng trên chưa được thông qua chính thức, song Phó Thống đốc Bali Tjokorda Oka Artha Ardhana Sukawati tán thành ý tưởng này. Quan chức này cho rằng, các chính sách học tập tại nhà và trường học trực tuyến sẽ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn tại Thượng đỉnh G20.

Để phục vụ cho Thượng đỉnh G20, Bali đã triển khai một số biện pháp như đóng cửa bãi rác lớn nhất của hòn đảo, chỉ cho phép xe điện chạy quanh địa điểm tổ chức ở Nusa Dua và dựng hàng rào quanh vỉa hè để dành riêng cho người đi bộ. (Reuters)

Buồn, vui quanh chuyện giá dầu

Buồn, vui quanh chuyện giá dầu

Trong động thái được đánh giá là mạnh tay, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và các đối tác (OPEC+) dự định sẽ ...

Triều Tiên phóng tên lửa: Tokyo nói ‘không thể chấp nhận được’, lãnh đạo Nhật-Hàn điện đàm

Triều Tiên phóng tên lửa: Tokyo nói ‘không thể chấp nhận được’, lãnh đạo Nhật-Hàn điện đàm

Ngay sau khi Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn rạng sáng ngày 6/10, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đã có ...

Tổng thống Ukraine tìm đường 'hướng tới NATO', EU bị hối thúc phải làm nhiều hơn cho Kiev

Tổng thống Ukraine tìm đường 'hướng tới NATO', EU bị hối thúc phải làm nhiều hơn cho Kiev

Ngày 5/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông đã có cuộc điện đàm với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại ...

Nga khơi thông dòng chảy khí đốt cho một nước châu Âu, EC 'ngỏ lời' với EU trước phiên họp nhóm

Nga khơi thông dòng chảy khí đốt cho một nước châu Âu, EC 'ngỏ lời' với EU trước phiên họp nhóm

Trong bức thư gửi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hôm 5/10, Chủ tịch EC Von der Leyen đề nghị xem xét ...

Indonesia sẵn sàng đảm bảo an ninh cho Tổng thống Putin, khẳng định G20 sẽ không nói về một việc

Indonesia sẵn sàng đảm bảo an ninh cho Tổng thống Putin, khẳng định G20 sẽ không nói về một việc

Indonesia cho biết sẽ đảm bảo an ninh cho Tổng thống Putin và G20 sẽ không thảo luận về áp giá trần với dầu của ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Trải qua 69 năm, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã nối tiếp nhau xây đắp và tô thắm truyền thống vẻ vang ...
Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs trên máy tính giúp bạn soạn thảo văn bản một cách thuận tiện ...
Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng mới cho biết, cô chính thức được bổ nhiệm là Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam.
FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Hôm qua (6/5), FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal thế giới, đội tuyển futsal Việt Nam xếp thứ 33 thế giới, dưới Thái Lan và Indonesia.
Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động