📞

Tin thế giới 6/12: Nga hé lộ Thượng đỉnh Biden-Putin, nói 'đáng tiếc'? Mỹ ra tuyên bố về NATO, Ukraine; Trung Quốc cảnh cáo Mỹ

Hoàng Hà 19:47 | 06/12/2021
Căng thẳng Nga-Ukraine, Nga-Mỹ, Quốc hội Nhật Bản họp bất thường, Thượng đỉnh Nga-Ấn Độ, quan hệ Mỹ-Trung Quốc, tình hình Belarus, đàm phán hạt nhân Iran là một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Người dân vẽ tranh chào đón Thượng đỉnh Nga-Ấn Độ ở New Delhi ngày 6/12. (Nguồn: Mint)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga hé lộ thông tin về Thượng đỉnh Biden-Putin

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (

để giải quyết các vấn đề. (TASS, Reuters)

Mỹ tuyên bố tăng cường phòng thủ NATO đề phòng Nga gây hấn

Ngày 6/12, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Thụy Điển, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, NATO sẽ sẵn sàng tăng cường tiềm lực phòng thủ trong trường hợp Nga có hành động mà Washington cáo buộc là "gây hấn" chống lại Ukraine.

Ông cho rằng, điều quan trọng là làm sao để Ukraine có khả năng tự bảo vệ mình, đồng thời nhấn mạnh, đây là việc mà Mỹ và một số quốc gia khác đang giúp đỡ Kiev.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nhận xét: "Bản thân NATO là một liên minh phòng thủ, một liên minh minh bạch. Nếu khả năng phòng thủ của NATO cần được tăng cường thì chúng tôi sẽ làm điều này".

Nhấn mạnh Mỹ giữ vững quan điểm ủng hộ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, ông Blinken nói: “Đó chính là điều quan trọng sống còn không chỉ vì Ukraine, mà còn vì nó phù hợp với một số nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, cho phép chúng ta có được môi trường quốc tế hòa bình và an toàn hơn”.

Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ hy vọng rằng "Nga sẽ quyết định giảm leo thang, rút quân và thực hiện biện pháp ngoại giao để giải quyết những bất đồng hiện nay", mặc dù Moscow nhiều lần bác bỏ rằng, nước này không thực hiện các hành động gây hấn đe dọa an ninh quốc gia khác. (Sputnik)

Belarus khẳng định Nga không có kế hoạch "xâm chiếm" Ukraine

Ngày 6/12, bác bỏ thông tin mà truyền thông phương Tây đăng tải về việc Nga có ý định triển khai cuộc xâm lược nhằm vào Ukraine, Tổng thống Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng, phương Tây giờ đây gắn mác cho Nga như thể Moscow đang lên kế hoạch tấn công Kiev.

Hãng thông tấn Belta dẫn lời Nhà lãnh đạo Belarus nhấn mạnh: "Cần có lý do để đánh bại Nga, vì vậy, họ đã gắn mác cho nước này, mặc dù không một ai ở Nga có ý định tấn công Ukraine".

Theo ông Lukshenko, "Nga hoàn toàn thấy rõ những gì đang xảy ra ở Ukraine. Những gì đang xảy ra ở đó và những gì NATO và Mỹ đang lập kế hoạch, tất cả đều không thể chấp nhận được, không chỉ đối với Nga mà còn đối với chúng tôi ". (Sputnik)

Trung Quốc cảnh báo đáp trả nếu Mỹ tẩy chay Thế vận hội mùa Đông

Ngày 6/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, các chính trị gia Mỹ nên dừng việc kêu gọi tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 để tránh làm tổn hại quan hệ song phương.

Trước đó ngày 5/12 (giờ địa phương), hãng tin CNN đưa tin Washington dự kiến trong tuần này sẽ thông báo việc các quan chức Mỹ không tham dự Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng, những người kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh muốn “giành lấy quyền lực” và cần phải dừng ngay hành động này “để tránh ảnh hưởng đến đối thoại và hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ trong những lĩnh vực quan trọng”.

Ông Triệu nói: “Nếu Mỹ khăng khăng làm như vậy, Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đối phó kiên quyết”. (Reuters)

Đối thoại 2+2 Nga-Ấn Độ: Ấn Độ nêu những thách thức lớn đang phải đối mặt

Vài giờ trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng hai nước đã tiến hành đối thoại 2+2 cấp bộ trưởng đầu tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh nhấn mạnh những thách thức lớn mà New Delhi đang phải đối mặt, trong đó có các "hoạt động quân sự hóa bất thường ở khu vực lân cận và hành động gây hấn vô cớ dọc biên giới phía Bắc của Ấn Độ".

Ông khẳng định, Ấn Độ tự tin giải quyết những thách thức như vậy bằng ý chí chính trị vững vàng và năng lực vốn có của nhân dân.

Lưu ý rằng nhu cầu phát triển của Ấn Độ là rất lớn và những thách thức quốc phòng đối với nước này là "thực tế và ngay trước mắt", ông Singh cho biết Ấn Độ đang tìm kiếm các đối tác nhạy cảm và đáp ứng được các kỳ vọng và yêu cầu của đất nước.

Về phần mình, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, mối quan hệ Ấn Độ-Nga "gần gũi và được kiểm chứng qua thời gian" trong một thế giới đã thay đổi rất nhiều, đồng thời đánh giá mối quan hệ này đặc biệt ổn định.

Ông nhấn mạnh: “Là những người bạn thân thiết và đối tác chiến lược, Ấn Độ và Nga đã và đang làm việc cùng nhau để bảo vệ lợi ích chung của và đảm bảo hòa bình, thịnh vượng cho các dân tộc của chúng ta”. (TTXVN)

Iran tuyên bố sẵn sàng tiếp tục đàm phán hạt nhân

Ngày 6/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh khẳng định, nước này sẵn sàng nối lại đàm phán hạt nhân song phải dựa trên bản dự thảo đề xuất mà Tehran đệ trình hồi tuần trước tại cuộc đàm phán quốc tế ở Vienna từ 29/11-3/12.

Khi đó, Iran đã đệ trình hai dự thảo nghị quyết về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt và các biện pháp liên quan vấn đề hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiên cuối tuần qua, Mỹ cùng các nước châu Âu tham gia đàm phán đã cáo buộc Iran "dường như không nghiêm túc” về việc quay lại bàn đàm phán.

Trước cáo buộc trên, người phát ngôn Khatibzadeh đáp trả: "Các văn bản của chúng tôi hoàn toàn có thể thương lượng", đồng thời chỉ trích các bên còn lại "muốn chơi trò chơi đổ lỗi".

Ông Khatibzadeh nhấn mạnh: "Chúng tôi vốn dĩ đang chờ đợi để nghe ý kiến của phía bên kia liên quan những văn bản này và liệu họ có đưa ra đề nghị hay phản đối thực sự bằng văn bản và gửi tới chúng tôi hay không", đồng thời cho biết, đàm phán dự kiến sẽ được nối lại "vào cuối tuần này".

Trước đó, cùng ngày, Thứ trưởng ngoại giao kiêm nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu Iran Ali Bagheri Kani kêu gọi Mỹ nên có bước đi đầu tiên nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.

Trong khi đó, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết, "việc dỡ bỏ trừng phạt đang được theo đuổi một cách mạnh mẽ". (AFP)

Quốc hội Nhật Bản họp kỳ bất thường

Ngày 6/12, Quốc hội Nhật Bản đã khai mạc kỳ họp bất thường kéo dài 16 ngày. Trong ngày đầu tiên, Thủ tướng Kishida Fuimo đã có bài phát biểu chính sách của chính quyền mới.

Tăng cường phòng thủ: Trong bài phát biểu chính sách, ông Kishida nêu rõ: "Để bảo vệ tính mạng và sinh kế của người dân, chúng tôi sẽ nghiên cứu tất cả lựa chọn, trong đó có khả năng tấn công các căn cứ của kẻ địch và về cơ bản tăng cường thái độ phòng thủ với chiều hướng nhanh".

Theo nhà lãnh đạo này, như một bước tăng cường khả năng phòng thủ của Nhật Bản, trong vòng một năm, nước này sẽ làm mới 3 văn kiện chính trình bày chính sách an ninh quốc gia, gồm Chiến lược An ninh Quốc gia, Những chỉ dẫn Chương trình Quốc phòng Quốc gia và Chương trình Quốc phòng Trung hạn.

Khả năng như vậy sẽ đánh dấu một sự thay đổi trong quan điểm quân sự của Nhật Bản vì Tokyo, vốn bị ràng buộc theo hiến pháp ưa chuộng hòa bình sau Thế chiến II, đóng một vai trò "cái khiên" trong liên minh an ninh của nước này với Mỹ, trong khi Washington đóng vai trò "cái mác". (Reuters)

Quan hệ với Triều Tiên: Thủ tướng Kishida tuyên bố: "Tôi sẵn sàng tiếp xúc trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, mà không cần điều kiện tiên quyết. Cần khép lại quá khứ bất hạnh và nỗ lực bình thường hóa quan hệ Nhật Bản-Triều Tiên".

Ông cam kết nỗ lực hết sức, kể cả hợp tác với các nước khác, để giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt giữ tại Triều Tiên trong những năm 1970 và 1980. (Sputnik)

Quan hệ với Hàn Quốc: Thủ tướng Kishida miêu tả Hàn Quốc như một nước láng giềng quan trọng, song tuyên bố rõ ràng rằng, Tokyo sẽ vẫn giữ quan điểm hiện có về những tranh chấp song phương liên quan bất đồng ngoại giao giữa hai bên về giai đoạn lịch sử chung.

Nhà lãnh đạo nêu rõ: "Nhật Bản sẽ tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu những phản ứng thích hợp dựa trên quan điểm nhất quán của chúng ta". (Yonhap)

Quan hệ với Nga: sẽ tìm kiếm sự phát triển toàn diện của các mối quan hệ dựa trên lập trường của chúng tôi nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ và thực hiện một hiệp ước hòa bình với Nga".

(Sputnik)

Belarus có thể sớm đưa ra biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây

Ngày 5/12, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Belarus 1, Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko tuyên bố, nước này có thể thông báo biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây trong vài ngày tới.

Theo Thủ tướng Golovchenko: "Chúng tôi sẽ thông qua các biện pháp đáp trả hoàn toàn phù hợp... Và các biện pháp tiếp theo sẽ tương xứng".

. (TASS)

Một số tin quốc tế khác nổi bật trong ngày:

Ba Lan xác nhận bắt giữ tàu Nga: Ngày 5/12, Văn phòng hàng hải thành phố Gdynia của Ba Lan xác nhận, nước này đã bắt giữ tàu chở hàng Ruslana của Nga. Theo thông tin ban đầu, con tàu “đã đi với tốc độ 11 hải lý/giờ thẳng tới khu vực đảo Sobeshevsky, vượt ra ngoài tuyến đường thủy được quy định” trong khi thủy thủ đoàn say xỉn. (TASS, Sputnik)

Belarus triệu gấp tùy viên quân sự của Ukraine: Ngày 5/12, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố triệu một tùy viên quân sự Ukraine để phản đối hành động mà họ miêu tả là máy bay của Kiev liên tục vi phạm không phận Belarus. (Reuters, TASS)

Tòa Myanmar ra phán quyết với bà Aung San Suu Kyi: Ngày 6/12, người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar cho biết, một tòa án của nước này đã kết án 4 năm tù giam đối với bà Aung San Suu Kyi với các cáo buộc phản đối quân đội và vi phạm các quy định phòng dịch Covid-19. (AFP)