Tin thế giới 7/2: Nga tuyên bố bước tiến thành công ở Ukraine; Tổng thống Mỹ lần đầu nói về vụ khinh khí cầu của Trung Quốc 'đi lạc'

Hoàng Hà
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, thảm họa động đất tang thương ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, căng thẳng Mỹ-Trung về khinh khí cầu 'đi lạc'... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 7/2: Tính toán của Nga ở Ukraine; Tổng thống Mỹ lần đầu nói về vụ khinh khí cầu 'đi lạc' của Trung Quốc
Hai người dân ôm nhau cạnh đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày:

Nga-Ukraine

* Nga tuyên bố có bước tiến "thành công" ở miền Đông Ukraine: Ngày 7/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo, lực lượng nước này đã giành quyền kiểm soát các thị trấn Soledar, Klishchiivka, Pidhirne, Krasnopillia, Blahodatne, Lobkove và Mykolaivka thuộc các khu vực Donetsk và Zaporizhzhia.

Ông Shoigu còn khẳng định, lực lượng Nga đang có bước tiến "thành công" gần các thị trấn miền Đông Ukraine là Bakhmut và Vugledar.

Cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang tìm cách kéo dài cuộc xung đột càng lâu càng tốt bằng cách cung cấp vũ khí tấn công hạng nặng cho Kiev, ông Shoigu cảnh báo, bước đi này "sẽ lôi kéo các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào xung đột và có thể khiến cuộc chiến leo thang khó lường". (AFP, Reuters)

* Ukraine gia hạn thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày, theo thành viên Quốc hội Ukraine Yaroslav Zheleznyak.

Ukraine áp đặt thiết quân luật vào ngày Nga phát động chiến dịch quân sự ở quốc gia Đông Âu này, 24/2/2022. Một ngày sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký sắc lệnh tổng động viên. Cả hai lệnh này đều đã được Quốc hội Ukraine gia hạn nhiều lần. (TASS)

* Anh dự đoán tính toán của Nga ở Ukraine: Ngày 4/2, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, quân đội Nga nhiều khả năng đã tìm cách tái khởi động các chiến dịch quy mô lớn ở Ukraine từ đầu tháng 1/2023, với mục tiêu giành các khu vực do Ukraine kiểm soát ở Donetsk.

Tuy nhiên, theo thông tin tình báo cập nhật của bộ trên, Nga không có khả năng xây dựng các lực lượng cần thiết để tác động đáng kể đến kết quả của cuộc xung đột trong vài tuần tới. (Reuters)

* Nga chia 5 mũi tấn công ở Donbass, gồm Kupyansk, Limansk, Bakhmut, Avdeevsky và Novopavlovsky, theo thông tin từ Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU).

Trong khi đó, trang mạng Strana.ua của Ukraine dẫn lời sĩ quan Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) Denis Yaroslavsky cho biết, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát hơn 1/3 Bakhmut và tình hình trong thành phố vẫn căng thẳng.

Tuy vậy, theo VSU, lực lượng này cũng đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga tại các khu vực Verkhnekamensky, Veselyi, Krasnaya Gora, Ivanovsky và Paraskovyivka thuộc tỉnh Donetsk, Novoselovsky và Kremennaya thuộc tỉnh Luhansk. (Radar)

* Trung Quốc trung lập trong xung đột Nga-Ukraine, song hiểu rõ mối quan ngại của Moscow trước việc NATO mở rộng về phía Đông và đưa Kiev vào liên minh, theo lời Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã.

Theo ông Lô, NATO đã và đang đặt ra mối đe dọa đối đáng kể với an ninh của Nga trong nhiều thập kỷ với 5 đợt mở rộng về phía Đông.

Đại sứ Trung Quốc lưu ý, nếu NATO đẩy biên giới đến ngưỡng của Nga, họ cũng sẽ triển khai tên lửa, đồng thời nhấn mạnh, những hành động của phương Tây không góp phần thúc đẩy chấm dứt cuộc xung đột. (TASS)

* Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhóm họp về tình hình nhân đạo ở Ukraine vào rạng sáng 7/2 theo giờ Việt Nam.

Đại diện Mỹ tại cuộc họp nói rằng, xung đột Nga-Ukraine tiếp tục gây ra những hậu quả nặng nề đối với cả người dân Ukraine cũng như cộng đồng quốc tế, trong khi Anh nhấn mạnh, Moscow cần tuân thủ các cam kết trong việc tạo điều kiện cho các chuyến hàng xuất khẩu lương thực từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen.

Trước đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, thế giới đang đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến quy mô lớn hơn bắt nguồn từ xung đột Nga-Ukraine và cơ hội đạt được giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này đang ngày một phai nhạt. (UN)

TIN LIÊN QUAN
Vai trò của ngoại giao công nghệ trong bối cảnh địa chính trị hiện nay

Vụ khinh khí cầu Trung Quốc

* Mỹ không trả, Trung Quốc quyết đòi lại các mảnh vỡ: Ngày 6/2, Nhà Trắng cho biết, Mỹ đang trong quá trình thu hồi các mảnh vỡ từ khinh khí cầu của Trung Quốc ngoài Đại Tây Dương để các chuyên gia tình báo phân tích và không có kế hoạch trả lại chúng cho Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ngày 7/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố, Bắc Kinh sẽ yêu cầu Washington trả lại các mảnh vỡ này, bởi "khinh khí cầu này không thuộc về Mỹ, nó thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình". (TASS)

* Tổng thống Mỹ Joe Biden Biden lên tiếng: Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, việc Mỹ bắn hạ khinh khi cầu của Trung Quốc hồi cuối tuần qua dựa trên nhận định hợp lý và thực tế, nó không đặt ra vấn đề "suy yếu hay tăng cường quan hệ song phương".

Theo nhà lãnh đạo, Mỹ đã "nói rõ với Trung Quốc những gì chúng tôi sẽ làm. Họ hiểu lập trường của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không lùi bước".

Trong khi đó, cùng ngày, Nhà Trắng cho rằng, vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Mỹ không giúp ích gì cho việc cải thiện các mối quan hệ song phương vốn đã căng thẳng.

Hôm 5/2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong đã trao công hàm cho Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc để phản đối việc Washington "sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự không người lái của Trung Quốc".

Tuy vậy, ngày 7/2, phái bộ Trung Quốc tại Liên hợp quốc cho biết, Bắc Kinh hiện không có kế hoạch đưa vụ khinh khí cầu bị bắn hạ trên không phận Mỹ ra Hội đồng Bảo an. (TBS News, Reuters)

* Nga ủng hộ lời giải thích của Trung Quốc: Ngày 7/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bày tỏ sự ủng hộ đối với lời giải thích của Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu của nước này bay vào không phận Mỹ.

Trung Quốc nói rằng, khinh khí cầu này thuộc sở hữu tư nhân, phục vụ cho mục đích dân sự và việc phương tiện này bay vào không phận Mỹ là "bất khả kháng".

Khẳng định phản ứng của Bắc Kinh là có trách nhiệm, bà Zakharova nêu rõ: “Chúng tôi tin rằng những lời giải thích mà phía Trung Quốc đưa ra khá đầy đủ và có thể thông cảm".

Đại diện Bộ Ngoại giao Nga cũng chỉ trích phản ứng của Washington là "hấp tấp và thái quá". (Sputnik)

* Trung Quốc xin lỗi Costa Rica vì khinh khí cầu bay vào không phận: Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Costa Rica cho hay, chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng một trong những khinh khí cầu của họ đã bay qua quốc gia Trung Mỹ.

Đại sứ quán Trung Quốc tại San Jose cũng đã "xin lỗi về vụ việc", đồng thời nhấn mạnh, khinh khí cầu này tập trung vào nghiên cứu khoa học, chủ yếu là thời tiết, song đường bay của vật thể này đã đi chệch khỏi kế hoạch ban đầu. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Cơ hội bất đắc dĩ cho quan hệ Mỹ-Trung

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

* Lại thêm trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Ngày 7/2 lại xảy ra một trận động đất có độ lớn 5,7 làm rung chuyển khu vực miền Đông của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh trận động đất mạnh 7,8 độ richter trước đó một ngày ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã khiến ít nhất 5.021 người tử vong ở cả hai nước, theo số liệu cập nhật đến 16h30 ngày 7/2 (giờ Hà Nội).

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, có khoảng 20.426 người bị thương, ít nhất 5.775 tòa nhà đã bị phá hủy và khoảng 285 dư chấn xảy ra sau trận động đất.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố quốc tang kéo dài 7 ngày để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Đến nay, hàng chục quốc gia trên thế giới đã cam kết hoặc gửi viện trợ cũng như các đội cứu hộ và y tế đến hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả.

* WHO lo số tử vong có thể lên 20.000: Ngày 7/2, phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sỹ), Tổng Giám đốc cơ quan này Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ đặc biệt lo ngại việc nhiều khu vực hiện chưa có số liệu về thương vong sau động đất.

Trước đó, quan chức cấp cao về các tình huống khẩn cấp của Văn phòng WHO khu vực châu Âu Catherine Smallwood cho biết: “Có khả năng sẽ còn tiếp tục xảy ra những vụ sập nhà do ảnh hưởng của động đất, do đó, chúng tôi thường ước tính con số thiệt hại có thể tăng gấp 8 lần so với con số ban đầu".

Theo bà, các báo cáo ban đầu về số người thiệt mạng hoặc bị thương sẽ tăng khá đáng kể trong tuần tiếp theo.

Trước đó, WHO dự đoán sơ bộ số người thiệt mạng trong cơn địa chấn kinh hoàng này tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là hơn 2.600 người. (Huff Post)

TIN LIÊN QUAN
Giải mã sức hủy diệt kinh hoàng của trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu

* Estonia triệu hồi đại sứ tại Nga: Ngày 7/2, cổng thông tin phát thanh và truyền hình nhà nước Estonia (ERR) đưa tin, Tổng thống nước này Alar Karis đã triệu hồi Đại sứ tại Nga Margus Laidre. Đại sứ quán Estonia tại Moscow đã xác nhận sự việc.

Vào cuối tháng 1, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Laidre để thông báo quyết định trục xuất, đồng thời tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Estonia xuống cấp Đại biện lâm thời.

Động thái này nhằm đáp trả việc Estonia yêu cầu Moscow giảm số nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán ở Tallinn từ ngày 1/2.

Đây là lần đầu tiên Moscow trục xuất đại sứ của một nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. (TASS)

* Tổng thống Ukraine được mời dự hội nghị thượng đỉnh EU: Ngày 7/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã chính thức mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trực tiếp tham dự cuộc họp đặc biệt của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), dự kiến được tổ chức tại thủ đô Brussels (Bỉ) trong tuần này.

Trước đó, Hội đồng châu Âu thông báo, cuộc họp đặc biệt sẽ diễn ra từ ngày 9-10/2 để thảo luận các vấn đề về kinh tế, di cư, cũng như việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga hiện nay. (AFP)

* Cyprus tổ chức cuộc trận với Mỹ mang tên Silver Falcon 23, diễn ra từ ngày 6-24/2, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Cyprus.

Cuộc tập trận này nằm trong khuôn khổ hợp tác với Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ (USEUCOM), Bộ Ngoại giao Cyprus và Lực lượng Vệ binh Quốc gia, nhằm kiểm tra các quy trình và giao thức khẩn cấp cần tuân thủ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong khu vực.

Theo bộ trên, cuộc tập trận Silver Falcon 23 tạo thành một trụ cột của quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Cộng hòa Cyprus; đóng góp vào tầm nhìn chung của hai nước nhằm thiết lập các điều kiện hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực rộng lớn hơn. (Al Mayadeen)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị thượng đỉnh EU: Quan hệ với Trung Quốc sẽ được 'định danh'?

Châu Á

* Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim sẽ thăm chính thức Thái Lan trong hai ngày 9-10/2 nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Ông Anwar dự kiến gặp người đồng cấp Thái Lan Prayut Chan-o-cha vào ngày 9/2.

Hiện hai nước kỳ vọng việc giảm bớt các rào cản có thể giúp thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 30 tỷ USD vào năm 2025.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Anwar tới Thái Lan sau khi tuyên thệ nhậm chức thủ tướng thứ 10 của Malaysia vào tháng 11 năm ngoái. (Malaymail)

* Các chính đảng ở Campuchia công bố cương lĩnh cho chiến dịch tranh cử kéo dài 21 ngày trên phạm vi toàn quốc sắp tới để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử tháng 7/2023, tập trung vào những thành tựu đã đạt được và đưa ra các cam kết nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân.

Các đảng công bố cương lĩnh tranh cử bao gồm đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng Ánh nến (CP) đối lập, đảng bảo hoàng FUNCINPEC và đảng Khmer Quốc gia đoàn kết (KNUP). Đây là những đảng đang tích cực thúc đẩy chính sách của mình trước thềm bầu cử. (TTXVN)

* Ấn Độ ra mắt cơ sở sản xuất trực thăng "lớn nhất châu Á", có thể sản xuất ít nhất 1.000 máy bay/năm, ở bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ.

Phát biểu sau buổi lễ khai trương ngày 6/2, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng, cơ sở trực thăng mới đáp ứng “cam kết của chính phủ nhằm giảm dần sự phụ thuộc nhu cầu quốc phòng của New Delhi vào nước ngoài".

Nhà máy sản xuất máy bay trực thăng lớn nhất châu Á này ban đầu sẽ sản xuất máy bay trực thăng hạng nhẹ do Ấn Độ thiết kế và phát triển, sau đó mở rộng để chế tạo các loại máy bay trực thăng đa năng khác. (Times of India)

* Các bên đang tích cực đối thoại nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran và sẽ tiếp tục đàm phán trong khuôn khổ kỹ thuật trong những ngày tới, theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Nasser Kanaani.

Phát biểu họp báo, ông Kanaani tiết lộ, các bên đang trao đổi thông tin ở nhiều cấp độ trong khi Iran cũng luôn nỗ lực chân thành và thực hiện các biện pháp tích cực nhằm giải quyết các khúc mắc, tiến tới đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới.

Iran và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng đang duy trì quan hệ hợp tác thường xuyên và kiên trì tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các quan chức cũng như giữa các chuyên gia của cả hai bên tại Vienna (Áo). (THX)

TIN LIÊN QUAN
Iran nhận thông điệp về thỏa thuận hạt nhân, liệu đã là 'những cánh thư' vui?

Châu Mỹ

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich diễn ra từ ngày 16-18/2, trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đã sắp tròn một năm.

Thư ký báo chí của Phó Tổng thống Mỹ cho biết, tại hội nghị lần này, các cam kết của bà Harris tại Munich sẽ thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm xuyên Đại Tây Dương; vai trò lãnh đạo toàn cầu của Washington và cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ Ukraine.

Ngoài ra, bà Harris sẽ có các bài bài phát biểu tại hội nghị và tiến hành gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài bên lề hội nghị trên. (Reuters)

Tổ hợp lệnh trừng phạt từ phương Tây với dầu Nga phản tác dụng, hoạt động ‘vì những lý do sai lầm’? Sẽ có khủng hoảng?

Tổ hợp lệnh trừng phạt từ phương Tây với dầu Nga phản tác dụng, hoạt động ‘vì những lý do sai lầm’? Sẽ có khủng hoảng?

Theo giới phân tích, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đối với dầu của Nga cho đến nay dường như không mang lại ...

Tin thế giới 6/2: Động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Nga và Ukraine sẽ viện trợ

Tin thế giới 6/2: Động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, Nga và Ukraine sẽ viện trợ

Nhật Bản nghiên cứu khinh khí cầu Trung Quốc, quan chức NATO nhận định về khả năng kết nạp thành viên… là một số tin ...

Tình hình Ukraine: Nga giành lợi thế ở Bakhmut; Tổng thống Zelensky chuẩn bị công du nước ngoài? Hội đồng Bảo an nhóm họp

Tình hình Ukraine: Nga giành lợi thế ở Bakhmut; Tổng thống Zelensky chuẩn bị công du nước ngoài? Hội đồng Bảo an nhóm họp

Ngày 6/2, một nguồn tin Ukraine cho biết, quân đội Nga đã chiếm hơn 1/3 Bakhmut ở miền Đông Ukraine, trong khi đó, Tổng thống ...

Nga tìm 'đường máu' vượt 9 vòng trừng phạt, tưởng không tiến bộ mà đột phá không tưởng

Nga tìm 'đường máu' vượt 9 vòng trừng phạt, tưởng không tiến bộ mà đột phá không tưởng

Nga hiện sở hữu một trong những hệ thống thanh toán phát triển nhất trên thế giới, cả về trải nghiệm khách hàng và cơ ...

Tình hình Ukraine: Kiev xác nhận Nga chia 5 mũi tiến công, Moscow thông báo sắp hoàn thành một việc ở Zaporizhzhia

Tình hình Ukraine: Kiev xác nhận Nga chia 5 mũi tiến công, Moscow thông báo sắp hoàn thành một việc ở Zaporizhzhia

Trong thông báo ngày 7/2, Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) đã thừa nhận thế chủ động của Các Lực ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động