Tin thế giới 8/12: Nga lo Ukraine tấn công Crimea, Czech sẵn sàng áp giá dầu, Indonesia cảnh giác trước

Minh Quân
Bắc Kinh chỉ trích Washington ‘vi phạm trắng trợn’, Trung Quốc-Saudi Arabia ký hàng chục thỏa thuận …là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(12.08) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân tới Riyadh ngày 7/12. (Nguồn: Zuma Press)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân tới Riyadh, Saudi Arabia ngày 7/12. (Nguồn: Zuma Press)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga lên kế hoạch kiểm soát các khu vực của Ukraine: Phát biểu ngày 8/12 về mục tiêu của các hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tái khẳng định mục tiêu giành quyền kiểm soát các khu vực thuộc Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia. Ông nhấn mạnh Nga không có kế hoạch sáp nhập bất kỳ lãnh thổ mới nào.

Ngoài ra, ông cũng cảnh báo về khả năng Ukraine tấn công bán đảo Crimea, sau khi quân đội Nga bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) gần Sevastopol, thành phố lớn nhất ở Crimea và nơi đặt một căn cứ hải quân Nga trọng yếu. Tuy nhiên, ông khẳng định lực lượng Nga đang thực hiện biện pháp trả đũa hiệu quả.

Cũng trong buổi họp báo, người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay đề xuất thiết lập liên minh khí đốt có sự tham gia của Uzbekistan không hề dính líu tới việc áp đặt “điều khoản chính trị” đối với quốc gia Trung Á. Đồng thời, ông khẳng định “không một ai nói về điều đó”. (Reuters/AFP/Sputniknews)

* Nga: NATO ngày càng dính líu vào xung đột Ukraine: Trả lời phỏng vấn kênh Rossiya-24 (Nga) ngày 8/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nêu rõ: “Các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng dính líu trực tiếp tới xung đột. Hành động hỗ trợ của họ dành cho Kiev hiện đa dạng hơn nhiều so với vài tháng trước đây. Điều này phản ánh chính sách có chủ ý của Washington, được người châu Âu theo đuổi để gây leo thang xung đột. Họ đang đùa với lửa. Rủi ro đang tăng vọt”.

Theo ông, Moscow không thấy phương Tây đặt ra giới hạn về phạm vi cấp vũ khí cho Ukraine và thay vào đó, họ đang “ngày càng thúc đẩy chính sách mở rộng phạm vi cung cấp vũ khí hạng nặng, tầm xa hơn cho Kiev”. Nhà ngoại giao này cũng nhấn mạnh phía Nga đang triển khai công tác ngoại giao song phương liên quan vấn đề này, chủ yếu là với các nước không thân thiện, “để cảnh báo họ về hậu quả của các bước đi trên”. Quan chức này cho rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là nền tảng quan trọng để kiềm chế hành vi của phương Tây. (TASS)

* Đức thông báo chuyển 20 xe bọc thép cơ động Dingo cho Ukraine: Ngày 7/12, Chính phủ Đức thông báo nước này chuyển giao 20 xe bọc thép bộ binh cơ động Dingo và 2 xe đầu kéo vận chuyển xe tăng M1070 Oshkosh cho Ukraine. Hiện Kiev đã nhận được 50 xe Dingo và 12 xe đầu kéo M1070 Oshkosh từ Berlin.

Đức cũng đang thúc đẩy quá trình bàn giao cho Ukraine thêm 18 pháo tự hành bánh lốp RCH 155, 80 xe bán tải, 90 cảm biến chống máy bay không người lái và thiết bị gây nhiễu, 2 lều chứa máy bay và 7 xe tải 8x6. Theo đó, tổng số tiền ghi trên các giấy phép cá nhân được cấp để xuất khẩu hàng hóa quân sự sang Ukraine từ ngày 1/1 đến ngày 5/12, đã lên tới gần 2 tỷ euro (2,1 tỷ USD). (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Quân đội Nga tập trận ở Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ mong Moscow và phương Tây làm được một điều

Đông Nam Á

* Indonesia cảnh giác với các vấn đề xã hội trong năm 2023: Phát biểu trong phiên họp nội các ngày 6/12, Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh: “Một lần nữa, chúng ta phải thận trọng và cảnh giác, đặc biệt là đối với nguy cơ khủng hoảng tài chính, sụt giảm xuất khẩu và khủng hoảng lương thực. Chúng ta phải cẩn thận, bởi những vấn đề đó có thể gây ra các tác động xã hội và các vấn đề chính trị”.

Trước đó cùng ngày, ông đã chủ trì một cuộc họp để thảo luận về triển vọng kinh tế năm 2023, các chính sách xử lý Covid-19 và các biện pháp ứng phó khủng hoảng lương thực và năng lượng. Tổng thống Indonesia cũng kêu gọi các bộ trưởng và quan chức chính phủ lưu ý đến nguồn dự trữ lương thực và tính toán kỹ lưỡng, tránh để nguồn dự trữ cạn kiệt, đẩy giá lương thực tăng cao. (TTXVN)

* Thư ký Hội đồng An ninh Nga thăm Thái Lan: TASS ngày 8/12 dẫn nguồn Hội đồng An ninh Nga cho biết Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev đã tới Bangkok, bắt đầu chuyến thăm làm việc tại Thái Lan. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông sẽ hội đàm với người đồng cấp Thái Lan Supot Malaniyom. Hai bên cũng sẽ tham gia 6 vòng làm việc về các vấn đề an ninh, dưới sự đồng chủ trì của ông Malaniyom và Phó Thư ký Hội đồng An ninh Nga Alexander Venediktov.

Trước đó, tháng 2/2018, ông Patrushev từng thăm Thái Lan và gặp các lãnh đạo cấp cao nước này gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, cùng Tổng Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Thái Lan ca ngợi thành công chung của tất cả các nền kinh tế APEC

Đông Bắc Á

* Trung Quốc: Mỹ “vi phạm trắng trợn nguyên tắc Một Trung Quốc”: Ngày 8/12, phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh: “Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, lãnh thổ thuộc Trung Quốc, là sự vi phạm trắng trợn nguyên tắc ‘một Trung Quốc’ và đi ngược lại ba thông cáo chung giữa Bắc Kinh và Washington, đặc biệt là thông cáo ngày 17/8/1982. Hoạt động cung cấp vũ khí (của Mỹ) làm suy yếu chủ quyền và an ninh, đe dọa hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, đồng thời gửi thông điệp sai lệch tới các lực lượng ly khai Đài Loan”.

Bà Mao Ninh kêu gọi Mỹ cần nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc” và từ bỏ thông lệ lợi dụng vấn đề Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc. (TASS)

* Đài Loan (Trung Quốc) hy vọng tăng cường hợp tác với Mỹ: Ngày 8/12, trả lời họp báo, người phát ngôn cơ quan đối ngoại Đài Loan Âu Giang An bày tỏ cảm kích trước sự ủng hộ lâu dài của Quốc hội Mỹ đối với Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), trong đó bao gồm hỗ trợ 10 tỷ USD cho an ninh của hòn đảo này. Bà hy vọng dự luật sẽ được thông qua trước khi bế mạc phiên họp của Quốc hội Mỹ lần thứ 117. Theo quan chức này, nếu được ban hành thành luật, dự luật sẽ giúp tăng cường quan hệ đối tác giữa hòn đảo này và Mỹ, qua đó đảm bảo tự do, cởi mở, hòa bình, và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Dự thảo NDAA 2023 dự kiến sẽ được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua cuối tháng này, sau đó trình lên Tổng thống Joe Biden ký thành luật. (Taiwan News)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Saint Lucia thăm Đài Loan (Trung Quốc)

Châu Âu

* Czech sẵn sàng áp giá trần năng lượng cho các doanh nghiệp lớn: Phát biểu trên chương trình truyền hình CNN Prima News (Czech) tối 7/12, Thủ tướng Czech Petr Fiala nói: “Chúng tôi phải chuẩn bị cho quyết định của châu Âu. Trong khuôn khổ chương trình khủng hoảng tạm thời, chúng ta có thể nói về giới hạn giá… Đó sẽ là một nguyên tắc hơi khác so với các hộ gia đình. Tôi không muốn đi vào chi tiết, bởi vì các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn”.

Trước đó, Bộ trưởng Công Thương Czech Jozef Sikela đã công bố thỏa thuận về giới hạn giá năng lượng cho các doanh nghiệp lớn. Mặc dù vậy, Czech cần đàm phán chi tiết với Liên minh châu Âu (EU). Hiện Prague đã phê duyệt gói trợ cấp từ “khuôn khổ khủng hoảng tạm thời” của Ủy ban châu Âu, qua đó phân bổ khoản hỗ trợ 1,3 tỷ USD cho các doanh nghiệp. Thủ tướng Czech Petr Fiala cũng từng cho biết nước này sẵn sàng áp giá trần năng lượng cho các doanh nghiệp lớn nếu đạt được thỏa thuận với EU. Ông nhấn mạnh Prague vẫn ưu tiên giải pháp của châu Âu vì việc áp dụng các biện pháp riêng của quốc gia cũng mang lại rủi ro.

Trước đó, Chính phủ Czech đã thông qua quyết định áp giá trần năng lượng cho các hộ gia đình, các tổ chức công cộng và doanh nghiệp nhỏ với mức 6 CZK (hơn 6.000 VND)/kWh điện và 3 CZK (hơn 3.000 VND)/kWh khí đốt. Bộ Tài chính Czech cho biết nhà nước cần chi khoảng 130 tỷ CZK (khoảng 5,3 tỷ USD) để thực hiện biện pháp áp giá trần. Khoản chi này có thể được trang trải từ nguồn thu từ các công ty nhà nước, thuế lợi nhuận bất thường và mua bán phát thải. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Đức sắm 35 chiến đấu cơ đời mới, thêm một nước tham gia huấn luyện binh sĩ Ukraine

Trung Đông-châu Phi

* Liên hợp quốc yêu cầu Israel hủy bỏ kho vũ khí hạt nhân bí mật: Trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết với 149 phiếu thuận và 6 phiếu chống, yêu cầu Israel phải từ bỏ kho vũ khí hạt nhân nước này chưa thừa nhận. Các nước bỏ phiếu chống bao gồm Israel, Canada, Micronesia, Palau, Mỹ và Liberia; 26 nước khác gồm Ấn Độ và nhiều nước châu Âu bỏ phiếu trắng.

Trước đó, tháng 10, Ủy ban thứ Năm của ĐHĐ LHQ cũng đã thông qua dự thảo nghị quyết để trình lên Đại hội đồng, với 152 phiếu thuận và 5 phiếu chống. Nghị quyết do Chính quyền Palestine và 20 quốc gia khác, bao gồm những nước từng k‎ý thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel như Ai Cập, Jordan, Bahrain, Maroc, Sudan, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)… trình lên ĐHĐ LHQ.

Theo đó, nghị quyết khẳng định Israel có sở hữu vũ khí hạt nhân và kêu gọi nước này “từ bỏ việc sở hữu vũ khí hạt nhân”, đồng thời “không phát triển, sản xuất, thử nghiệm hoặc bằng cách khác mà có được vũ khí hạt nhân”. Văn bản này cũng kêu gọi Israel tham gia ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và đặt “tất cả cơ sở hạt nhân của nước này dưới sự giám sát hoàn toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế”.

Mặc dù Israel chưa bao giờ thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng phần lớn cộng đồng quốc tế cho rằng nước này là một trong 9 nước trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. (JPost/TTXVN)

* Israel mở chiến dịch truy quét ở Bờ Tây: Sáng 8/12, Lực lượng vũ trang Israel (IDF) đã mở 2 chiến dịch ở khu Bờ Tây của Palestine. Các tay súng Palestine đã đáp trả ác liệt bằng súng và ném chất nổ về phía IDF.Vụ đụng độ ác liệt đã khiến 3 tay súng Palestine thiệt mạng và 5 người khác bị thương. Phía IDF không ghi nhận thương vong, đồng thời bắt giữ 15 người nằm trong danh sách truy nã của Israel.

Truyền thông Palestine đã nhanh chóng đưa tin về vụ đụng độ cũng như danh tính 3 tay súng thiệt mạng, sau đó báo chí Israel cũng đưa tin tường thuật về diễn biến và thương vong trong chiến dịch này. (TTXVN)

* Trung Quốc, Saudi Arabia ký 34 thỏa thuận về đầu tư và năng lượng: Ngày 7/12, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Saudi Arabia, hai nước đã ký 34 thỏa thuận về năng lượng và đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng xanh, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và y tế. Tổng giá trị của 34 thỏa thuận trên hiện chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, hãng thông tấn Saudi Arabia cho hay hai nước đặt mục tiêu ký 20 thỏa thuận sơ bộ trị giá 29,26 tỷ USD.

Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới quốc gia Trung Đông này. Tại đây, bên cạnh gặp gỡ Quốc vương Salman Thái tử Mohammed Bin Salman, ông sẽ dự hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng với các nước Arab và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) trong hai ngày tới. Phát biểu trước thềm chuyến thăm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Riyadh nhân chuyến thăm đầu tiên của ông tới quốc gia Trung Đông kể từ năm 2016. (SCMP)

Tổng thống Israel thăm Bahrain và UAE: Không chỉ là chuyến thăm lịch sử

Tổng thống Israel thăm Bahrain và UAE: Không chỉ là chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm của Tổng thống Israel Isaac Herzog tới UAE và Bahrain sẽ góp phần trấn an các đối tác vùng Vịnh vừa bình thường ...

Trước tình hình quốc tế phức tạp, Trung Quốc và Nga 'xích lại gần nhau hơn'

Trước tình hình quốc tế phức tạp, Trung Quốc và Nga 'xích lại gần nhau hơn'

Trung Quốc và Nga đều nhất trí làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.

Chủ tịch Trung Quốc đến Saudi Arabia, Mỹ 'không có gì ngạc nhiên'

Chủ tịch Trung Quốc đến Saudi Arabia, Mỹ 'không có gì ngạc nhiên'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thủ đô Riyadh vào chiều 7/12, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Saudi Arabia ...

Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Trung Đông

Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Trung Đông

Chuyến thăm Saudi Arabia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng cường sự ...

Muốn loại trừ kim loại 'bẩn' từ Trung Quốc, Mỹ đề xuất một vấn đề

Muốn loại trừ kim loại 'bẩn' từ Trung Quốc, Mỹ đề xuất một vấn đề

Hai nguồn thạo tin ngày 7/12 cho biết, các quan chức Mỹ đang đề xuất đánh thuế đối với thép và nhôm dựa trên lượng ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7: Hà Nội ngày nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào; khu vực Nam Bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 27/7, phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài ...
Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động