Tin thế giới 9/5: Ukraine muốn châu Âu ‘cấm cửa’ người Nga, cựu Thủ tướng Pakistan bị bắt giữ

Minh Vương
Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng, Đức nhận định về quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(05.09) Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan bị bắt giữ. (Nguồn: Reuters)
Cựu Thủ tướng Pakistan Imran Khan bị bắt giữ. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Ukraine đẩy lùi nhiều đợt tấn công Kiev: Rạng sáng ngày 9/5, cơ quan quân sự của Kiev thông báo các hệ thống phòng không của Ukraine đã đẩy lùi nhiều đợt tập kích của Nga nhằm vào thủ đô Kiev. Thông báo của cơ quan này trên Telegram nêu rõ: “Các hệ thống phòng không đang hoạt động ở ngoại ô Kiev”. Trước đó cùng ngày, cơ quan tình trạng khẩn cấp Ukraine đã bật cảnh báo không kích đối với Kiev và hầu hết các tỉnh miền Trung và Đông Ukraine. (Reuters)

* Ukraine: Nga đã không thể chiếm Bakhmut trước ngày 9/5: Phát biểu cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các lực lượng Nga đã không chiếm được Bakhmut trước Ngày Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Ngày 7/5, một vị tướng Ukraine cho biết Nga vẫn hy vọng sẽ kiểm soát được Bakhmut trước Ngày Chiến thắng. (Reuters)

* Ukraine muốn EU sớm dỡ bỏ hạn chế thương mại: Ngày 9/5, phát biểu tại cuộc họp báo với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ở thủ đô Kiev, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng các hạn chế về thương mại do các nước láng giềng của Ukraine ở Đông Âu áp đặt là “khắc nghiệt”, “hoàn toàn không thể chấp nhận được”, mang tính bảo hộ và có lợi cho Nga. Theo đó, nước này mong châu Âu sẽ sớm hành động “mạnh mẽ” để loại những biện pháp này.

Trước đó, ông cũng mong muốn EU tiếp tục tăng cường trừng phạt Nga. (Reuters)

* Đại sứ EU hoan nghênh điện đàm Trung Quốc-Ukraine: Ngày 9/5, phát biểu tại Bắc Kinh, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc Jorge Toledo Albinana bày tỏ: “Chúng tôi muốn Trung Quốc tiến xa hơn và đóng góp nhiều hơn nữa vì một nền hòa bình duy nhất, bao gồm việc Nga rút quân khỏi Ukraine”.

Ngày 26/4, lãnh đạo Trung Quốc và Ukraine đã lần đầu điện đàm kể từ khi xảy ra xung đột Ukraine-Nga. Theo ông Tập Cận Bình, đối thoại và đàm phán là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh nước này sẽ cử đặc phái viên phụ trách các vấn đề Á-Âu đến thăm Ukraine và các quốc gia khác nhằm tạo mối liên lạc sâu rộng với tất cả các bên, tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông Zelensky cho biết đã có cuộc trao đổi “dài và ý nghĩa” với ông Tập. (Reuters)

* Liên hợp quốc bi quan về triển vọng ngừng bắn giữa Nga-Ukraine: Ngày 9/5, trả lời tờ El Pais (Tây Ban Nha) trong khuôn khổ chuyến thăm nước này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres thừa nhận: “Thật không may, tôi cho rằng ở giai đoạn này, một cuộc hòa đàm là không thể. Cả hai bên đều tin chắc họ có thể giành chiến thắng. Hiện tại, tôi không nhận thấy bất kỳ khả năng đạt được ngay lập tức - chúng ta không nói về tương lai - thỏa thuận ngừng bắn toàn diện hay một cuộc đàm phán hòa bình nào”.

Trong bối cảnh đó, ông cho biết LHQ sẽ tập trung thảo luận với Nga và Ukraine để giải quyết vấn đề cụ thể như gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, sẽ hết hạn ngày 18/5 tới. (Reuters)

Nga-Mỹ

* Nga: Mỹ gây áp lực liên quan vụ phóng viên Wall Street Journal: Ngày 9/5, TASS (Nga) dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, Mỹ gây “áp lực và đe dọa” đối với Moscow về vụ bắt giữ phóng viên Evan Gershkovich: “Đối thoại được tiến hành để tìm kiếm một số giải pháp. Về phía Mỹ, chúng tôi chỉ thấy những nỗ lực gây áp lực và đe dọa. Đây không phải là cách tiến hành đối thoại”. Theo ông, Nga sẽ xem xét yêu cầu tiếp cận lãnh sự đối với ông Gershkovich “một cách bình tĩnh, bất kể nỗ lực gây áp lực của phía Mỹ”.

Phóng viên Gershkovich đã bị chính quyền Nga bị bắt hồi tháng Ba vừa qua với cáo buộc làm gián điệp. Washington cho rằng việc bắt giữ ông Gershkovich là sai trái và đang nỗ lực để ông này được trả tự do. Tháng trước, Moscow đã từ chối yêu cầu của Đại sứ quán Mỹ về việc tới thăm phóng viên này. Trước đó, Washington cũng từ chối cấp thị thực cho một nhóm nhà báo Nga được cử tháp tùng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến New York. (Reuters/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Vụ nổ đường ống Nord Stream: Tình tiết mới - truyền thông châu Âu tiết lộ 'tàu ma' của Nga có mặt gần địa điểm các vụ nổ

Đông Nam Á

* Cựu Thủ tướng Thái Lan công bố kế hoạch hồi hương: Ngày 9/5, viết trên Twitter, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra cho biết: “Tôi đã quyết định sẽ trở về nước để thăm các cháu của mình vào tháng Bảy này, trước sinh nhật của tôi vào ngày 26/7. Đã gần 17 năm tôi xa gia đình. Tôi đã già đi rồi”.

Thông tin trên được ông Thaksin (73 tuổi) công bố trước thềm cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 14/5 tới. Trong đó, con gái út của ông, bà Paetongtarn Shinawatra, là ứng cử viên tiềm năng để trở thành thủ tướng, với Đảng Pheu Thai của bà được dự đoán sẽ giành được số ghế lớn nhất trong Hạ viện. Nhưng liệu số ghế có đủ để thành lập một chính phủ hay không vẫn còn phải đợi.

Tuy nhiên, ông Thaksin cho hay việc ông trở về nước sẽ không phải là gánh nặng cho Đảng Pheu Thai và ông sẽ tham gia vào quy trình pháp lý như bình thường. Thời điểm ông trở về vẫn nằm trong thời kỳ chính phủ tạm quyền do Thủ tướng Prayut Chan o-cha lãnh đạo. Về phần mình, ông Prayut cho biết hiện chính phủ vẫn chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào cho sự trở về của ông Thaksin. (Reuters)

* Indonesia điều 43 chiếc F-16 bảo đảm an ninh cho Hội nghị Cấp cao ASEAN: Ngày 9/5, người phát ngôn của Lực lượng Không quân Indan Gilang Buldansyah cho biết sẽ triển khai 43 máy bay chiến đấu F-16 bảo đảm an ninh hàng không trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Labuan Bajo ở Tây Manggarai, Đông Nusa Tenggara: “Không quân Indonesia đã chuẩn bị hoạt động bảo đảm an ninh cho các VVIP/VIP trong không phận xung quanh Labuan Bajo trong thời gian của Hội nghị Cấp cao ASEAN”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Timor-Leste lần đầu tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN với tư cách quan sát viên

Nam Á

* Pakistan bắt giữ cựu Thủ tướng Imran Khan: Ngày 9/5, đài truyền hình địa phương nước này đưa tin, lực lượng bán quân sự Pakistan đã bắt giữ cựu Thủ tướng Imran Khan. Theo đài GEO (Pakistan), ông Khan đã bị bắt giữ tại Islamabad do dính líu tới một vụ án tham nhũng. Hiện, Bộ trưởng Bộ Thông tin Pakistan Marriyum Aurangzeb chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Tần Cương: Trung Quốc lập hình mẫu hợp tác láng giềng với Afghanistan và Pakistan

Đông Bắc Á

* Cựu Thủ tướng Anh sắp thăm Đài Loan (Trung Quốc): Ngày 9/5, Văn phòng cựu Thủ tướng Anh Liz Truss thông báo bà Truss sẽ tới Đài Bắc vào tuần tới và gặp các quan chức cấp cao của hòn đảo này. Dự kiến, bà Truss cũng sẽ có bài phát biểu tại đây vào ngày 17/5. Theo cựu Thủ tướng Anh, chuyến thăm sẽ thể hiện “tình đoàn kết” với người dân nơi đây trước hành vi của Trung Quốc.

Trước đó, London từng cảnh báo Bắc Kinh không sử dụng vũ lực đối với đảo Đài Loan. Về phần mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình ở eo biển Đài Loan là “hành động của lực lượng ly khai đòi độc lập cho Đài Loan, cũng như sự đồng lõa và hỗ trợ của các lực lượng nước ngoài". (Reuters)

* Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Thụy Điển: Ngày 9/5, ông Hayashi Yoshimasa thông báo sẽ công du Stockholm, Thụy Điển để tham dự hội nghị cấp bộ trưởng của EU trong tuần này về vai trò của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Phát biểu họp báo, Ngoại trưởng Nhật Bản bày tỏ hy vọng diễn đàn sẽ nhấn mạnh “an ninh châu Âu và an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là không thể tách rời, bởi vì hợp tác giữa các quốc gia chung chí hướng đã và đang trở nên quan trọng hơn”. Trong chuyến công du 4 ngày tới quốc gia Scandinavia, bắt đầu từ ngày 12/5, ông Hayashi Yoshimasa cũng lên kế hoạch gặp song phương với Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom và những người đồng cấp tại diễn đàn.

Diễn đàn Ngoại trưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, được tổ chức lần đầu tiên tại Paris (Pháp) tháng 2/2022, quy tụ khoảng 60 ngoại trưởng châu Âu và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chính phủ Thụy Điển cho biết các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh “những thách thức chung đối với lĩnh vực an ninh, thương mại, chuỗi giá trị toàn cầu, số hóa, chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng”. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản nỗ lực thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa

Châu Âu

* Tổng thống Putin: Phương Tây muốn nước Nga sụp đổ: Ngày 9/5, phát biểu tại lễ kỷ niệm 78 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại tổ chức tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nền văn minh hiện đang đứng trước bước ngoặt, “một cuộc chiến thực sự đã nổ ra chống lại Nga và mục tiêu của phương Tây là làm cho nước Nga sụp đổ”.

Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh: “Phương Tây khẳng định sự độc quyền của mình, kích động xung đột, gieo rắc hận thù, hủy hoại các giá trị gia đình để tiếp tục áp đặt ý chí của mình lên các dân tộc. Mục tiêu của các đối thủ của Nga, không có gì mới, là đạt được sự tan rã và hủy diệt đất nước chúng ta”. Ông cũng cho rằng người Ukraine đã trở thành con tin của cuộc đảo chính năm 2014 và các kế hoạch của phương Tây, coi đó là nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay ở Ukraine.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Nga Vladimur Putin hoan nghênh sự có mặt của lãnh đạo các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG), nhận định sự hiện diện đó thể hiện là thái độ biết ơn của họ với hành động quả cảm của cha ông. Lãnh đạo Belarus, Armenia, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và Kyrgyzstan đã dự lễ kỷ niệm tại Moscow. (TTXVN/Sputnik)

* Nga nêu quan hệ thương mại với Nhật Bản, khẳng định về NATO: Ngày 9/5, trả lời phỏng vấn TASS, Đại biện lâm thời Nga tại Nhật Bản Gennady Ovechko lưu ý: “Lập trường của Nhật Bản trong ‘vấn đề Ukraine’ đã dẫn đến sự sụt giảm trong hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Các công ty Nhật Bản luôn coi Nga là thị trường cao cấp, với những đặc điểm cụ thể nhưng nhìn chung là hứa hẹn cho hoạt động kinh doanh. Họ kiếm được lợi nhuận cao từ chúng ta, đây có lẽ là lời giải thích cho cách tiếp cận thực dụng đối với các hoạt động ở nước ta.” Tuy nhiên, ông cho rằng cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với áp lực chưa từng có từ chính quyền địa phương và nước ngoài.

Nhà ngoại giao này nhấn mạnh: “Trái với các cam kết quốc tế, nhà chức trách Nhật Bản đã hạn chế hoặc cấm xuất khẩu nhiều loại hàng hóa sang Nga. Vì vậy, ô tô qua sử dụng (41,5% kim ngạch) trở thành mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu từ Nhật Bản sang Nga trong năm 2022. Trong Quý I/2023, thương mại giảm mạnh 41% sau một loạt cú va chạm không liên quan đến thị trường.”

Quan chức này dự báo, chiều hướng suy giảm hơn nữa sẽ xảy ra do khả năng áp đặt các “biện pháp hạn chế bất hợp pháp của phương Tây” nhằm vào Nga.

Về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông nêu rõ: “Tham vọng toàn cầu hóa của NATO đang tạo ra các mối đe dọa an ninh mới. Các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương, vốn chịu trách nhiệm về an ninh trong nước, sở hữu tất cả các nguồn lực cần thiết cho mục tiêu này, và không cần sự giám sát từ các lực lượng bên ngoài, những bên đang theo đuổi mục tiêu ích kỷ của riêng họ”.

Theo nhà ngoại giao này, ý đồ “áp đặt tâm lý đối đầu” đối với khu vực nhằm kiềm chế Trung Quốc và Nga là “có hại” và làm suy yếu nền tảng của sự ổn định. Ông Ovechko cũng cho rằng một trong những lý do chính khiến căng thẳng khu vực gia tăng là “chiến lược địa chính trị” của Washington, bao gồm chính sách răn đe toàn diện đối với Bắc Kinh, thường xuyên phô trương sức mạnh quân sự và các hành động khiêu khích gây leo thang tình hình quanh eo biển Đài Loan. (TASS)

* Ukraine muốn cấm người Nga tới châu Âu: Ngày 9/5, phát biểu trong Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermakcho rằng cần cấm công dân Nga đến các nước châu Âu để mọi người Nga đều thấy “cái giá phải trả” của xung đột. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cho rằng châu Âu không nên đóng cửa với người Nga, bởi việc coi họ là “kẻ thù” sẽ không giúp Ukraine “tự vệ và khôi phục luật pháp quốc tế trên lãnh thổ nước này”. (Reuters)

* Đức: EU cần giảm thiểu rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc: Ngày 9/5, phát biểu trước các nghị sỹ tại Nghị viện châu Âu ở thành phố Strasbourg (Pháp), Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói: “Trung Quốc ngày càng gia tăng cạnh tranh và đối đầu. EU nhận thức rõ điều này và đang có cách đối phó tương ứng. Tôi đồng ý với (Chủ tịch Ủy ban Châu Âu) Ursula von der Leyen: Chúng ta không nên nhắm đến việc tách rời, mà là giảm thiểu rủi ro một cách sáng suốt”.

Cùng ngày, viết trên Twitter, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho rằng nước này cần có cách tiếp cận tự tin và thực chất về Trung Quốc, song ý tưởng tách rời hoàn toàn với cường quốc châu Á này là “ngây thơ”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ không bán rẻ các giá trị tự do để đổi lấy quan hệ thương mại tốt đẹp, song chúng ta cần duy trì thế cân bằng tốt hơn trước”. Trước đó, chuyến thăm Trung Quốc của ông Lindner, dự kiến diễn ra tuần này, đã bị hủy phút chót.

Cũng trong phát biểu trên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, châu Âu sẽ chỉ được lắng nghe khi có cùng một tiếng nói, EU cần hợp tác quân sự chặt chẽ hơn nữa. Ông nhấn mạnh: “2.200 km về phía Đông Bắc, (Tổng thống Nga Vladimir) Putin đang chỉ đạo cuộc duyệt binh binh lính, xe tăng và tên lửa ngày hôm nay... Chúng ta không được phép sợ hãi trước những trò chơi quyền lực như vậy! Hãy luôn kiên định trong việc hỗ trợ Ukraine - lâu nhất có thể”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Syria trở về 'thế giới Arab': Trung Quốc-Iran hoan nghênh, Đức tỏ thái độ khác, Mỹ thậm chí tuyên bố cứng rắn

Châu Mỹ

* Tổng thống Venezuela chỉ trích phát biểu của quan chức EU: Ngày 9/5, phát biểu trong chương trình truyền hình “Với Maduro +”, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã chỉ trích Cao ủy EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell kích động căng thẳng tại Ukraine. Ông nêu rõ: “Thật đáng lo ngại khi một đại diện của nền dân chủ châu Âu lại lên tiếng với tư cách là người ủng hộ xung đột, chứ không mở ra cơ hội cho ngoại giao hòa bình. Ngoại giao để làm gì? Để xung đột ư?... Ngoại giao là để đối thoại, để xích lại gần nhau, để hiểu biết lẫn nhau, để tìm kiếm hòa bình... Ông Josep Borrell liên tục đổ thêm dầu vào lửa với những tuyên bố của mình... Ông ấy sẽ đưa chúng ta đến chiến tranh hạt nhân”.

Trước đó, Cao ủy EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại tuyên bố không có điều kiện nào ở Ukraine phù hợp với giải pháp ngoại giao để tháo gỡ xung đột.

Về phần mình, ông Maduro nhắc lại Venezuela ủng hộ các sáng kiến của Trung Quốc và Brazil nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Điện Kremlin bị tấn công: Nga phản pháo phát ngôn của giới chức Mỹ là 'đáng ngờ', Venezuela tỏ đoàn kết với Moscow

Trung Đông-Châu Phi

* Ai Cập chỉ trích Israel không kích dải Gaza: Ngày 9/5, Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ: “Ai Cập chỉ trích hành động leo thang của Israel đối với các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, thể hiện qua các cuộc tấn công của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nhằm vào Dải Gaza, đến nay đã khiến 13 người thiệt mạng và 20 người bị thương, trong số đó có cả phụ nữ và trẻ em”.

Tuyên bố chỉ trích các hành động của Israel trái với các quy tắc của luật pháp quốc tế và làm suy yếu các nỗ lực giảm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Trước đó, đêm 2/5, IDF đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở quân sự của Phong trào Hồi giáo Jihad ở Dải Gaza. (Sputnik)

Israel đi bước mới ở Bờ Tây phớt lờ lời hứa với Mỹ, thực hiện một hành động khiến EU 'sốc'

Israel đi bước mới ở Bờ Tây phớt lờ lời hứa với Mỹ, thực hiện một hành động khiến EU 'sốc'

Ngày 7/5, Israel đã tiến hành các hoạt động có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với Palestine ở Bờ Tây.

Israel không kích Dải Gaza, Palestine lo ngại Hamas đảo chính

Israel không kích Dải Gaza, Palestine lo ngại Hamas đảo chính

An ninh tại Dải Gaza tiếp tục diễn biến phức tạp trước những động thái mới đây của lực lượng an ninh Israel và các ...

Tiết lộ quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ khẳng định không ganh đua trong giải quyết xung đột Nga-Ukraine

Tiết lộ quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ khẳng định không ganh đua trong giải quyết xung đột Nga-Ukraine

Ngày 7/5, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cho biết, nước này đã cố gắng giúp giải quyết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ...

Trong gói biện pháp trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, EU khắc phục những lỗ hổng nào?

Trong gói biện pháp trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, EU khắc phục những lỗ hổng nào?

Ngày 8/5, theo Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Eric Mamer, “Gói trừng phạt mới sẽ tập trung vào việc thực thi các ...

Tổng thống Putin khẳng định nước Nga muốn ổn định và hòa bình

Tổng thống Putin khẳng định nước Nga muốn ổn định và hòa bình

Ngày 9/5, nhân lễ duyệt binh diễn ra ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Mocow (Nga), nhằm kỷ niệm 78 năm chiến thắng trong Chiến ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động