Tin thế giới 9/9: Nga đánh giá thế nào về khủng bố? Thế giới lo ngại tình hình Afghanistan; Động thái lần đầu tiên xuất hiện ở Triều Tiên

Quang Đào
Nga đánh giá về chủ nghĩa khủng bố; tình hình Afghanistan; Triều Tiên lần đầu tổ chức duyệt binh không có tên lửa... là những sự kiện quốc tế nổi bật 24h qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triều Tiên đã tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 73 năm quốc khánh vào nửa đêm 8/9, rạng sáng 9/9
Triều Tiên đã tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 73 năm quốc khánh vào nửa đêm 8/9, rạng sáng ngày 9/9.

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày:

Tình hình Afghanistan

Nga không vội công nhận Taliban

Ngày 9/9, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, Nga không vội công nhận chính phủ Afghanistan do phong trào Taliban bổ nhiệm. Nga hiện vẫn coi Taliban là phong trào khủng bố.

"Nga không vội vàng công nhận điều đó. Cũng giống như phần lớn các quốc gia trên thế giới, chúng tôi muốn theo dõi chặt chẽ các bước mà chính quyền mới sẽ thực hiện... Các bước cụ thể sau đó sẽ là quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ”, ông Peskov nói. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Chính phủ mới ở Afghanistan: Con đường phía trước còn nhiều chông gai

Taliban cấm mọi hình thức biểu tình không phép

Ngày 8/9, Taliban ra thông báo cấm tổ chức mọi hoạt động biểu tình ở thủ đô Kabul và các tỉnh khác ở Afghanistan nếu không được chính quyền mới của nước này cho phép.

Theo thông báo của Taliban, không ai được xuống đường biểu tình mà không được phép của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ nước này. Những người tham gia hoạt động biểu tình không phép sẽ phải "gánh chịu hậu quả".

Chính quyền Taliban ở Afghanistan đưa ra tuyên bố trên một ngày sau khi các lực lượng của Taliban đã phải nổ súng chỉ thiên để giải tán hàng chục người đang biểu tình ở Kabul phản đối sự can dự của Pakistan vào các vấn đề của Afghanistan.

Trước đó, ngày 6/9, người phát ngôn của lực lượng Taliban, Zabihullah Mujahid đã kêu gọi người dân không tổ chức các cuộc biểu tình. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Afghanistan: Mỹ gây sức ép lên Taliban, Australia tuyên bố hoàn thành chiến dịch sơ tán

Lực lượng kháng chiến Afghanistan sẽ tuyên bố chính phủ song song với Taliban

Một ngày sau khi Taliban công bố nội các mới của mình, Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (NRF) cho biết sẽ tuyên bố chính phủ song song sau khi tham khảo ý kiến của các chính trị gia.

Lực lượng kháng chiến cho biết, chế độ chính phủ bất hợp pháp của Taliban là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự thù địch của nhóm này với người dân Afghanistan và là mối đe dọa đối với sự ổn định, an ninh của Afghanistan, khu vực và thế giới.

Lực lượng kháng chiến cũng kêu gọi một số cơ quan như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc… không hợp tác với Taliban. (Khaama)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Taliban với các nước vùng Vịnh: Thực tế hay thực dụng?

Thế giới lo ngại phong trào khủng bố sẽ khôi phục tại Afghanistan

Ngày 9/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cảnh báo al-Qaeda có thể dùng Afghanistan làm nơi để khôi phục tổ chức này sau khi Mỹ rút quân.

“Chúng tôi vẫn đang theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra, và liệu al-Qaeda có khả năng khôi phục ở Afghanistan hay không. Theo tôi, bản chất của al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là luôn cố gắng tìm kiếm không gian để phát triển và khôi phục, dù ở Afghanistan, Somalia hay bất kỳ nơi nào khác", ông Austin cho biết.

Trong khi đó, ngày 8/9, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev và Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đã có cuộc gặp tại New Delhi.

Một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết, tại cuộc gặp, cả Ấn Độ và Nga đều bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến ở Afghanistan.

“Đã có sự thống nhất quan điểm giữa 2 bên về sự hiện diện của các nhóm khủng bố quốc tế ở Afghanistan và mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố đối với Trung Á và Ấn Độ”, quan chức này cho biết.

Ấn Độ lo ngại rằng các nhóm chiến binh hoạt động từ Pakistan cũng có thể sử dụng lãnh thổ Afghanistan để dàn dựng các cuộc tấn công. Còn Nga lo ngại bất ổn ở Afghanistan có thể tràn sang Trung Á.

Cùng ngày, Trung Quốc cùng các nước láng giềng bị chiến tranh tàn phá như Pakistan, Iran, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan đã tổ chức một cuộc thảo luận.

Tại sự kiện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi Taliban cắt đứt quan hệ với tất cả các nhóm khủng bố và cho biết Trung Quốc sẽ làm việc với các nước trong khu vực để theo dõi, truy quét các nhóm khủng bố “đã phân tán và xâm nhập vào các nước láng giềng của Afghanistan”. (AP/AFP/THX)

TIN LIÊN QUAN
Mỹ chuẩn bị giải mật tài liệu về cuộc tuấn công khủng bố 11/9 sau 20 năm

Nga đánh giá mối đe dọa khủng bố đã thay đổi kể từ sau sự kiện 11/9

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Oleg Syromolotov ngày 9/9 nhận định, kể từ ngày xảy ra vụ khủng bố 11/9 cách đây 20 năm, mối đe dọa khủng bố đã thay đổi đáng kể, xuất hiện những thách thức mới không thể coi thường được đối với các nước trên thế giới.

Cụ thể, ông Syromolotov lưu ý các tổ chức khủng bố đã ra sức tuyển mộ thành viên trong các nhà tù, sử dụng các công nghệ hiện đại để truyền bá các tư tưởng cực đoan, nhận được những nguồn tài chính mới. Ngoài ra các tổ chức khủng bố cũng có thể sử dụng máy bay không người lái để tiến hành các cuộc tấn công.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh thế giới đã có những hợp tác về chống khủng bố theo song phương và tại các diễn đàn quốc tế, trong đó Moscow luôn thể hiện vai trò tích cực. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức khủng bố IS: Nỗi sợ hãi của thế giới và những nỗi lo trong tương lai

Tổng thống Putin truy tặng Đại tướng Zinichev danh hiệu Anh hùng nước Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh truy tặng danh hiệu Anh hùng nước Nga cho Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Yevgeny Zinichev, Điện Kremlin cho biết.

Trong thông điệp đăng trên trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Putin mô tả Bộ trưởng Zinichev là một “người bạn đáng tin cậy và trung thành” và là “chuyên gia có cấp bậc cao nhất”.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng bày tỏ sự đau buồn trước sự ra đi của Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Yevgeny Zinichev, đồng thời cho biết ông đã nhiều lần làm việc với Tướng Zinichev.

“Ông ấy đã cống hiến hết sức mình để cải thiện công việc của Bộ và giữ gìn những truyền thống vẻ vang của Bộ Tình trạng khẩn cấp”, ông Lavrov nói. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Nga: Tôi đã đạt được những gì mình mơ ước

Ukraine định hợp pháp hóa Bitcoin?

Quốc hội Ukraine đã thông qua luật hợp pháp hóa và điều chỉnh tiền điện tử. Dự luật về tiền điện tử đã được khởi động vào năm 2020 và hiện đang được chuyển đến bàn của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

Dự luật mới đưa ra các biện pháp bảo vệ nhất định chống lại gian lận đối với những người sở hữu Bitcoin và các loại tiền điện tử khác, và đây cũng là lần đầu tiên tại Quốc hội của Ukraine, các nhà lập pháp bắt tay vào việc xác định thuật ngữ cốt lõi trong thế giới tiền điện tử.

Nếu có chữ ký của tổng thống, tài sản tiền điện tử, ví kỹ thuật số và khóa riêng tư là những điều khoản sẽ được đưa vào trong luật pháp Ukraine.

Theo Kyiv Post, các nhà chức trách vẫn có xu hướng phản đối khi nói đến tiền điện tử và coi đó là "lừa đảo", đánh giá các doanh nghiệp liên quan đến tiền điện tử "thường tịch thu thiết bị đắt tiền mà không có bất kỳ căn cứ nào”.

TIN LIÊN QUAN
Dòng chảy phương Bắc 2 lộ ngày 'khơi thông', Nga-Đức hội đàm về số phận của dòng chảy qua Ukraine

Nhà Trắng đề nghị một số quan chức thời cựu Tổng thống Trump từ chức

Ngày 8/9, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đề nghị 11 quan chức được cựu Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm vào hội đồng cố vấn các học viện quân sự cân nhắc đệ đơn từ chức, nếu không họ sẽ bị sa thải.

Theo đó, cựu Tổng thống Trump đã bổ nhiệm những quan chức này vào hội đồng cố vấn tại Học viện Hải quân, Học viện Không quân và Học viện Quân sự West Point. Trong nhóm này có các nhân vật như cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer, cựu cố vấn cấp cao của Tổng thống-bà Kellyanne Conway và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia H.R. McMaster.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết: “Mục tiêu của Tổng thống Biden chính là mục tiêu của mọi tổng thống - đảm bảo có ứng viên và những người phục vụ trong các hội đồng này đủ điều kiện cũng như phù hợp với các giá trị”. (CNN)

TIN LIÊN QUAN
Vấn đề Triều Tiên: Tổng thống Biden muốn 'sáng tạo', chuyên gia khuyên nên học hỏi ông Trump

Triều Tiên lần đầu duyệt binh không có tên lửa

Triều Tiên đã tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 73 năm quốc khánh vào nửa đêm 8/9, rạng sáng 9/9. Hàng chục nghìn người đã tập trung tại quảng trường Kim Nhật Thành để tham dự lễ kỷ niệm.

Lễ duyệt binh năm nay có rất nhiều điểm khác biệt. Người ta không thấy sự xuất hiện của các loại vũ khí hạng nặng như những lần duyệt binh trước đó. Bình Nhưỡng thường sử dụng sự kiện này để phô diễn khí tài quân sự mới.

Loại vũ khí lớn nhất trong lễ duyệt binh là hệ thống rocket được kéo bằng máy kéo.

Những chiếc xe cứu hỏa đã lần đầu xuất hiện trong lễ duyệt binh. Một số nhà phân tích cho rằng sự xuất hiện của chúng báo hiệu những thay đổi trong chính sách của Triều Tiên, theo hướng ôn hòa hơn. (KCNA)

TIN LIÊN QUAN
Triều Tiên hướng tới ngày kỷ niệm Quốc khánh 9/9, sẽ có hành động rầm rộ?

Nguy cơ chính quyền Bắc Ireland sụp đổ do bất đồng về Brexit

Ngày 9/9, đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) - đảng thân Anh lớn nhất của Bắc Ireland - đã đe dọa rút khỏi chính phủ chia sẻ quyền lực của vùng lãnh thổ này, trừ khi có những thay đổi lớn trong thời gian tới liên quan các điều khoản trong thỏa thuận Brexit giữa Anh với Liên minh châu Âu (EU).

Trong bài phát biểu tại Belfast, lãnh đạo DUP Jeffrey Donaldson đã yêu cầu dỡ bỏ hầu hết các rào cản thương mại mới giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh, đồng thời cam kết ngăn các biện pháp mới sẽ được thực hiện tại các cảng của vùng lãnh thổ này.

Ông nói: “Trong những tuần tới sẽ rõ liệu có cơ sở để Hội đồng lập pháp và cơ quan hành pháp (của Bắc Ireland) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hiện tại này hay không, hay liệu có cần phải tổ chức một cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp để làm mới sứ mệnh của chúng tôi hay không”. (Reuters)

Tin thế giới 8/9: Trung Quốc có ý gì khi nói về chính quyền mới của Taliban? Mỹ tính mổ xẻ tất tật 'vụ Afghanistan'? WHO cảnh báo đau đớn

Tin thế giới 8/9: Trung Quốc có ý gì khi nói về chính quyền mới của Taliban? Mỹ tính mổ xẻ tất tật 'vụ Afghanistan'? WHO cảnh báo đau đớn

Taliban công bố chính quyền mới ở Afghanistan và phản ứng quốc tế, quan hệ NATO-Trung Quốc, Nga-Mỹ, thỏa thuận hạt nhân Iran, Covid-19, bầu ...

Tin thế giới 7/9: EU đòi trừng phạt thành viên; Australia nói Trung Quốc 'mơ hồ có chủ ý'; Mỹ thề bắt Taliban phải tuân thủ điều này

Tin thế giới 7/9: EU đòi trừng phạt thành viên; Australia nói Trung Quốc 'mơ hồ có chủ ý'; Mỹ thề bắt Taliban phải tuân thủ điều này

Căng thẳng giữa EU với Ba Lan, Belarus, tình hình Afghanistan, Australia phản ứng về luật hàng hải sửa đổi gây tranh cãi của Trung ...

Đọc thêm

Văn khấn mùng 1 tháng 12 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 12 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 12 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 31/12/2024, Lịch vạn niên ngày 31 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 31/12/2024, Lịch vạn niên ngày 31 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 31/12. Lịch âm 31/12/2024? Âm lịch hôm nay 31/12. Lịch vạn niên 31/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 23-30/12.
Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại Việt Nam-Lào.
Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife diễn ra sáng ngày 1/1/2025 là năm thứ 3 giải chạy quốc tế uy tín này tổ chức và đã được cộng ...
Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động