Tin thế giới ngày 15/4: Trung Quốc ngừng tiếp nhận Boeing, Ukraine muốn gia hạn thiết quân luật, Israel đẩy mạnh giao tranh tại Gaza

Nhất Phong
Mỹ ưu tiên đạt thỏa thuận thương mại với 5 nước, Israel phản đối thành lập Nhà nước Palestine, Hàn-Mỹ tập trận không quân phô diễn sức mạnh, ra điều kiện về urani và vũ khí hạt nhân với Iran, Đại sứ Syria tại Moscow xin tị nạn ở Nga, Singapore giải tán quốc hội… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới ngày 15/4: Trung Quốc ngừng tiếp nhận Boeing, Ukraine muốn gia hạn thiết quân luật, Israel đẩy mạnh giao tranh tại Gaza
Hàn Quốc và Mỹ tập trận không quân chung phô diễn sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên, ngày 15/4.

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á-Thái Bình Dương

*Trung Quốc lên án Mỹ tấn công mạng, truy nã 3 đặc vụ: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 15/4 lên án Mỹ về các vụ tấn công mạng bị tình nghi diễn ra trong thời gian tổ chức Đại hội Thể thao mùa Đông châu Á hồi tháng 2/2025 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, đồng thời cho biết cảnh sát địa phương đã đưa 3 đặc vụ bị cáo buộc thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) vào danh sách truy nã.

Tin liên quan
Tin thế giới 14/4: Đức bất ngờ Tin thế giới 14/4: Đức bất ngờ 'quay xe' tuyên bố tin vui lớn với Ukraine, Iran khăng khăng nói 'không' một việc, kế hoạch của Chủ tịch Trung Quốc

Truyền thông nhà nước Trung Quốc xác định 3 đặc vụ bị cáo buộc là Katheryn Wilson, Robert Snelling và Stephen Johnson, đồng thời khẳng định Đại học California và Virginia Tech đã dính líu đến các vụ tấn công mạng có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Tân Hoa xã đưa tin 3 đặc vụ Mỹ đã tham gia các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào những công ty như Huawei.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh “sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh mạng” của Trung Quốc. (Kyodo)

*Hàn-Mỹ tập trận không quân phô diễn sức mạnh: Bộ Quốc phòng cho biết Hàn Quốc và Mỹ trong ngày 15/4 đã tiến hành tập trận không quân chung trên bán đảo Triều Tiên, với sự tham gia của ít nhất 1 máy bay ném bom B-1B của Mỹ, nhằm phô diễn sức mạnh đối phó các mối đe dọa quân sự tại khu vực.

Theo Bộ này, cuộc tập trận còn huy động các máy bay tiêm kích F-35A và F-16 của Hàn Quốc cùng F-16 của Mỹ, nhằm thể hiện năng lực của các đồng minh để đáp trả các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng.

Bộ Quốc phòng không nêu rõ địa điểm chính xác của cuộc tập trận hoặc số lượng máy bay ném bom B-1B được triển khai. (Yonhap)

*Nga mở rộng hợp tác năng lượng với Indonesia: Phó Thủ tướng Nga Denis Manturov ngày 15/4 tuyên bố Moscow nhận thấy tiềm năng mở rộng hợp tác năng lượng với Indonesia, bao gồm cả đầu tư chung trong lĩnh vực thăm dò, sản xuất và chế biến hydrocarbon.

Phát biểu bên lề cuộc họp lần thứ 13 của Ủy ban chung Nga - Indonesia về hợp tác thương mại, kinh tế và công nghệ, ông Manturov nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy tiềm năng tốt để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Chúng tôi muốn đề cập đến cả nguồn cung nhiên liệu hóa thạch ở Indonesia và đầu tư chung vào thăm dò địa chất, sản xuất và chế biến hydrocarbon”.

Cũng theo Phó Thủ tướng Manturov, các doanh nghiệp Nga sẵn sàng triển khai các dự án phát triển về an ninh thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thành phố thông minh tại Indonesia. (RIA Novosti)

*Trung Quốc ngừng tiếp nhận máy bay Boeing: Theo các nguồn thạo tin, Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không trong nước không tiếp nhận thêm các máy bay Boeing, động thái nằm trong khuôn khổ cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Các nguồn tin giấu tên này cho biết thêm, Bắc Kinh cũng yêu cầu các hãng hàng không Trung Quốc ngừng mua thiết bị và phụ tùng máy bay từ các công ty Mỹ. (Bloomberg News)

*Singapore giải tán quốc hội để chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử: Theo công báo chính phủ, Quốc hội Singapore đã được giải tán vào ngày 15/4 để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng 3 tháng tới.

Đây sẽ là thử thách bầu cử đầu tiên đối với Thủ tướng Lawrence Wong, người kế nhiệm vị thủ tướng lâu năm Lee Hsien Loong làm lãnh đạo đảng Hành động Nhân dân (PAP) hồi tháng 5/2024.

Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tác động tiêu cực đến quốc gia phụ thuộc vào thương mại này. (Reuters)

Châu Âu

*Ukraine kêu gọi EU tài trợ hệ thống phòng không tiên tiến: Ngày 14/4, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha trong bài phát biểu trực tuyến tại Hội đồng Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) ở Luxembourg cho biết Kiev đang phát triển hệ thống phòng không cấp chiến lược của riêng mình.

Nhà ngoại giao Ukraine đề xuất các quốc gia châu Âu đầu tư vào việc phát triển hệ thống phòng không của Kiev để đẩy nhanh quá trình triển khai. Vào tháng 11/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine, với sự hỗ trợ của các đối tác, có kế hoạch sản xuất hệ thống phòng không và tên lửa đạn đạo. Hôm 13/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov tuyên bố Vương quốc Anh sẽ tài trợ cho việc sản xuất vũ khí phòng không và tầm xa ở Ukraine. (AFP)

*Nhiều vụ nổ làm rung chuyển thành phố Kursk của Nga: Các kênh Telegram Baza SHOT - vốn thường đăng tải thông tin từ các nguồn trong cơ quan an ninh và thực thi pháp luật - đưa tin một loạt vụ nổ đã làm rung chuyển thành phố Kursk của Nga gần biên giới Ukraine vào rạng sáng 15/4.

Cả hai kênh Telegram đều cho biết các tòa nhà dân cư đã bị thiệt hại. Các kênh này đăng tải những bức ảnh được cho là một tòa nhà dân cư nhiều tầng bốc cháy trong đêm. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Nga-Mỹ đánh giá khác biệt về triển vọng hòa bình ở Ukraine

*Đại sứ Syria tại Moscow xin tị nạn ở Nga: Hãng thông tấn TASS ngày 14/4 dẫn lời một nguồn tin cho biết Đại sứ Syria tại Moscow Bashar Jaafari đã xin tị nạn ở Nga.

TASS không cung cấp thêm chi tiết về yêu cầu được cho là của ông Bashar Jaafari, người được bổ nhiệm làm Đại sứ Syria tại Nga vào năm 2022 sau 15 năm giữ vị trí đại diện thường trực của Syria tại Liên hợp quốc (LHQ).

Moscow đã ủng hộ Damascus từ những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh, công nhận nền độc lập của Syria vào năm 1944 khi nước này tìm cách thoát khỏi sự cai trị của thực dân Pháp. Syria cũng là nơi có hai căn cứ quân sự quan trọng của Nga - căn cứ không quân Hmeimim ở tỉnh Latakia và một cơ sở hải quân tại Tartous trên bờ biển. (Al Jazeera)

*Tổng thống Ukraine đệ trình dự luật gia hạn thiết quân luật: Theo các tài liệu được công bố trên trang web của Quốc hội Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đệ trình lên Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) các dự luật về gia hạn thiết quân luật và động viên quốc phòng thêm 90 ngày kể từ 9/5.

Chính quyền Ukraine đã cấm tổ chức bầu cử trong thời gian thiết quân luật. Đúng như dự kiến, Quốc hội sẽ sớm xem xét các dự luật này và Chủ tịch Quốc hội Ruslan Stefanchuk tuyên bố dự luật sẽ được thông qua.

Nhà lập pháp Yaroslav Zheleznyak cho biết thiết quân luật và động viên quốc phòng sẽ được gia hạn đến ngày 6/8/2025. Đây sẽ là cuộc bỏ phiếu thứ 15 về việc gia hạn chế độ này. (TASS)

*Pháp cảnh báo đáp trả việc Algeria trục xuất quan chức: Ngoại trưởng Pháp ngày 15/4 đã chỉ trích quyết định trục xuất 12 quan chức Pháp của Algeria và cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Paris và cựu thuộc địa Bắc Phi của nước này.

Ông Jean-Noel Barrot cho biết động thái này là "đáng tiếc" và cảnh báo nó "sẽ không không có hậu quả", đồng thời nói thêm rằng nếu "Algeria chọn leo thang, chúng tôi sẽ đáp trả với sự cứng rắn nhất". (AFP)

Trung Đông – châu Phi

*UAE nối lại các chuyến bay tới Syria: Hãng thông tấn WAM của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đưa tin Cơ quan Hàng không dân dụng tổng hợp UAE đã quyết định nối lại các chuyến bay tới Syria.

Theo báo cáo ngày 14/4, hai nước hiện đang phối hợp để hoàn tất các thủ tục nối lại chuyến bay. Các chuyến bay từ UAV tới Syria đã bị đình chỉ hơn một thập kỷ do tình trạng bất ổn tại nước này.

Hôm 13/4, ông Ahmed Sharaa, người đứng đầu chính quyền mới của Syria đã tới thăm UAE và hội đàm với Tổng thống UAE Mohamed bin Zayed Al Nahyan, người đã khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Syria trong giai đoạn chuyển tiếp. (Al Jazeera)

*Iran tuyên bố "lằn ranh đỏ" trong đàm phán với Mỹ: Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 15/4 tuyên bố năng lực quân sự của nước này là điều không thể thương lượng, trước thềm vòng đàm phán gián tiếp thứ 2 với Mỹ về chương trình hạt nhân.

Người phát ngôn Lực lượng Vệ binh Ali Mohammad Naini phát biểu: "An ninh quốc gia, phòng thủ và sức mạnh quân sự nằm trong những lằn ranh đỏ của Cộng hòa Hồi giáo Iran, không thể được đem ra thảo luận hay đàm phán trong bất kỳ hoàn cảnh nào".(Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran: Washington ra điều kiện, Tehran tuyên bố lằn ranh đỏ

*Mỹ đặt điều kiện với Iran về urani và vũ khí hạt nhân: Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Witkoff ngày 14/4 cho biết một thỏa thuận ngoại giao với Iran sẽ phụ thuộc vào việc làm rõ chi tiết về xác minh chương trình làm giàu urani và vũ khí của nước này.

Phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên chương trình Hannity của hãng Fox News, ông Witkoff nêu rõ: "Đây sẽ là vấn đề nhiều về xác minh chương trình làm giàu urani, và cuối cùng là xác minh về việc chế tạo vũ khí. Điều này bao gồm tên lửa, loại tên lửa mà Iran đã tích trữ ở đó, và bao gồm cả bộ phận kích nổ cho bom". (Reuters)

*Israel đẩy mạnh giao tranh tại Gaza: Ngày 14/4, quân đội Israel (IDF) cho biết, không quân nước này đã tấn công hơn 35 mục tiêu trên khắp Dải Gaza. Ở phía Bắc Gaza, Sư đoàn 252 của IDF đã chỉ đạo một cuộc không kích vào một nhóm các thành viên Hamas đang có kế hoạch phục kích các binh lính Israel. Trong khi đó, ở phía Nam Gaza, Sư đoàn Gaza đã xác định vị trí và phá hủy một đường hầm của Hamas.

IDF cho biết đường hầm này nằm tại trại Shaboura của Rafah, dài hàng trăm mét và sâu khoảng 20 mét, được sử dụng làm điểm gặp gỡ cho các chiến binh Hamas.

Cùng ngày, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo rằng Dải Gaza đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất trong 18 tháng qua, kể từ khi chiến tranh bắt đầu. (Al Jazeera)

*LHQ kêu gọi ngăn chặn chuyển vũ khí vào Sudan: Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 14/4 bày tỏ lo ngại về việc vũ khí và chiến binh tiếp tục được đưa vào Sudan, kéo dài cuộc nội chiến sắp bước sang năm thứ 3 tại quốc gia Bắc Phi này.

Trong một tuyên bố được đưa ra một ngày trước dịp đánh dấu 3 năm bắt đầu cuộc chiến giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) bán quân sự, ông Guterres phát biểu: "Việc hỗ trợ từ bên ngoài và dòng chảy vũ khí phải chấm dứt", nhưng không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào.

Đầu năm 2024, các chuyên gia LHQ được giao nhiệm vụ giám sát lệnh trừng phạt đối với Sudan đã báo cáo về các vi phạm lệnh cấm vận vũ khí, cho biết có một tuyến đường cung cấp vũ khí từ Abu Dhabi đến Darfur ở miền Tây Sudan, đi qua Chad. (AFP)

*Ngoại trưởng Iran chuẩn bị thăm Nga: Đại sứ quán Nga tại Iran đã xác nhận với hãng RIA Novosti về chuyến thăm của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Cộng hòa Hồi giáo Iran Abbas Araghchi tới Moscow vào cuối tuần này.

Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Ismail Baghaei cho biết tại họp báo tuần rằng Ngoại trưởng Iran sẽ có chuyến thăm tới thủ đô Nga vào cuối tuần, trong đó ông sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có các cuộc hội đàm giữa Tehran với Washington diễn ra tại Muscat vào ngày 12/4, hợp tác song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế.

Cuộc đàm phán gián tiếp giữa Ngoại trưởng Araghchi và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff đã diễn ra tại thủ đô Muscat của Oman vào ngày 12/4. Cả hai bên sau đó đánh giá đàm phán đã diễn ra tích cực và mang tính xây dựng, đồng thời thông báo rằng vòng đàm phán thứ 2 giữa Iran và Mỹ dự kiến được tổ chức vào ngày 19/4 tới. (Al Jazeera)

*Thủ tướng Israel phản đối thành lập Nhà nước Palestine: Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 15/4 tuyên bố việc thành lập Nhà nước Palestine sẽ là “phần thưởng lớn cho khủng bố”.

Theo thông báo từ văn phòng của ông Netanyahu, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhà lãnh đạo Israel đã bày tỏ “lập trường phản đối mạnh mẽ đối với việc thành lập Nhà nước Palestine, cho rằng đó sẽ là phần thưởng lớn cho khủng bố”.

Tổng thống Macron tái khẳng định sự cần thiết của lệnh ngừng bắn ở Gaza và giải giáp phong trào Hamas của Palestine. (Al Jazeera)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Mỹ đặt điều kiện với Iran về urani và vũ khí hạt nhân: Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Witkoff ngày 14/4 cho biết một thỏa thuận ngoại giao với Iran sẽ phụ thuộc vào việc làm rõ chi tiết về xác minh chương trình làm giàu urani và vũ khí của nước này.

Phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên chương trình Hannity của hãng Fox News, ông Witkoff nêu rõ: "Đây sẽ là vấn đề nhiều về xác minh chương trình làm giàu urani, và cuối cùng là xác minh về việc chế tạo vũ khí. Điều này bao gồm tên lửa, loại tên lửa mà Iran đã tích trữ ở đó, và bao gồm cả bộ phận kích nổ cho bom". (Reuters)

*Haiti thông qua "ngân sách thời chiến": Hội đồng Tổng thống lâm thời Haiti ngày 14/4 đã thông qua một "ngân sách thời chiến" đặc biệt để đối phó với tình trạng mà họ gọi là khẩn cấp về an ninh và xã hội khi các băng đảng vũ trang đã kiểm soát gần như toàn bộ thủ đô và các khu vực lân cận.

Theo thông báo của Hội đồng, ngân sách 36 tỷ gourde (275,86 triệu USD) sẽ được sử dụng để tăng cường lực lượng an ninh, bảo vệ biên giới và hỗ trợ các chương trình xã hội. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị thượng đỉnh CELAC: Mỹ Latinh và Caribbean đề cao đoàn kết giữa thách thức, chuẩn bị ứng cử viên cho vị trí Tổng thư ký LHQ

*Mỹ ưu tiên đạt thỏa thuận thương mại với 5 nước: Tờ Wall Street Journal ngày 14/4 đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đang ưu tiên đạt được các thỏa thuận thương mại mới với Hàn Quốc, Anh, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản vì các nước này đang tìm cách điều hướng danh sách ngày càng dài các mức thuế quan mới do Tổng thống Donald Trump công bố.

Tờ báo trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết các quốc gia trên nằm trong danh sách ưu tiên của Bộ trưởng Bessent và ông đã liên lạc với các quan chức đến từ các đối tác thương mại đó.

Hôm 2/4, Tổng thống Trump đã công bố mức thuế quan "có đi có lại", bao gồm mức thuế 25% đối với Hàn Quốc. Nhưng một tuần sau, ông đã tạm dừng 90 ngày đối với mức thuế quan mới đối với gần 60 quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc, và áp dụng mức thuế cơ sở 10% đối với các nước này. (WSJ)

*Chiến lược thúc đẩy sản xuất quốc phòng mới của Canada: Ngày 14/4, Thủ tướng Canada Mark Carney đã công bố một chiến lược mới nhằm củng cố an ninh và năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng trong nước để ứng phó với các mối đe dọa toàn cầu ngày càng gia tăng đối với chủ quyền của Canada.

Chiến lược mới của ông Carney bao gồm việc thành lập BOREALIS (Cục Nghiên cứu, Kỹ thuật và Lãnh đạo về Đổi mới và Khoa học). Sáng kiến này là nhằm thúc đẩy nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và các công nghệ quan trọng thiết yếu trong việc bảo vệ chủ quyền của Canada.

Ông Carney cho rằng một yếu tố quan trọng khác của cách tiếp cận chiến lược sẽ thúc đẩy sản xuất quốc phòng trong nước của Canada và thúc đẩy sự tham gia của quốc gia này vào kế hoạch tái vũ trang châu Âu (ReArm Europe).(AFP)

Chiến tranh thương mại leo thang: Tài sản của Trung Quốc ở nước ngoài 'khó thở'

Chiến tranh thương mại leo thang: Tài sản của Trung Quốc ở nước ngoài 'khó thở'

Ông Yu Yongding, nguyên cố vấn ngân hàng trung ương, cho biết các khoản nắm giữ nước ngoài của Bắc Kinh có thể trở thành ...

Tổng thống Ukraine nêu viễn cảnh đen tối khi thiếu 'chiếc ô' của Mỹ, Nga phản ứng gắt vì quyết định của Đức

Tổng thống Ukraine nêu viễn cảnh đen tối khi thiếu 'chiếc ô' của Mỹ, Nga phản ứng gắt vì quyết định của Đức

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không loại trừ khả năng nước này sẽ có thêm tổn thất trong trường hợp chính quyền Kiev mất đi ...

Nga-Mỹ đánh giá khác biệt về triển vọng hòa bình ở Ukraine

Nga-Mỹ đánh giá khác biệt về triển vọng hòa bình ở Ukraine

Trong khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng không dễ đạt được nhất trí với Washington về các phần quan trọng của một thỏa ...

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác an ninh biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông cũng ...

Philippines điều chỉnh nhân sự quan trọng, mua thêm 5 tàu của Nhật Bản, khẳng định lập trường 'cứng' trước Trung Quốc tại Biển Đông

Philippines điều chỉnh nhân sự quan trọng, mua thêm 5 tàu của Nhật Bản, khẳng định lập trường 'cứng' trước Trung Quốc tại Biển Đông

Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng gay gắt, Manila liên tục có các động thái mới ...

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 29/4: Triều Tiên xác nhận điều quân hỗ trợ Nga, Mexico 'không khuất phục' trước Mỹ, Ấn Độ 'tậu' 26 tiêm kích Pháp

Điểm tin thế giới sáng 29/4: Triều Tiên xác nhận điều quân hỗ trợ Nga, Mexico 'không khuất phục' trước Mỹ, Ấn Độ 'tậu' 26 tiêm kích Pháp

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/4.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2025: Tuổi Thân tài lộc bấp bênh

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2025: Tuổi Thân tài lộc bấp bênh

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 29/4/2025: Cự Giải tràn ngập hạnh phúc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 29/4/2025: Cự Giải tràn ngập hạnh phúc

Tử vi hôm nay 29/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 29/4/2025, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2025? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Cách gỡ cài đặt Zalo trên máy tính hoàn toàn dễ dàng nhất

Cách gỡ cài đặt Zalo trên máy tính hoàn toàn dễ dàng nhất

Gỡ cài đặt Zalo trên máy tính là một thao tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện triệt để. Bài viết hôm nay sẽ hướng ...
Việt Nam luôn coi Cuba là đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu

Việt Nam luôn coi Cuba là đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu

Phó Chủ tịch nước Cuba Salvador Valdes Mesa ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam sau 50 năm giải phóng, thống nhất đất nước.
Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB: Những câu hỏi về sự bất ổn và bất định

Hội nghị mùa Xuân của IMF và WB năm nay chứng kiến bức tranh xám màu của kinh tế thế giới, trước áp lực từ thuế quan Mỹ.
Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Nga-Iran: Bắt tay vượt khó

Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện trong 20 năm được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Nga và Iran trong bối cảnh hiện nay.
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách

Bất ngờ chiến lược đang nổi lên như một trong những vấn đề then chốt trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt trong bối cảnh trật tự thế giới đang trải qua biến ...
Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Lời giải khó cho bài toán hạt nhân Iran

Cuộc gặp đầu tiên sau nhiều năm giữa Mỹ và Iran tại Oman bàn về thỏa thuận hạt nhân cho dù chưa như kỳ vọng, nhưng cho thấy thiện chí...
Tín hiệu mới từ Damascus

Tín hiệu mới từ Damascus

Những hoạt động ngoại giao dồn dập cho thấy quyết tâm của Damascus mới trong việc “phá băng” quan hệ với khu vực.
Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Thủ tướng Israel thăm Mỹ: Nhiều kỳ vọng, ít kết quả

Tờ Times of Israel đánh giá chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không mang lại nhiều kết quả tích cực như kỳ vọng.
Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y: Đằng sau cánh cửa Nhà nguyện đóng kín để tìm kiếm tân Giáo hoàng

Mật nghị Hồng y là các cuộc họp và bỏ phiếu kín của các Hồng y để bầu ra nhà lãnh đạo mới của Giáo hội Công giáo, hay còn gọi là Giáo hoàng.
Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Cách mạng thực phẩm xanh: Kinh nghiệm từ những nhà tiên phong

Từ chiến lược quốc gia đến việc thay đổi trong nông nghiệp, tiêu dùng... một số nước đang đi đầu trong việc chuyển đổi xanh trong hệ thống thực phẩm.
Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh: Chìa khóa cho tương lai bền vững

Năng lượng xanh là giải pháp sạch thay thế các nguồn truyền thống, giúp giảm phát thải và hướng tới tương lai bền vững.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Bàn về khả năng răn đe hạt nhân của Hoa Kỳ

Trong bài viết đăng trên tạp chí Asiatimes với tiêu đề" Sự suy yếu của khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ", tác giả Gabriel Honrada cho rằng, bị kẹt giữa vũ khí cũ ...
Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Hành trình trở lại Việt Nam tìm sự bình yên của những cựu binh Mỹ

Năm mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, một nhóm cựu chiến binh Mỹ đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi kéo dài hai tuần bằng xe buýt. Họ từng đến đây ...
Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

Truyền thông Lào đề cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường đến Lào.
Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Truyền thông Ấn Độ: Việt Nam đang trở thành tâm điểm đối thoại của thế giới về tăng trưởng xanh

Việc đăng cai Hội nghị thượng đỉnh P4G 2025 là bước đi chiến lược mang tính kịp thời và có ý nghĩa quan trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Phiên bản di động