Tin tức ASEAN buổi sáng 24/8: Cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ, ASEAN và Trung Quốc nối lại đàm phán Biển Đông

Quang Đào
TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19, ASEAN trước cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày hôm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 21/8: ASEAN mở đường cho Ấn Độ học hỏi, xuất khẩu Australia hướng tới Đông Nam Á
Tin tức ASEAN buổi sáng 20/8: Gần 7.000 ca nhiễm Covid-19 mới; Indonesia chú trọng các dự án hạ tầng thúc đẩy kinh tế
0600-vna-potal-covid-19-philippines-noi-long-lenh-phong-toa-tai-thu-do-manila-4971048
Người dân đeo khẩu trang và tấm chắn nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 khi mua sắm tại một khu chợ ở Manila, Philippines ngày 16/8. (Nguồn: THX)

Tình hình Covid-19 tại ASEAN

Tính tới rạng sáng ngày 24/8, ASEAN có tổng số nhiễm Covid-19 trên 414.059 ca, trong khi tổng số ca tử vong là 9.924 người. Trong đó, ASEAN ghi nhận thêm 4.475 ca mắc mới và 119 ca tử vong trong ngày.

Sau 5 ngày liên tiếp ghi nhận ca nhiễm mới ở mức trên 4.000 ca, ngày 23/8, Philippines chứng kiến số ca nhiễm mới giảm mạnh xuống 2.352 ca, trong khi tổng ca tử vong ở nước này đã lên tới gần 3.000 người. Tuy nhiên với tổng cộng gần 190.000 ca nhiễm, Philippines vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất Đông Nam Á.

Trước đại dịch, Philippines là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, nhưng đã rơi vào thời kỳ suy thoái đầu tiên trong vòng 29 năm qua, với mức giảm kỷ lục trong quý 2/2020 do các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch.

Tại Indonesia, số liệu từ Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 nước này cho thấy đã ghi nhận thêm 2.037 ca mới, nâng tổng số ca lên 153.535 ca. Ngoài ra, Indonesia cũng thông báo có thêm 86 ca tử vong, nâng tổng số lên 6.680 ca, cao nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan đang thận trọng xem xét các kế hoạch tái mở cửa các đường biên giới trong bối cảnh các biện pháp kiểm soát đang ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, với các du khách quốc tế chiếm khoảng 2/3 doanh thu. Trong đó, Thái Lan có thể cho phép những du khách quốc tế đầu tiên quay trở lại nước này từ đầu tháng 10/2020. Du khách từ những quốc gia có số ca nhiễm hạn chế có thể sẽ được yêu cầu đeo vòng tay định vị GPS cũng như cần cách ly tại khách sạn trong 14 ngày đầu tiên.

Trong khi đó, Malaysia thông báo thêm 10 ca mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 9.267 ca. Trong số các ca mới nhiễm có 8 ca là nhập cảnh và 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cũng có thêm 10 ca bình phục và xuất viện, nâng tổng số ca khỏi bệnh lên 8.959 ca, chiếm 96,7% số ca nhiễm.

Tại Singapore, giới chức nước này ngày 23/8 ghi nhận 87 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 lên 56.353 người. Trước đó một chùm lây nhiễm mới lại được phát hiện tại khu ký túc xá công nhân lớn nhất Singapore, khoảng 1 tháng sau khi nơi đây được công bố là "sạch" virus SARS-CoV-2.

Tại Việt Nam, Bản tin 6h sáng ngày 24/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Việt Nam vẫn có 1016 bệnh nhân.

(TGVN/TTXVN)

ASEAN và cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ

Mặc dù số lượng các ca nhiễm Covid-19 hiện vẫn tiếp tục tăng ở mức đáng báo động, nhiều quốc gia trong khu vực vẫn đang tìm các cân bằng việc ngăn chặn sự lây nhiễm của virus và phục hồi kinh tế bằng các sáng kiến thương mại, do chính phủ các nước không có khả năng kéo dài các biện pháp kích thích kinh tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, khả năng cao khu vực Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn hơn nhiều. Những năm vừa qua, nền kinh tế khu vực này phụ thuộc lớn vào toàn cầu hóa - dòng vốn đầu tư và khách du lịch quốc tế. Đồng thời, "sức khoẻ" tài chính nhiều quốc gia hiện được đánh giá là tương đối "yếu".

Tại sự kiện do Trung tâm ASEAN-Nhật Bản tổ chức vào tuần vừa qua, Tổng thư ký ASEAN, ông Lim Jock Hoi khẳng định: "ASEAN đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng không giống bất cứ khu vực nào trên thế giới".

Các quốc gia đang đối mặt với những mối đe dọa khác nhau. Indonesia và Philippines liên tục ghi nhận hàng nghìn ca bệnh mỗi ngày. Việt Nam là một trong số ít những quốc gia đã thành công trong cuộc chiến chống đại dịch. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đấu tranh với làn sóng dịch bệnh bất ngờ từ tháng trước.

Chính vì lẽ đó, các chuyên gia đánh giá rằng, viễn cảnh kinh tế khối ASEAN hiện vẫn chưa rõ ràng. Căng thẳng leo thang giữa hai trong số các đối tác kinh tế lớn nhất của khu vực là Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi kinh tế các nước Đông Nam Á.

(Nikkei)

van-de-bien-dong-ngoai-truong-my-indonesia-thao-luan-muc-tieu-chung-philippines-lai-co-tuyen-bo-moi

Trung Quốc và ASEAN lên kế hoạch tổ chức đàm phán Biển Đông

Ba tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố lập trường mới của Mỹ về Biển Đông, Bắc Kinh đã kêu gọi các nhà ngoại giao từ 10 quốc gia ASEAN cùng họp mặt để bày tỏ về nguy cơ gia tăng xung đột trên vùng biển này.

Một số nhà ngoại giao ở ASEAN cho rằng, Bắc Kinh đã thể hiện thiện chí hơn bằng cách kêu gọi thảo luận về các cách giải quyết tranh chấp Biển Đông, một vấn đề mà Trung Quốc đang cố gắng gạt sang một bên để thay vào đó, tập trung vào hợp tác kinh tế song phương.

Trong cuộc gặp ở Bắc Kinh vào đầu tháng 8, một quan chức Trung Quốc phụ trách các vấn đề biên giới và hàng hải bày tỏ lo ngại của Bắc Kinh về “rủi ro cao” từ các hoạt động quân sự của “các nước ngoài khu vực”, câu nói mà Trung Quốc thường sử dụng khi thảo luận về vai trò của Mỹ ở châu Á.

Ngoài ra, ngày 20/8 vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi rằng, Trung Quốc đã sẵn sàng hợp tác với ASEAN để đảm bảo đưa ra Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông trước thời hạn.

Các chuyên gia khu vực tin rằng, việc ra được COC là cực kỳ quan trọng, trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường sự hiện diện tại khu vực và căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN vẫn ngày một tăng.

(SCMP)

Những thách thức về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á

ASEAN đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đảm bảo 23% năng lượng được dùng tại khu vực đến từ nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2025, vì nhu cầu năng lượng trong khu vực dự kiến sẽ tăng 50%.

Với việc chi phí sản xuất năng lượng tái tạo như gió và quang điện mặt trời đang giảm nhanh chóng, Đông Nam Á đang có cơ hội vàng để đáp ứng nhu cầu điện to lớn của mình một cách hiệu quả và bền vững.

Nhu cầu năng lượng gia tăng và động lực cung - cầu thay đổi đang tạo ra những thách thức mới và khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách của khu vực. Bất chấp những cơ hội hiện có do các chính sách phù hợp tạo ra, một số thách thức đòi hỏi phải có cách tiếp cận trên phạm vi toàn khu vực.

Trong đó có một số vấn đề chính bao gồm, việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực không hề rẻ và nhiều quốc gia không thể gồng gánh được khoản phí khổng lồ đó. Ngoài ra, điều kiện địa lý và kỹ thuật là một số thách thức mà các nhà phát triển dự án năng lượng tái tạo trong khu vực phải đối mặt.

Việc sử dụng đất hợp lý và tác động đến môi trường sau này cũng là mối quan tâm lớn. Cuối cùng, sự thiếu nhận thức và sự thiếu ủng hộ của cộng đồng cũng góp phần vào những thách thức mà các quốc gia thành viên ASEAN phải đối mặt khi phát triển năng lượng tái tạo trong khu vực.

(ASEAN Post)

Tăng cường quan hệ Việt Nam-Ukraine trong xu thế thúc đẩy quan hệ Ukraine-ASEAN

Tăng cường quan hệ Việt Nam-Ukraine trong xu thế thúc đẩy quan hệ Ukraine-ASEAN

TGVN. Cuối tuần qua, trong khuôn khổ tham dự các hoạt động tại tỉnh Kherson do Bộ Ngoại giao Ukraine tổ chức cho Trưởng phái ...

Mỹ hết thời 'mật ngọt' trong chính sách với Trung Quốc ở Biển Đông, hàm ý nào cho ASEAN?

Mỹ hết thời 'mật ngọt' trong chính sách với Trung Quốc ở Biển Đông, hàm ý nào cho ASEAN?

TGVN. Mỹ thay đổi cách tiếp cận đối với các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông là do các chiến thuật gây hấn ...

Việt Nam chủ trì đối thoại giữa ASEAN và Chủ tịch Khóa 75 Đại hội đồng LHQ

Việt Nam chủ trì đối thoại giữa ASEAN và Chủ tịch Khóa 75 Đại hội đồng LHQ

TGVN. Mục đích cuộc họp nhằm trao đổi về các ưu tiên của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ trong khoá 75 và các biện ...

Quang Đào

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động