Tinh gọn tổ chức bộ máy: Còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc Trung ương

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết 18, yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Nguồn: nhandan.vn)
Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Nguồn: nhandan.vn)

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra trong hai ngày 23 và 24/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị về Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Bộ Chính trị xác định sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là một cuộc cách mạng. Vì vậy, Trung ương yêu cầu các bộ, ban, ngành, đơn vị, địa phương phải có quyết tâm chính trị rất cao, thực hiện đồng bộ các biện pháp trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được sau 7 năm thực hiện Nghị quyết, nhất là những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm được Ban Chỉ đạo Trung ương về Tổng kết Nghị quyết 18 rút ra, để đẩy mạnh cuộc cách mạng này nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước và đòi hỏi của nhân dân trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan khẩn trương thể chế hóa để triển khai việc sắp xếp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ cùng với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thành trong quý I/2025.

Liên quan đến bộ máy Chính phủ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết 18, yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18. Chính phủ thực hiện theo nguyên tắc tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, thực hiện và chịu trách nhiệm chính, bảo đảm không chồng chéo, giao thoa, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Phiên họp lần thứ 7 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Nguồn: TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại Phiên họp lần thứ 7 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Nguồn: TTXVN)

“Mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định nhằm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân, tăng cường sự quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.

Theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy đã được Trung ương xem xét, thống nhất, Chính phủ không duy trì mô hình tổng cục và tổ chức tương đương thuộc bộ, ngành. Đối với cục, vụ thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước. Sắp xếp, kiện toàn các cục, vụ có nhiệm vụ liên thông, gắn kết thành một đầu mối; cơ bản không còn phòng trong vụ.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ duy trì các đơn vị thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước gắn với sắp xếp tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn và đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định.

Đối với cấp phó của người đứng đầu các bộ, ngành, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu ở đơn vị mới sau khi sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ.

Trước mắt, Chính phủ cho phép sau khi sắp xếp, số lượng cấp phó có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó đúng theo quy định chung trong thời hạn 5 năm.

Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, ngành, tương ứng 22,7%), gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nội vụ; Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Có 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan, tương ứng 37,5%), gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

Tổ chức bên trong của các bộ, ngành (chưa tính số liệu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) giảm 13/13 tổng cục và tương đương (giảm 100%), 519 cục và tổ chức tương đương (tương ứng giảm 77,6%, gồm 60 cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; 459 cục và tương đương thuộc tổng cục), 219 vụ và tổ chức tương đương (tương ứng giảm 54,1%, gồm 121 vụ và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 98 vụ và tương đương thuộc tổng cục).

Cùng với đó, giảm 3.303 chi cục và tương đương (tương ứng giảm 91,7%), sau khi sắp xếp còn 299 chi cục. Giảm 203 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó giảm 79 đơn vị trong cơ cấu tổ chức tại nghị định của Chính phủ (giảm 38%).

Số nhân sự cấp trưởng cũng giảm tương ứng với số đầu mối đã giảm, gồm giảm 5 bộ trưởng, 3 thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, 13 tổng cục trưởng, 519 cục trưởng, 219 vụ trưởng và 3.303 chi cục trưởng…

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, 63 địa phương đã hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm tương đồng với việc sắp xếp các bộ, ngành ở Trung ương.

Tinh gọn bộ máy - 'Miền đất hứa' của người tài

Tinh gọn bộ máy - 'Miền đất hứa' của người tài

Tinh gọn bộ máy là một xu hướng không thể thiếu trong kỷ nguyên số hiện nay. Đây là cơ hội vàng để những người ...

Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người ...

Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ GD&ĐT chuẩn bị triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Năm 2025, Bộ GD&ĐT triển khai một số việc trọng tâm, trong đó có việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành

Hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của bộ, ngành

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị ...

Chi bộ Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Đảng bộ Bộ Ngoại giao tổ chức Đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2027

Chi bộ Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Đảng bộ Bộ Ngoại giao tổ chức Đại hội điểm nhiệm kỳ 2025-2027

Hòa chung không khí toàn Đảng hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV, Đảng bộ Bộ Ngoại giao triển khai đại ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/3/2025: Tuổi Tuất tình cảm ngọt ngào

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/3/2025: Tuổi Tuất tình cảm ngọt ngào

Xem tử vi 26/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/3/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 26/3/2025, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 3 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 26/3/2025, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 3 năm 2025

Lịch âm 26/3. Lịch âm hôm nay 26/3/2025? Âm lịch hôm nay 26/3. Lịch vạn niên 26/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 26/3/2025: Song Tử có vận may tài lộc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 26/3/2025: Song Tử có vận may tài lộc

Tử vi hôm nay 26/3/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Năm Du lịch quốc gia 2025: Đưa Huế trở thành tâm điểm du lịch, văn hóa của Việt Nam và khu vực

Năm Du lịch quốc gia 2025: Đưa Huế trở thành tâm điểm du lịch, văn hóa của Việt Nam và khu vực

Tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề 'Huế - Kinh đô xưa, ...
Điện chia buồn nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon qua đời

Điện chia buồn nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon qua đời

Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chia buồn khi được tin nguyên Toàn quyền Quần đảo Solomon David Vunagi qua đời.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình gặp Thủ hiến bang Hessen, Đức

Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, Việt Nam coi trọng làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Đức nói chung và với bang Hessen nói ...
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Quyết định tái vũ trang châu Âu cho thấy thay đổi trong chính sách an ninh của khối giữa thời điểm quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang xuất hiện nhiều rạn nứt...
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Phiên bản di động