Tình hình Myanmar: Hết tiền!

Minh Anh
Nếu cần tiền mặt ở Myanmar, bạn phải dậy rất sớm. Người ta xếp hàng bên ngoài các ngân hàng từ 4h sáng. Nhưng chỉ khoảng 15 hoặc 30 khách hàng đầu tiên nhận được một tích kê bằng nhựa, cho phép họ được vào ngân hàng khi nó chính thức mở cửa lúc 9h30 chỉ để rút tiền mặt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tình hình Myanmar : Kinh tế rối ren, tiền mặt cạn kiệt, hàng hóa khan hiếm
Dòng người xếp hàng dài chờ rút tiền mặt tại cây rút tiền của CB Bank ở thủ đô Yangon, Myanmar. (Nguồn: Reuters)

Nếu không nhận được chiếc tích kê đó, bạn có thể phải xếp hàng hàng giờ cho một vài máy rút tiền ít ỏi đang hoạt động bên ngoài, hoặc đến các nhà môi giới chợ đen - những người sẽ đòi một khoản hoa hồng với "mức phí cắt cổ".

Cuộc khủng hoảng tiền mặt

Cuộc khủng hoảng tiền mặt giờ đây là một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với người dân Myanmar, sau cuộc chính biến quân sự ngày 1/2.

Các ngân hàng đều thiếu tiền mặt. Ngân hàng Trung ương hiện được điều hành bởi một người do chính quyền quân sự bổ nhiệm, hiện chưa giải ngân lượng tài sản dự trữ mà họ đang nắm giữ của các ngân hàng tư nhân, mà không đưa ra bất kỳ lý do nào.

Ngay chính các ngân hàng này cũng đã bị đóng cửa hoặc mở cửa không liên tục do nhiều nhân viên đình công để phản đối cuộc chính biến. Trong khi đó, việc mất mạng internet khiến các giao dịch trực tuyến trở nên khó khăn và việc chuyển khoản quốc tế phần lớn đã ngừng hoạt động.

Tình hình kinh tế rối ren đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với người dân và các doanh nghiệp nhỏ Myanmar, khi họ phải cố gắng gượng, vùng vẫy trong một nền kinh tế đang xấu đi nhanh chóng, trong đó, có sự sụp đổ của ngành du lịch - một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế Đông Nam Á này. Đồng nội tệ Kyat của Myanmar đã giảm khoảng 20% giá trị kể từ cuộc chính biến.

Hnin Hnin, một nữ doanh nhân trẻ chuyên cung cấp dầu gội đầu và ga trải giường cho các khách sạn cao cấp chia sẻ, “rất khó để vận hành một doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Các nhà giao dịch hiện không chấp nhận chuyển khoản ngân hàng. Họ đều yêu cầu tiền mặt. Vì vậy, chúng tôi thực sự khan hiếm tiền mặt”.

Đó là lý do mà nữ doanh nhân này buộc phải trở thành một trong số hàng nghìn người xếp hàng hàng ngày trước một vài máy rút tiền ít ỏi còn đang hoạt động ở các thành phố lớn. Cô cho biết, một số người đã kết hợp với nhau thành nhóm khoảng năm người, như vậy, một người có thể lấy tiền cho cả nhóm.

Là người chuyên nhập khẩu hàng để phân phối trong nước, cô cũng buộc phải tìm cách thanh toán cho các nhà cung cấp của mình ở nước ngoài, bằng cách thực hiện một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với một đối tác có tài khoản ở Thái Lan. Theo thỏa thuận, đối tác cấp cho Hnin Hnin quyền truy cập vào tài khoản đồng Baht Thái của họ, để cô có thể sử dụng để thanh toán cho các nhà cung cấp ở Thái Lan và Hnin Hnin sẽ trả lại đối tác bằng các tờ tiền Kyat tại Myanmar.

Ngân hàng Trung ương và quân đội hiện không trả lời bất cứ câu hỏi nào do truyền thông yêu cầu về vấn đề này. Reuters cũng đã gửi câu hỏi tới 4 ngân hàng tư nhân lớn nhất của Myanmar, bao gồm Kanbawza Bank và CB Bank, nhưng đều nhận được lời từ chối.

Hiện tại, gần như không thể có được USD hoặc các loại ngoại tệ khác tại các trung tâm trao đổi thông thường ở Yangon. Thị trường giao dịch chợ đen có nhận thực hiện chuyển đổi trực tuyến nhiều loại tiền tệ khác nhau, nhưng mọi giao dịch đều phải cộng thêm khoản hoa hồng lên đến 10%.

Trước cuộc chính biến, các ngân hàng tư nhân Myanmar cũng đã gặp không ít khó khăn, trong đó có một phần do thói quen cho vay tiền đối với những khách hàng có mối quan hệ tốt – nhưng thường không trả nợ đúng hẹn. Đây là chia sẻ của ít nhất 4 quản lý ngân hàng, trong đó có cả Phó Thống đốc ngân hàng trung ương vào năm 2017.

Hệ thống ngân hàng tư nhân cũng gặp bế tắc với các khoản thế chấp bằng bất động sản ở Yangon - nơi giá nhà đất đã sụt giảm kể từ sau cuộc chính biến.

“Giờ đây, hệ quả của chính biến và các cuộc biểu tình là không còn hệ thống ngân hàng chức năng trong nền kinh tế", đó là nhận định toàn cảnh về tình hình tài chính Myanmar hiện nay của Richard Horsey – một nhà phân tích chính trị độc lập.

Theo vị chuyên gia này, hiện có 3 vấn đề lớn đối với hệ thống tài chính tiền tệ Myamar. Thứ nhất, là những vấn đề vốn đã tồn tại lâu nay đối với các ngân hàng, nay sẽ càng khó giải quyết hơn bao giờ hết. Thứ hai, tác động từ cuộc chính biến đã tạo ra một điểm dừng ảo đối với nền kinh tế mà các nhà lãnh đạo hiện tại chưa thể có bất kỳ khả năng nào để quản lý hoặc củng cố tình hình. Và sau cùng, chính là cuộc đình công trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong khi đó, mọi người hiện chỉ mong mỏi sớm rút được tiền mặt để mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Ngoài ra, họ còn lo sợ hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Giá tăng 25% và tỷ lệ người nghèo tăng gấp đôi

Một số chuyên gia cho biết, cuộc khủng hoảng tiền mặt chỉ là dấu hiệu tức thời cho thấy nhiều vấn đề kinh tế sâu sắc hơn mà Myanmar đang phải đối mặt. Công ty nghiên cứu tài chính Fitch Solutions hồi tháng 4 dự báo, GDP của Myanmar sẽ giảm 20% vào năm 2021.

Còn Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hồi tháng trước phân tích, Myanmar sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế do tác động tổng hợp của cả đại dịch Covid-19 và cuộc chính biến. Do đó, trường hợp xấu nhất là có thể khiến gần một nửa trong tổng dân số 54 triệu người của đất nước này rơi vào cảnh nghèo đói, so với khoảng 1/4 vào năm 2017.

Cũng với những dự liệu đó, trong báo cáo của UNDP có đoạn, “nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn, tỷ lệ người nghèo có thể tăng gấp đôi vào đầu năm 2022. Khi đó, cú sốc từ cuộc khủng hoảng sẽ dẫn đến thiệt hại đáng kể về tiền lương và thu nhập, đặc biệt là nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ, giảm khả năng tiếp cận thực phẩm, cũng như các dịch vụ cơ bản và bảo trợ xã hội".

Trong khi đó, trong một phân tích được công bố vào tháng 4/2021, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cho biết, sẽ có hàng triệu người đói trong những tháng tới.

Trên thực tế, một số nhân viên ngân hàng đã quay trở lại tiếp tục công việc trong vài tuần qua, nhưng các nhà phân tích tài chính cho rằng, tình trạng thiếu tiền mặt không thể giảm ngay lập tức.

Tại Yangon, thủ đô thương mại của đất nước, một nhà kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như trứng và dầu ăn chia sẻ, các sản phẩm này và nhiều mặt hàng nông sản khác bắt đầu trở nên khan hiếm đáng kể, thậm chí không còn đủ để cung cấp, tình hình buộc cô ấy phải tăng giá lên 25%.

Trong khi đó, một số nhà kinh tế Myanmar cho biết, họ khá lo lắng về việc, nông dân sẽ không có khả năng tiếp cận hạt giống hoặc tín dụng trước mùa gieo trồng, vào khoảng tháng 6 tới. Hiện mùa vụ đã bị chậm và chắc chắn các tác động sẽ rất lớn trong vụ thu hoạch tới. Các nhà cung cấp đậu và chủ trang trại gà thậm chí không chắc liệu họ có thể bắt đầu một chu kỳ chăn nuôi mới hay không.

Một nhà kinh doanh lớn chuyên bao thầu lúa gạo từ hàng trăm nông dân Myanmar tiết lộ với Reuters, hiện anh ấy không có tiền mặt để mua gạo từ nông dân, điều này cũng đồng nghĩa nông dân không có tiền để mua công cụ sản xuất hoặc trả nhân công sản xuất. Thiếu tiền đã tạo ra một vòng luẩn quẩn bế tắc trong chính nền kinh tế.

Thậm chí, việc đóng cửa các chi nhánh ngân hàng trong hai tháng đầu tiên sau cuộc chính biến đã giảm được nguy cơ người dân đổ xô rút tiền tiết kiệm. Giám đốc một ngân hàng nói không dám nghĩ tới những trường hợp xấu nhất nếu các ngân hàng mở cửa, “thật là một điều tốt khi các chi nhánh vẫn chưa mở cửa hết".

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 21/5: Dải Gaza chính thức lặng tiếng súng; Nga tiếp tục ‘làm căng’ với phương Tây; Trung Quốc 'hết cửa' đầu tư với EU
Tình hình Myanmar: Chính quyền quân sự chuẩn bị giải tán đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi
Tình hình Myanmar: Nhật Bản dọa phong tỏa mọi viện trợ, Thái Lan định gửi thư cảnh báo quân đội
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (14-20/5): WEF bất ngờ hoãn Hội nghị thường niên, Trung Quốc nóng lòng muốn gia nhập CPTPP?
Tình hình Myanmar: Bước thụt lùi về kinh tế và rủi ro được báo trước
(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Chính biến Myanmar

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động