Hàng nghìn người đã vượt biên sang Nam Sudan, quốc gia vốn cũng đang có tơi 2/3 dân số cần hỗ trợ nhân đạo, kể từ khi xung đột ở Sudan nổ ra. (Nguồn: WFP) |
Theo bà Tetteh, xung đột ở Sudan, diễn ra từ ngày 15/4 giữa Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), đang đặt ra rủi ro cho tiến trình giải quyết khúc mắc trong quan hệ giữa Sudan và Nam Sudan, vốn đang có nhiều bước tiến.
Bà Tetteh cho biết, chính phủ Nam Sudan cũng lo ngại về những hậu quả của xung đột ở quốc gia láng giềng đối với ổn định và an ninh của đất nước.
Tình hình bất ổn ở Sudan khiến khả năng có hơn 200.000 người tị nạn Nam Sudan tại Sudan trở về quê hương, vốn cũng đang có tới 2/3 dân số cần hỗ trợ nhân đạo.
Bên cạnh đó, do chính quyền Sudan hiện không có khả năng bảo vệ hiệu quả biên giới nên tình hình mất an ninh ở nơi ráp gianh giữa Sudan và Nam Sudan có thể gia tăng với hoạt động của các nhóm vũ trang và tội phạm.
Giao tranh ở Sudan cũng đang ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hằng ngày và việc vận chuyển thực phẩm, cũng như các hàng hóa cơ bản khác từ Sudan đến Nam Sudan. Tình hình cũng khiến xuất khẩu dầu mỏ từ Nam Sudan qua cảng Sudan gặp rủi ro.
Quan chức LHQ nhấn mạnh, ưu tiên hiện nay ở Sudan là chấm dứt giao tranh và khởi động các cuộc đàm phán mang tính xây dựng giữa SAF và RSF với hy vọng đưa đến tình trạng ngừng bắn lâu dài và sự trở lại của chính phủ dân sự chuyển tiếp.
Theo bà Tetteh, đây sẽ là “tiền đề” cho những nỗ lực tiếp theo, trong đó có cam kết tương lai về Abyei (một khu vực trên biên giới hai nước đang vướng vào tranh chấp) và giải quyết những vấn đề song phương nổi cộm giữa Sudan và Nam Sudan.
Tại cuộc họp trên, Trợ lý Martha Ama Akyaa Pobee của Tổng thư ký LHQ cũng chia sẻ quan điểm rằng, tác động của tình trạng bạo lực ở Sudan đang đe dọa làm chệch hướng tiến bộ chính trị song phương với Nam Sudan, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo và đặt ra những rủi ro mới.
Bà Pobee cho biết, ở Abyei, Phái bộ An ninh lâm thời LHQ (UNISFA) đang theo dõi khả năng tác động của cuộc giao tranh ở Sudan, như dòng người di cư, sự xâm nhập của các nhóm vũ trang vào khu vực này hoặc sự kích động của những kẻ phá hoại trong các mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương.
Bên cạnh đó, lưu ý tình hình nhân đạo ở Abyei vẫn còn thách thức, bà Pobee nhấn mạnh, bùng phát giao tranh ở Sudan có nguy cơ làm phức tạp thêm tình hình ở Abyei.
Trong bối cảnh đó, cùng ngày 9/5, Mỹ đã kêu gọi các bên tham chiến tiến tới một lệnh ngừng bắn lâu dài trên toàn quốc và quay trở lại quá trình chuyển đổi sang chế độ dân sự.
Phó Đại sứ Mỹ Robert Wood khẳng định, Washington cam kết ủng hộ người dân Sudan tiến tới một nền dân chủ, đồng thời nhấn mạnh, Mỹ khẩn cấp kêu gọi các bên tham chiến tại quốc gia châu Phi này duy trì lệnh ngừng bắn và cam kết quay trở lại ngay lập tức quá trình chuyển đổi sang chế độ dân sự.
| Tin thế giới 8/5: Báo động không kích vang khắp Ukraine, lộ chỉ thị mới của Tổng thống Nga; Trung Quốc dọa cứng rắn với EU Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Syria trở lại với khối Arab, tình hình Sudan, quan hệ Liên minh châu Âu (EU)-Trung quốc... là một số ... |
| Tình hình Syria: Nhất trí cùng Saudi Arabia khôi phục quan hệ ngoại giao, sắp tổ chức cuộc gặp quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ Syria đang tiến gần hơn đến việc "kết nối" lại với các mối quan hệ quốc tế sau hơn một thập niên chìm trong xung ... |
| Châu Âu 'đặt cược' rủi ro với Trung Quốc hay đi theo tiếng gọi của Mỹ? Giữa những lợi ích không thể bỏ qua từ mối quan hệ với Trung Quốc và quan điểm về rủi ro do Mỹ dẫn dắt, ... |
| Tình hình Sudan: Thủ đô Khartoum lại rung chuyển, LHQ ước tính 19 triệu người mất an ninh lương thực Tiếng súng đã vang lên ở phía nam Khartoum khi đại diện từ các bên liên quan nỗ lực đàm phán ở Saudi Arabia với ... |
| Tình hình Ukraine: Một nhà báo của AFP thiệt mạng, Venezuela nói về vấn đề cung cấp vũ khí cho Kiev Ngày 10/5, các nhà báo của hãng tin AFP cho biết, nhà báo Arman Soldin của hãng tin này đã thiệt mạng một ngày trước ... |