Đại sứ quán Qatar là nạn nhân mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công đại sứ quán ở thủ đô Khartoum, Sudan những tuần gần đây. (Nguồn: AFP) |
Không lâu sau khi một nhóm tay súng không rõ danh tính tấn công trụ sở Đại sứ quán Qatar tại Sudan, Bộ Ngoại giao Qatar ra thông cáo lên án vụ việc, đồng thời cho hay, "các nhân viên Đại sứ quán đã được sơ tán trước đó và... không có nhà ngoại giao hay nhân viên Đại sứ quán nào bị thương".
Bộ Ngoại giao Qatar một lần nữa kêu gọi các bên "ngừng ngay lập tức cuộc giao tranh ở Sudan, thực hiện sự kiềm chế tối đa... và tránh để dân thường phải gánh chịu hậu quả".
Qatar không nêu rõ lực lượng nào phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công trên. Tuy nhiên, một tuyên bố của chính quyền Sudan đã quy trách nhiệm cho nhóm bán quân sự Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).
Trong bối cảnh giao tranh vẫn tiếp diễn giữa quân đội Sudan và nhóm RSF, những tuần gần đây, đại sứ quán của các nước Jordan, Saudi Arabia, Kuwait, Oman và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị tấn công.
Vụ tấn công vào Đại sứ quán Qatar xảy ra một ngày sau khi các nhà lãnh đạo Arab kêu gọi các bên đối đầu tại Sudan ngừng giao tranh tại hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab ở Saudi Arabia. Nhiều nước và tổ chức ra tuyên bố lên án động thái này.
Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế của UAE ra tuyên bố khẳng định, Abu Dhabi bày tỏ sự lên án mạnh mẽ đối với những hành vi tội phạm nhằm gây bất ổn an ninh và ổn định; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các tòa nhà ngoại giao theo các quy định chi phối và điều chỉnh hoạt động ngoại giao.
Bộ Ngoại giao và Người nước ngoài Jordan cũng đưa ra tuyên bố bày tỏ tình đoàn kết với Qatar và lên án mọi hành động bạo lực và phá hoại, đặc biệt là những hành động nhắm vào các tòa nhà ngoại giao và coi thường quyền bất khả xâm phạm của các nhà ngoại giao.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Kuwait khẳng định hoàn toàn bác bỏ mọi hình thức bạo lực và phá hoại nhằm vào trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao tại Sudan, xem đây là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961.
Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) bày tỏ sự lên án mạnh mẽ việc các lực lượng vũ trang xông vào và phá hoại tòa nhà Đại sứ quán Qatar ở Khartoum cũng như mọi hình thức bạo lực và phá hoại, đặc biệt là việc nhắm vào vào cơ sở của các phái đoàn ngoại giao.
Tổng thư ký GCC Jassem Al-Budaiwi nhắc lại lời kêu gọi các bên xung đột hành động nhanh chóng để chấm dứt các hoạt động quân sự, kiềm chế tối đa, tránh leo thang và tôn trọng các thỏa thuận quốc tế cũng như các chuẩn mực ngoại giao.
Ông kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột tham gia nghiêm túc vào các cuộc đàm phán ở Jeddah, tiến tới đạt được một tuyên bố chính trị toàn diện nhằm mang lại an ninh, ổn định và thịnh vượng cho đất nước và người dân Sudan.
| Xe của Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Sudan bị trúng đạn, Ankara lập tức ra thông báo Ngày 6/5, ô tô chở Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Sudan Ismail Cobanoglu bị trúng đạn. Quân đội Sudan và nhóm bán quân sự ... |
| Lãnh đạo Bộ tứ họp thượng đỉnh tại Hiroshima Các nhà lãnh đạo Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) khẳng định cam kết tăng cường hợp tác để hiện thực ... |
| Rời Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Đức thăm chớp nhoáng Hàn Quốc Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến tới Khu phi quân sự trên Bán đảo Triều Tiên trước khi thảo luận về an ninh, thương ... |
| Tình hình Sudan: Các bên cam kết bảo vệ dân thường, Saudi Arabia kết thúc chiến dịch sơ tán Nhiều nước và tổ chức quốc tế tiếp tục kêu gọi các bên liên quan sớm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan ... |
| Sudan: Giao tranh leo thang ở thủ đô Khartoum, hàng loạt trụ sở phái bộ ngoại giao của nước ngoài bị tấn công Ngày 16/5, các cuộc không kích và pháo kích đã gia tăng đáng kể ở thủ đô Khartoum của Sudan, khi lực lượng quân đội ... |