Thổ Nhĩ Kỳ cự tuyệt đề nghị chuyển S-400 Nga cho Ukraine. (Nguồn: Reuters) |
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Anh, ông Pavel cho biết, ông cũng đã nói với Thủ tướng Ukraine Denis Shmyhal về điều này, đồng thời nói thêm, vẫn còn những thế lực ở phương Tây muốn thúc đẩy Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) bắt đầu chiến dịch phản công.
Theo nhà lãnh đạo Czech, quân đội Ukraine dù mạnh đến đâu cũng có thể phải chịu "những tổn thất khủng khiếp" trong quá trình tác chiến, lưu ý rằng: “Nếu chỉ có một lần, thì cần đợi thời gian để nó thành công”.
Kêu gọi phương Tây chuẩn bị cho thực tế Ukraine có thể sẽ không đạt được các mục tiêu đã nêu, ông Pavel nói rõ: “Chúng ta phải làm mọi thứ để truyền cảm hứng cho Ukraine và giúp họ đạt được thành công. Nhưng thực tế là trong nội bộ chúng ta phải chuẩn bị cho những tình huống khó lường và những kết quả khác”.
* Trong một tin liên quan viện trợ vũ khí, cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tiết lộ, Ankara đã từ chối đề nghị của Washington về việc chuyển giao hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo cho Ukraine.
Hãng thông tấn Anadolu dẫn lời ông Cavusoglu nêu rõ: “Mỹ đã đề nghị chúng tôi gửi các hệ thống S-400 đến Ukraine và chúng tôi nói không”.
Theo Ngoại trưởng Cavusoglu, những lời đề nghị như vậy là không thể chấp nhận được đối với Ankara, bởi vì chúng liên quan trực tiếp tới chủ quyền của Thổ Nhĩ Kỳ.
S-400 do Nga phát triển và là phiên bản tiên tiến hơn của hệ thống S-300.
Cũng vì việc này, Mỹ đã thực hiện một số biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm đình chỉ Ankara tham gia chương trình máy bay chiến đấu F-35 vào năm 2019 và áp đặt các biện pháp trừng phạt cac quan chức và tổ chức của quốc gia đồng minh trong NATO này liên quan đến việc mua S- 400.