Xe tăng Leopard 1 của Đức. (Nguồn: Wikipedia) |
Ngày 18/1, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos (Thụy Sỹ), Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố quyết tâm trong việc hỗ trợ Ukraine cho tới khi nào còn cần thiết.
Cùng ngày, Nghị viện châu Âu đã thông qua một bản kiến nghị do đảng Xanh của Đức đề xuất, kêu gọi Thủ tướng Scholz cho phép giao xe tăng chiến đấu Leopard cho Ukraine. Đây được coi là một động thái bất thường của Nghị viện châu Âu.
Cũng liên quan vấn đề này, cùng ngày, người phát ngôn về chính sách quốc phòng của Đảng Dân chủ-Xã hội Đức (SPD) Markus Faber cho biết, Berlin có thể cung cấp cho Ukraine tới 180 xe tăng Leopard, song là xe tăng Leopard 1.
Việc giao các xe tăng có thể bắt đầu sau khi hoàn thành việc giao xe bọc thép chở quân Marder cho Ukraine.
Báo Rheinische Post dẫn lời ông Faber nói rằng, 180 chiếc Leopard 1 đang chờ Berlin cho phép thông quan xuất khẩu để có thể được đưa đến Ukraine.
Một thành viên khác trong SPD, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Marie-Agnes Strack-Zimmermann, nói với tờ Neue Osnabrücker Zeitung rằng các đối tác châu Âu đang chờ thời điểm Đức sẵn sàng triển khai một số xe tăng chiến đấu Leopard.
Xe tăng Leopard 1 về đặc tính kỹ thuật và khả năng chiến đấu kém hơn đáng kể và nhẹ hơn so với phiên bản Leopard 2. Những phương tiện chiến đấu này ngang tầm với xe tăng T-62 và T-64 trong khi các phiên bản hiện đại hơn (Leopard 1A5 và Leopard 1A6) có thể so sánh về uy lực với xe tăng T-72.
Các chuyên gia cũng cho rằng, nhiều khả năng nếu Berlin quyết định cung cấp xe tăng của mình cho Ukraine, thì đó là bản Leopard 1.
Cũng trong ngày 18/1, bên lề WEF, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg xác nhận, “NATO đang tham vấn về việc chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine" và sẽ công bố quyết định mới về việc "cung cấp vũ khí có hỏa lực mạnh hơn" cho Ukraine.
Theo ông, Kiev không chỉ cần xe tăng mà còn cần "nhiều hệ thống phòng không hơn" nữa, cũng như “phụ tùng, đạn dược và việc bảo dưỡng thiết bị đã được chuyển giao".
Tổng thư ký NATO nêu rõ: "Thông điệp của chúng tôi chủ yếu tập trung vào hỗ trợ nhiều hơn và hỗ trợ những vũ khí hiện đại hơn. Đó còn là những vũ khí có hỏa lực mạnh hơn, vì đây là cuộc chiến cho các giá trị của chúng ta".
Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ triệu tập hội nghị với sự tham dự của khoảng 50 nước trong tuần này tại một căn cứ ở Đức để thảo luận và công bố về động thái được Tổng thư ký Jens Stoltenberg nhắc tới ở trên.
| Nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố từ chức, nói 'đã đến lúc' Ngày 19/1, phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết, bà sẽ từ chức, muộn nhất là ngày 7/2 tới ... |
| Tin thế giới 18/1: Khuyên Ukraine thực tế, Nga thẳng tay bác sáng kiến của ông Zelensky; nhu cầu bức thiết của Mỹ-Trung Quốc là gì? Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, quan hệ Mỹ với Trung Quốc và Nga, căng thẳng Armenia-Azerbaijan, tình hình Trung Đông... là một số sự kiện ... |
| Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga tự tin giành chiến thắng; hé lộ bức thư Ukraine gửi Trung Quốc, Kiev yêu cầu NATO làm một việc Trong khi Tổng thống Nga Validmi Putin cho rằng, Moscow sẽ thắng trong xung đột với Ukraine, Kiev đã gửi thư tới Chủ tịch Trung ... |
| Căng thẳng Armenia-Azerbaijan: Mỹ nỗ lực can dự, Nga tố vì Mỹ mà... 'có chút khó khăn' Căng thẳng đã xuất hiện trở lại giữa Armenia và Azerbaijan, khiến Nga và cả Mỹ đều nỗ lực để giúp giải tỏa. |
| Điểm tin thế giới sáng 18/1: Đức có tân Bộ trưởng Quốc phòng, Australia tính mua UH-60 Black Hawk, Peru phát hiện loài thằn lằn mới Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/1. |