Tình hình Ukraine: Kiev tin tưởng vào chiến dịch phản công, hé lộ thương vong sau vụ vỡ đập Kakhovka

Minh Quân
Pháp tin tưởng vào thành công của Ukraine, nhiều nước chung tay khắc phục sau vụ vỡ đập Kakhovka là một số diễn biến mới nhất về tình hình Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(06.13) Ukraine nêu thương vong từ vụ vỡ đập Kakhovka. (Nguồn: AP)
Ukraine cho biết vụ vỡ đập Kakhovka đã khiến 10 người chết và 41 người khác mất tích. (Nguồn: AP)

* Ngày 12/6, đề cập tới chiến dịch phản công trong phát biểu hàng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: “Cuộc chiến rất khó khăn, nhưng chúng ta đang tiến về phía trước, điều này rất quan trọng… Tôi cảm ơn các binh sĩ đã giúp mọi lá cờ Ukraine dần trở lại vị trí xứng đáng của nó trong các ngôi làng ở vùng lãnh thổ mới được giải phóng”. Tuyên bố trên được nhà lãnh đạo này đưa ra sau khi Ukraine thông báo giành lại 7 ngôi làng từ tay Nga.

Tin liên quan
Vấn đề ngũ cốc Ukraine: G7 lo đánh cắp, Liên hợp quốc quan ngại về Nga Vấn đề ngũ cốc Ukraine: G7 lo đánh cắp, Liên hợp quốc quan ngại về Nga

Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo chung với các nhà lãnh đạo Đức và Ba Lan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận cuộc phản công được mong đợi từ lâu của Ukraine đã bắt đầu vài ngày trước đó. Ông nhận định việc này được giới tướng lĩnh quân đội của đất nước Đông Âu lên kế hoạch tỉ mỉ với ý thức chiến thuật cao.

Đồng thời, Tổng thống Pháp cũng cam kết: “Chúng tôi đã làm mọi thứ để giúp họ… Chúng tôi đã tăng cường cung cấp đạn dược, vũ khí và phương tiện vũ trang... Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc này trong thời gian tới”.

* Liên quan tới vụ vỡ đập Kakhovka, viết trên Telegram ngày 12/6, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Igor Klymenko nêu rõ: “Hiện tại, chúng tôi biết khoảng 10 người thiệt mạng ở thành phố Kherson và vùng này. Chúng tôi cũng đang báo cáo có 41 người mất tích”.

Trước tình hình đó, viết trên Facebook, Cơ quan cứu hộ Ukraine cho biết: “Chính phủ Cộng hòa Moldova đã cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo cho Cơ quan cứu hộ khẩn cấp của Ukraine để khắc phục hậu quả của thảm họa vỡ đập ở nhà máy thủy điện Kakhovka do con người gây ra”.

Cụ thể, Chisinau cung cấp cho lực lượng cứu hộ của đất nước láng giềng tại Đông Âu một loạt hàng cứu trợ nhân đạo, bao gồm các máy bơm công suất lớn, thuyền nhựa, thuyền bơm hơi và ủng cao su.

Israel cũng gửi hàng trăm nghìn lít nước uống và hơn 10 tấn lương thực tới khu vực Kherson để giúp các nạn nhân chịu ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập. Ngoại trưởng Israel Eli Cohen trực tiếp tham gia kế hoạch này. Ông nêu rõ: “Israel sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine và người dân nước này… Chúng tôi coi đây là một giá trị đạo đức cao cả”.

Đặc biệt, theo sáng kiến của Đại sứ quán Israel tại Ukraine và Cơ quan Hợp tác phát triển quan hệ quốc tế (MASHAV) thuộc Bộ Ngoại giao Israel, số hàng hóa trên đã được mua ngay tại địa phương và nhờ các tổ chức của người Ukraine phân phối cho người dân ở khu vực bị ngập lụt.

* Trong một tin liên quan, ngày 12/6, các luật sư của Ukraine tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) đã bác bỏ giải thích của Nga về vụ rơi máy bay MH17 rằng đây là thuyết âm mưu. Đây là một phần trong vụ Kiev kiện Moscow ủng hộ phe ly khai ở miền Đông Ukraine vào năm 2014 và phân biệt đối xử người Tatar ở Crimea.

Cụ thể, Ukraine cho rằng Nga vi phạm hiệp ước chống khủng bố của Liên hợp quốc (LHQ) khi trang bị và tài trợ cho các lực lượng thân Nga, bao gồm cả lực lượng dân quân bắn rơi chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, khiến toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng năm 2014.

Trước đó, tháng 11/2022, một tòa án ở Hà Lan xét xử vắng mặt và kết án tù chung thân đối với 2 người Nga và một người Ukraine ly khai vì có liên quan vụ bắn rơi máy bay trên. Tòa án tuyên bố Nga có “sự kiểm soát tổng thể” các lực lượng ly khai ở Ukraine. Khi đó, Nga đã bác bỏ phán quyết này. Tuần trước, trong các phiên điều trần trước ICJ, xứ sở bạch dương cho rằng tuyên bố dựa trên “điều vô nghĩa” và đưa ra một loạt lời giải thích khác cho những gì đã xảy ra.

Ukraine cáo buộc Nga là một “quốc gia khủng bố”, tìm cách xóa bỏ văn hóa của người Tatar và người Ukraine ở Crimea. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ cáo buộc nêu trên, khẳng định rằng nước này đáp ứng các nghĩa vụ theo hiệp ước của LHQ về chống bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Hiện Nga sẽ có cơ hội cuối cùng để đáp lại các cáo buộc của Ukraine vào ngày 15/6.

Vụ kiện bắt đầu từ năm 2017 và được đệ trình trước xung đột Nga-Ukraine. Dự kiến, ICJ ra phán quyết về vụ kiện trước cuối năm nay.

Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó khi phản công, xe bọc thép Pháp bị bắt giữ?

Tình hình Ukraine: Kiev gặp khó khi phản công, xe bọc thép Pháp bị bắt giữ?

Trang Politico (Mỹ) ngày 9/6 cho rằng quân đội Nga đã đẩy lùi thành công một đợt phản công của Các Lực lượng Vũ trang ...

Tình hình Ukraine: Nga nói bắn rơi Su-25, Kiev nêu động cơ phá đập Kakhovka của Moscow

Tình hình Ukraine: Nga nói bắn rơi Su-25, Kiev nêu động cơ phá đập Kakhovka của Moscow

Nga-Ukraine trao đổi gần 200 người, quan chức Italy nhận định về khả năng Kiev gia nhập NATO là một số diễn biến mới nhất ...

Vụ vỡ đập Kakhovka: Giám đốc IAEA đến Kiev gặp Tổng thống Zelensky trước khi đến nhà máy điện hạt nhân, yêu cầu cách tiếp cận mới ở khu vực thảm họa

Vụ vỡ đập Kakhovka: Giám đốc IAEA đến Kiev gặp Tổng thống Zelensky trước khi đến nhà máy điện hạt nhân, yêu cầu cách tiếp cận mới ở khu vực thảm họa

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi, ngày 13/6, tới Ukraine để gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky ...

Ukraine tuyên bố giành lại 4 ngôi làng sau trận giao tranh khốc liệt ở tiền tuyến, Nhật Bản cam kết ‘viện trợ toàn diện’ cho Kiev

Ukraine tuyên bố giành lại 4 ngôi làng sau trận giao tranh khốc liệt ở tiền tuyến, Nhật Bản cam kết ‘viện trợ toàn diện’ cho Kiev

Ngày 12/6, Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine thông báo, các lực lượng của nước này đã đạt được một số bước ...

Gazprom nối lại hoạt động của một đường ống, châu Âu muốn gửi khí đốt dư thừa đến Ukraine

Gazprom nối lại hoạt động của một đường ống, châu Âu muốn gửi khí đốt dư thừa đến Ukraine

Ngày 12/6, Tập đoàn Năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo đã nối lại nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng ...

(theo AFP/Reuters/Ukrinform/Times of Israel)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Hàn Quốc tập trận không quân, lên kế hoạch có một hành động hiếm hoi với Mỹ

Hàn Quốc tập trận không quân, lên kế hoạch có một hành động hiếm hoi với Mỹ

Quân đội Hàn Quốc có kế hoạch tổ chức một cuộc họp giữa các quan chức hoạt động đặc biệt của Lực lượng đặc nhiệm Mỹ-Hàn.
VFF bổ nhiệm huấn luyện viên trưởng đội tuyển U16 Việt Nam và U19 Việt Nam

VFF bổ nhiệm huấn luyện viên trưởng đội tuyển U16 Việt Nam và U19 Việt Nam

Liên đoàn bóng đá Việt Nam quyết định bổ nhiệm HLV Trần Minh Chiến và Hứa Hiển Vinh làm HLV trưởng U16 và U19 Việt Nam thay ông Hoàng Anh ...
Đoàn cán bộ ngoại giao và báo chí nước ngoài thăm, khảo sát quần thể nghỉ dưỡng Tập đoàn Sun Group tại Phú Quốc

Đoàn cán bộ ngoại giao và báo chí nước ngoài thăm, khảo sát quần thể nghỉ dưỡng Tập đoàn Sun Group tại Phú Quốc

Những công trình nghỉ dưỡng của Tập đoàn Sun Group được xem là động lực giúp du lịch Phú Quốc ghi danh trên bản đồ thế giới.
Ngọc Sơn thực hiện liveshow 'Tình cha' tại Đức, kết nối kiều bào người Việt ở châu Âu

Ngọc Sơn thực hiện liveshow 'Tình cha' tại Đức, kết nối kiều bào người Việt ở châu Âu

Danh ca Ngọc Sơn được kiều bào người Việt chào đón, cổ vũ nồng nhiệt khi tổ chức liveshow dài 6 tiếng ở Đức, hôm 11/5.
Ấn định thời gian Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

Ấn định thời gian Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Trung Quốc kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc

Ngày 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cực hữu sẽ nhiều hơn?

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới không chỉ là một trong những cuộc bầu cử lớn nhất thế giới mà còn được đặc biệt chú ý khi châu Âu đang phải đối ...
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tổng thống Tokayev và những cải cách đột phá ở Kazakhstan

Tổng thống Tokayev và những cải cách đột phá ở Kazakhstan

Kể từ khi đắc cử năm 2019, Tổng thống Kazakhstan Kassym Jomart Tokayev đang thực hiện những cải cách quy mô lớn nhằm hiện đại hóa chính trị, xã hội và kinh tế.
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Phiên bản di động