Tình hình Ukraine: Moscow và Kiev ‘ăn miếng trả miếng’, ông Zelensky nói gì về hệ thống phòng không phương Tây?

Minh Vương
Nhiều căn cứ không quân của VSU bị tấn công, cầu Chonhar tiếp tục ‘hứng’ tên lửa, Nga muốn kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh đã sáp nhập... là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(08.07) Một số hư hại tại cây cầu Chonhar sau vụ tấn công của Ukraine. (Nguồn: RIA Novosti)
Một số hư hại trên bề mặt tại cây cầu Chonhar nối bán đảo Crimea và Nga sau vụ tấn công của Ukraine. (Nguồn: RIA Novosti)

* Nga tấn công hàng loạt căn cứ không quân Ukraine: Ngày 6/8, Interfax (Nga) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng nước này cho biết lực lượng của xứ bạch dương đã tấn công các căn cứ không quân của Ukraine ở các tỉnh Rivne, Khmelnytskyi và Zaporizhzhia.

Thông báo nêu rõ: “Đêm qua, lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành cuộc tấn công... nhằm vào các căn cứ không quân của Các lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) xung quanh các khu định cư Starokostiantinov ở tỉnh Khmelnytskyi và Dubno ở tỉnh Rivne”. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định cuộc tấn công diễn ra thành công, “toàn bộ các mục tiêu đã bị nhắm trúng”.

* Cầu Chonhar tiếp tục “hứng” tên lửa: Ngày 6/8, quan chức bán đảo Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Sergei Aksyonov cho biết cây cầu Chonhar nối với Crimea đã bị hư hại do một cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine cùng ngày. Ông cho biết: “Đối thủ đã bắn tên lửa vào một khu vực cầu Chonhar ở phía Bắc Crimea. Một quả tên lửa đã bắn trúng cầu, dù một phần của nó đã bị hệ thống phòng không bắn trúng”. Theo quan chức này, hiện mặt đường trên cầu bị hư hại nhẹ, song việc phân luồng tuyến giao thông và sửa chữa đã ngay lập tức được bắt đầu.

Về phần mình, ông Vladimir Saldo, quyền thống đốc tỉnh Kherson do Nga bổ nhiệm, nhận định tên lửa tấn công cây cầu này có thể là Storm Shadow do Anh-Pháp sản xuất, song không cung cấp thêm bằng chứng. Ông cho biết: “Hôm nay, VSU đã bắn tên lửa qua eo biển Tonky, kết nối thành phố Henichesk và Mũi nhô Arabast. Họ đã phóng 12 tên lửa, song hệ thống phòng không của Ukraine bắn hạ 9 tên lửa”.

Trong khi đó, Cục thông tin chiến lược VSU nhấn mạnh vụ tấn công đã gây hư hại cho bề mặt của cây cầu, vốn là tuyến đường quan trọng để nối giữa Crimea và phần lãnh thổ Ukraine nằm trong tầm kiểm soát của quân đội Nga. Đơn vị này cho biết đợt tấn công cũng khiến một người bị thương nhẹ và gây tổn hại tới đường ống dẫn khí đốt gần cây cầu Henichesk ở gần đó. Một trường học ở khu vực cùng tên cũng đã bị hư hại.

Trước đó, trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua, Ukraine cũng đã triển khai nhiều đợt tấn công vào cầu Chonhar.

* Ukraine đánh giá cao hệ thống phòng không phương Tây: Ngày 7/8, trong một phát biểu trực tuyến, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho hay nước này đang ghi nhận “những kết quả đáng kể” nhờ hệ thống phòng thủ Patriot của Mỹ và IRIS-T của Đức, bất chấp hàng chục đợt tấn công của Nga trong tuần vừa qua.

Cụ thể, ông đã nhận được các báo cáo về tình hình sử dụng những hệ thống phòng không tiên tiến do các đối tác phương Tây cung cấp, trong đó đặc biệt lưu ý đến hiệu quả từ các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ và IRIS-T của Đức. Nhà lãnh đạo Ukraine đánh giá: “Đây là những hệ thống mạnh mẽ, hiệu quả cao”.

Ông tuyên bố một phần đáng kể đợt tấn công của Nga trong tuần qua, bao gồm 65 tên lửa các loại và 178 máy bay không người lái, đã bị Ukraine chặn đứng.

* Nga muốn kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh của Ukraine: Ngày 7/8, trả lời phỏng vấn tờ New York Times (Mỹ), giải đáp câu hỏi liệu Nga có kế hoạch sáp nhập thêm các vùng lãnh thổ đang nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraine hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ Moscow muốn kiểm soát tất cả các vùng lãnh thổ được quy định theo Hiến pháp Nga và không có kế hoạch sáp nhập thêm các khu vực khác.

Cũng theo ông, hiện không có cơ sở để đạt được thỏa thuận hòa bình với Kiev nhằm chấm dứt xung đột. Do đó, các hoạt động quân sự của Moscow sẽ tiếp tục được triển khai.

Trước đó, từ ngày 23-27/9/2022, những cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại các vùng lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng, cũng như 2 tỉnh Zaporizhzhia và Kherson về vấn đề gia nhập Nga. Ngày 30/9/2022, Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức đứng đầu do Moscow bổ nhiệm ở 4 khu vực nêu trên đã ký thỏa thuận sáp nhập để trở thành một phần của xứ bạch dương. Ngày 4/10/2022, việc phê chuẩn thỏa thuận kết nạp đã được ấn định theo hiến pháp của nước này.

Hiện tại, một phần của 4 khu vực nêu trên vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraine.

Tình hình Ukraine: Kiev ‘nhắn nhủ’ phương Tây, nói về ưu tiên hàng đầu; Nga nêu thiệt hại của VSU trong cuộc phản công

Tình hình Ukraine: Kiev ‘nhắn nhủ’ phương Tây, nói về ưu tiên hàng đầu; Nga nêu thiệt hại của VSU trong cuộc phản công

Ngày 4/8, Ukraine đã phát hành các mẫu tem có in hình chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, khẳng định Kiev rất cần các đồng ...

Đón tiếp Ngoại trưởng Iran, Nhật Bản thuyết phục Tehran một việc liên quan đến Nga

Đón tiếp Ngoại trưởng Iran, Nhật Bản thuyết phục Tehran một việc liên quan đến Nga

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian dự kiến thăm Nhật Bản vào ngày mai, 7/8 và gặp Thủ tướng Kishida Fumio.

Nạn tham nhũng bị phanh phui, Tổng thống Ukraine siết 'tinh thần thép'

Nạn tham nhũng bị phanh phui, Tổng thống Ukraine siết 'tinh thần thép'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng bất cứ ai đều phải làm việc vì lợi ích quốc gia và sẽ 'không có những phương ...

Hội nghị hoà bình cho Ukraine không có tuyên bố chung nhưng có các điểm đồng thuận trọng tâm

Hội nghị hoà bình cho Ukraine không có tuyên bố chung nhưng có các điểm đồng thuận trọng tâm

Tín hiệu từ Hội nghị hoà bình Ukraine tại Jeddah cho thấy xung đột Nga-Ukraine đã ảnh hưởng tới nhiều khu vực trên thế giới, ...

Hội nghị hòa bình ở Saudi Arabia: Ukraine ngợi ca, Nga chỉ trích, đâu là 'phần thưởng ngoại giao'?

Hội nghị hòa bình ở Saudi Arabia: Ukraine ngợi ca, Nga chỉ trích, đâu là 'phần thưởng ngoại giao'?

Trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lên tiếng ca ngợi hội nghị hòa bình tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia thì Nga 'chê' ...

(theo AFP, Reuters, TASS)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Diễn viên Phan Minh Huyền khoe lưng ong, vai trần

Diễn viên Phan Minh Huyền khoe lưng ong, vai trần

Mỗi lần đi sự kiện, diễn viên Phan Minh Huyền không ngại chinh phục những bộ trang phục xuyên thấu, cắt xẻ kén dáng.
Tuyển Đức thua Tây Ban Nha, tiền vệ Toni Kroos chính thức chia tay bóng đá

Tuyển Đức thua Tây Ban Nha, tiền vệ Toni Kroos chính thức chia tay bóng đá

Với thất bại 1-2 của đội tuyển Đức trước Tây Ban Nha, sự nghiệp của Toni Kroos đã chính thức khép lại.
Giá heo hơi hôm nay 6/7: Đi ngang trên diện rộng; Xuất hiện dịch tả heo châu Phi tại TP. Pleiku

Giá heo hơi hôm nay 6/7: Đi ngang trên diện rộng; Xuất hiện dịch tả heo châu Phi tại TP. Pleiku

Giá heo hơi hôm nay đứng yên trên cả nước. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 69.000 đồng/kg.
Pháp thẳng tiến vào bán kết EURO 2024 sau khi hạ gục Bồ Đào Nha trên chấm 11m

Pháp thẳng tiến vào bán kết EURO 2024 sau khi hạ gục Bồ Đào Nha trên chấm 11m

Pháp vượt qua Bồ Đào Nha với tỷ số 5-3 ở loạt luân lưu 11m sau khi hai đội hòa nhau 0-0 trong 120 phút, qua giành vé vào bán ...
Dự báo thời tiết: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa và dông

Dự báo thời tiết: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa và dông

Dự báo thời tiết ngày 6/7, Hà Nội ngày nắng; chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, ...
Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024: Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình

Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024: Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình

Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 có chủ đề 'Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình' khai mạc tối 6/7 tại tỉnh Quảng Trị.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Phiên bản di động