Ukraine sẽ nhận được đạn dược cho Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS) trong gói viện trợ vũ khí mới. (Nguồn: EDR Magazine) |
hính quyền Mỹ đã công bố gói hỗ trợ an ninh trị giá 200 triệu USD dành cho Ukraine, bao gồm tên lửa đánh chặn phòng không, đạn dược cho các hệ thống rocket và và pháo binh, cũng như vũ khí chống tăng từ kho dự trữ của quân đội Mỹ.
Gói thứ 2 trị giá 1,5 tỷ USD sẽ hỗ trợ năng lực phòng không cho Kiev trong dài hạn theo Sáng kiến Hỗ trợ an ninh Ukraine (USAI).
Theo Lầu Năm Góc, Ukraine sẽ nhận được đạn dược cho Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS), đạn phòng không tầm thấp và tầm trung, tên lửa phòng không RIM-7, các thiết bị tác chiến điện tử, đạn cho Hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 155 mm và 105 mm, đạn cối 120 mm, bom có độ chính xác cao;
Các tên lửa TOW, hệ thống chống tăng Javelin và AT-4, vũ khí hạng nhẹ, vật liệu nổ và thiết bị công phá cùng đạn dược, hệ thống liên lạc an toàn, dịch vụ hình ảnh vệ tinh thương mại cũng như nhiều phụ tùng thay thế khác cũng nằm trong 2 gói viện trợ này.
Kể từ tháng 4/2023, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép cung cấp 9 gói hỗ trợ an ninh dành cho Ukraine. Tính từ năm 2022 đến nay, tổng giá trị viện trợ quân sự của Washington cho Kiev đã lên tới hơn 50 tỷ USD.
Cũng liên quan tình hình xung đột ở Ukraine, cùng ngày, các ngoại trưởng nhóm Bộ tứ (Quad) gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh, việc "sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân" trong bối cảnh xung đột ở Ukraine là không thể chấp nhận được.
Tuyên bố chung của nhóm Bộ tứ nhấn mạnh: "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì luật pháp quốc tế và phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, nhắc lại rằng tất cả các quốc gia phải kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực nhằm vào sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào".
Các ngoại trưởng cũng bày tỏ quan ngại về hậu quả nhân đạo của cuộc xung đột ở Ukraine và tác động của nó đối với an ninh lương thực và năng lượng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và kém phát triển.