Ukraine có vẻ đang gặp rắc rối lớn về kinh tế, nhưng lợi thế lớn mà Kiev hiện có là quyết tâm của các đồng minh châu Âu, Mỹ và một số nhà đầu tư về việc cùng chống lại Nga. Trong ảnh: Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Ukraine. (Nguồn: AP) |
Món hời không dành cho người "yếu tim"
Mặc dù Ukraine có vẻ đang gặp rắc rối lớn về kinh tế, nhưng lợi thế lớn mà Kiev hiện có là quyết tâm của các đồng minh châu Âu, Mỹ và một số nhà đầu tư về việc cùng chống lại Nga. Cùng với việc chuyển hàng tỷ USD viện trợ, Mỹ và châu Âu hy vọng sẽ kích thích được đầu tư tư nhân. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài chính ở Ukraine đến từ Cyprus, Hà Lan, Thụy Sỹ, Anh và Đức.
Tin liên quan |
Giá vàng hôm nay 6/12/2023: Giá vàng tăng 'thẳng đứng', giá vàng SJC đột ngột giảm rồi lại vọt lên, Fed sẽ nhấn nút hoảng loạn? |
Tuy nhiên, có một điều kiện là Kiev trước tiên phải giải quyết được các vấn đề lãng phí, gian lận và lạm dụng trong nước. Những trở ngại chính mà họ gặp phải là sự bất ổn về địa chính trị, tham nhũng và nền tư pháp yếu kém.
Theo đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden về tái thiết Ukraine Penny Pritzker, thách thức đối với quốc gia Đông Âu này là đảm bảo quá trình phục hồi phù hợp với thông lệ quốc tế nhất, bao gồm các cải cách nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
“Cải cách và tái thiết luôn đi đôi với nhau và cần phải bắt đầu ngay bây giờ, ngay cả khi xung đột và giao tranh vẫn đang diễn ra”, bà Penny Pritzker khẳng định.
Tất nhiên, với cuộc chiến Israel-Hamas, cũng như việc xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa có hồi kết, thế giới đã trở nên khó dự đoán hơn bao giờ. Tuy nhiên, như Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov phân tích, nỗi đau của người này có thể lại là lợi ích của người khác.
Trong khi hầu hết các nhà đầu tư tư nhân coi Ukraine quá rủi ro, thì có cả một ngành đang phát triển, coi xung đột quân sự là cơ hội để mua lại các công ty đang gặp khó khăn với giá thấp và xoay chuyển tình thế để kiếm lời.
"Ngành đầu tư tài sản khó khăn" liên quan đến việc mua tài sản hoặc nợ của các công ty gặp khó khăn và tái cơ cấu chúng để cải thiện hiệu quả hoạt động và giá trị. Ở Ukraine, chính sách này đang nhắm tới các lĩnh vực có tiềm năng phục hồi mạnh mẽ như công nghệ, công nông nghiệp, năng lượng, quốc phòng, luyện kim và tài nguyên thiên nhiên.
Armen Agas, Phó chủ tịch Tập đoàn SARN gồm các công ty chuyên đầu tư cho biết, họ gặp khó khăn trong các lĩnh vực được quản lý chặt chẽ. Ông nói: “Cơ hội ở Ukraine không dành cho những người yếu tim. Trong môi trường phức tạp này, việc hiểu biết sâu sắc về khó khăn kinh tế vĩ mô, quản lý rủi ro và điều hướng các quy định đầy thách thức là vô cùng quan trọng”.
Ồ ạt bán tài sản, kiếm nguồn dự trữ nội bộ
Ngay vào tháng cuối cùng của năm 2023, Quỹ Tài sản nhà nước Ukraine đã có kế hoạch tổ chức hơn 90 cuộc đấu giá tư nhân hóa, trong đó, 55 cuộc đã được công bố. Đây là một hình thức cổ phần hóa tài sản nhà nước, theo thông tin do Cơ quan báo chí của Quỹ đưa tin trên Facebook.
"Vào tháng 12 này, Quỹ có kế hoạch tổ chức hơn 90 cuộc đấu giá trực tuyến nhằm tư nhân hóa tài sản. Quỹ này đã công bố 55 cuộc đấu giá để tư nhân hóa tài sản nhà nước. Tổng giá trị tài sản ban đầu vượt quá 400 triệu UAH (khoảng gần 11 triệu USD)", thông tin cho biết.
Đặc biệt, cổ phần nhà nước (50%+1 cổ phần) tại Nhà máy Kỹ thuật vô tuyến PJSC Rivne sẽ được bán đấu giá vào ngay đầu tháng này, dự kiến ngày 12/12. Giá khởi điểm được đưa ra là 121,6 triệu UAH.
Quỹ trên có kế hoạch bán doanh nghiệp nhà nước TVK ở khu vực Odesa với giá khởi điểm 104,1 triệu UAH và doanh nghiệp nhà nước Tekhnika ở miền Trung Kiev với giá khởi điểm 58,8 triệu UAH.
Hai nhà máy bánh mì cũng sẽ được chào bán cho các nhà đầu tư tiềm năng - nhà máy bánh mì Ivano-Frankivsk với giá khởi điểm 52,7 triệu UAH và nhà máy bánh mì Kirovohrad số 2 với giá khởi điểm 18,7 triệu UAH.
Quỹ Tài sản nhà nước Ukraine đã sớm công bố kế hoạch cổ phần hóa của năm 2024. Theo đó, năm tới, Quỹ này có kế hoạch không chỉ bán doanh nghiệp trong khuôn khổ tư nhân hóa quy mô lớn, mà còn tiến hành đấu giá cho thuê, đặc biệt là đất nông nghiệp.
Ông Vitaliy Koval, người đứng đầu Quỹ Tài sản nhà nước, đã công bố điều này trong cuộc gặp với Giám đốc Khu vực Viện Đổi mới toàn cầu Tony Blair - Nicolas Danais.
“Bây giờ chính là lúc phải tìm kiếm nguồn dự trữ nội bộ”, ông Vitaliy Koval cho biết. Theo người đứng đầu Quỹ Tài sản nhà nước Ukraine, quá trình tư nhân hóa quy mô nhỏ các đối tượng đang được tiến hành tích cực và trong thời gian tới, Kiev dự định tiếp tục đưa các đối tượng tư nhân hóa quy mô lớn ra thị trường, với giá trị khởi điểm là 250 triệu UAH”.
Kế hoạch tư nhân hóa quy mô lớn được lên cho năm 2024, bao gồm việc đưa các tài sản như Nhà máy Cảng Odessa, Centrenergo, Công ty Hóa chất và khai thác thống nhất, Ukraine Energy Machines, Electrovazhmash và Sumykhimprom ra thị trường.
Ngoài ra, vào năm 2024, Kiev dự kiến sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc đấu giá cho thuê đất nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Hơn nữa, Quỹ Tài sản nhà nước sẽ đóng vai trò là chủ sở hữu lớn nhất của các tài sản mỏ nâu, đại diện cho các doanh nghiệp không hoạt động hoặc bị bỏ hoang với các tiện ích đã được kết nối đang tích cực tham gia vào quá trình tư nhân hóa. Về vấn đề này, ông Vitaliy Koval nhấn mạnh, Quỹ mở cửa cho các nhà đầu tư có quyết tâm.
Bởi vậy, như người đứng đầu Quỹ Tài sản nhà nước Ukraine kêu gọi: “Bây giờ chính là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Ukraine”.
Bình luận về làn sóng tư nhân hóa của Kiev, trang mạng Globalconstructionreview cho rằng, Ukraine đang tìm kiếm một số “nhà đầu tư dũng cảm” để giúp đất nước tồn tại.
Kiev hy vọng sẽ kiếm được 600 triệu USD từ việc bán một loạt công ty và tài sản do chính phủ điều hành, từ nhà sản xuất phân bón đến công ty sản xuất insulin, cũng như cho thuê đất nông nghiệp.
Kế hoạch này được đưa ra sau khi Quỹ Tài sản nhà nước Ukraine thu về khoản tiền bất ngờ 68 triệu USD, bằng cách bán các tài sản nhỏ của nhà nước trong khoảng thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 4 năm nay.
Trên thực tế, trong 6 tháng qua, tháng 11 là tháng Ukraine nhận được ít nguồn tài trợ từ bên ngoài nhất. Bộ Tài chính nước này xác nhận, tháng 11/2023, Kiev đã nhận được khoảng 2 tỷ USD tài trợ từ bên ngoài cho ngân sách nhà nước. Các nhà tài trợ, bao gồm: Liên minh châu Âu (EU): 1,6 tỷ USD, Bảo lãnh của Anh thông qua cơ chế Ngân hàng Thế giới: 400 triệu USD và Ngân hàng Thế giới: 5 triệu USD. Thời hạn trả nợ của khoản tín dụng này là 19 năm, với thời gian ân hạn 5 năm.
Kể từ khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ đã cung cấp cho Kiev hơn 76 tỷ USD khí tài quân sự và các viện trợ khác nhưng gần đây, Washington cảnh báo rằng, nguồn vốn sẵn có đang cạn kiệt. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ mới đây cho biết, nếu chính quyền không có được khoản tài trợ bổ sung cho Ukraine trước cuối năm nay, việc hỗ trợ sẽ trở nên "thực sự khó khăn".
| Giá vàng hôm nay 6/12/2023: Giá vàng tăng 'thẳng đứng', giá vàng SJC đột ngột giảm rồi lại vọt lên, Fed sẽ nhấn nút hoảng loạn? Giá vàng hôm nay 6/12/2023 tiếp tục kéo dài những diễn biến đầy bất ngờ, vun vút lao về phía trước. Giá vàng thế giới ... |
| Tình hình Ukraine : Moscow nói về Warsaw hậu bầu cử, Kiev cảnh báo ‘cái chết từ từ’ cho OSCE? Ngoại trưởng Kuleba cảnh báo về tương lai OSCE, cựu quan chức Mỹ phủ nhận khả năng Washington ‘liên minh’ với Kiev là tin tức ... |
| Giá cà phê hôm nay 6/12/2023: Giá cà phê còn giảm, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn đợi kỷ lục mới Tính chung 10 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 2.535 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. ... |
| Xứng tầm vùng đất ‘địa linh nhân kiệt’, Hải Dương chuyển mình mạnh mẽ và bền vững Tận dụng những tiềm năng to lớn của mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, Hải Dương đang phát triển kinh tế - xã hội nhanh ... |
| Khai phá tiềm năng, phát triển bền vững kinh tế biển Ngày 5/12, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ ... |