TIN LIÊN QUAN | |
Liên minh Thái Bình Dương tìm cách giải quyết thách thức của chính sách bảo hộ | |
Đa dạng hóa thương mại sẽ giúp châu Á – Thái Bình Dương vượt thách thức |
Các binh sỹ thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. (Nguồn: AP) |
Theo báo Sankei, đây là lần đầu tiên Nhật Bản phối hợp với Mỹ và Australia thực hiện kế hoạch nói trên. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường viện trợ kinh tế kết hợp với gia tăng ảnh hưởng quân sự tại một số quốc đảo ở Thái Bình Dương với mục đích ngăn chặn sự liên kết phối hợp giữa Mỹ và Australia khi có sự cố xảy ra.
Nhật Bản dự tính hỗ trợ xây dựng năng lực quân sự theo cách cử sĩ quan Lực lượng Phòng vệ tới nước nhận viện trợ để hỗ trợ huấn luyện, hoặc mời các quan chức, sĩ quan nước nhận viện trợ tới Nhật Bản. Điều này vừa có ý nghĩa đóng góp cho sự ổn định của nước nhận viện trợ lẫn môi trường an ninh quốc tế, vừa nâng cao tính tin cậy của Nhật Bản.
Có tổng cộng 14 quốc đảo ngoài Thái Bình Dương, trong đó đối tượng mà Nhật Bản nhắm tới là các nước có quân đội như Papua New Guinea, Tonga và đặc biệt là Fiji, hòn đảo đang nhận được nhiều viện trợ từ Trung Quốc. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hỗ trợ thành lập đội quân nhạc cho Papua New Guinea, tiến hành khóa huấn luyện ngắn hạn cho Fiji trong năm 2018 và tiếp tục có kế hoạch viện trợ nhiều hơn cho quốc đảo này.
Fiji là hòn đảo hay phải hứng chịu thiệt hại từ thiên nhiên như lũ lụt do sóng thần và áp thấp nhiệt đới mạnh. Năm 2016, khoảng 540.000 người dân, tương đương 60% dân số Fiji, đã bị ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới. Vì vậy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ bắt đầu tiến hành hỗ trợ Fiji xây dựng năng lực trong lĩnh vực phòng chống cứu nạn thiên tai.
Việc cứu nạn thiên tai phải được bắt đầu từ việc cung cấp chăm sóc y tế, do đó Nhật Bản đã mời một số sĩ quan, nhân viên của quân đội Fiji sang Tokyo trong năm nay, tới thăm một số trường đào tạo và bệnh viện trung tâm của Lực lượng Phòng vệ. Ở đó, họ sẽ được phía Nhật Bản dạy cách đào tạo lực lượng quân y và cách vận hành các thiết bị y tế. Sau đó, Nhật Bản cũng sẽ mở rộng việc hỗ trợ tới lĩnh vực cơ sở hạ tầng, ví dụ như phục hồi đường giao thông sau thiên tai.
Ngoài Nhật Bản, Fiji còn nhận được hỗ trợ của quân đội Australia trong việc xây dựng các cơ sở quân y, trong khi cũng được Mỹ viện trợ một số thiết bị y tế, vệ sinh. Để bổ sung cho những phần viện trợ "cứng" của Mỹ và Australia, Nhật Bản sẽ hỗ trợ xây dựng năng lực bằng hình thức viện trợ "mềm", như vậy sẽ tạo được sự phối hợp giữa Nhật Bản, Mỹ và Australia. Tầm quan trọng của việc hỗ trợ xây dựng năng lực với tư cách là một hình thức quan trọng trong hợp tác quốc phòng ngày càng được nâng lên.
Trong Đại cương Kế hoạch Phòng vệ mới được thông qua cuối năm 2018, Nhật Bản xác định việc thúc đẩy hợp tác với Mỹ và Australia trong xây dựng năng lực quân sự cho nước thứ 3 là một trụ cột trong chính sách quốc phòng của nước này. Do vậy, việc viện trợ cho Fiji và một số quốc đảo ở Thái Bình Dương sẽ là những bước đi cụ thể hóa phương châm trên.
| Hàn Quốc triệu tập Đại sứ Nhật Bản để phản ứng động thái trả đũa kinh tế Chiều 1/7, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Se-young đã triệu tập Đại sứ Nhật Bản tại Seoul Yasumasa Nagamine để bày tỏ lấy ... |
| Thủ tướng Nhật Bản và Thái tử Saudi Arabia thảo luận tình hình Trung Đông Ngày 30/6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã trao đổi quan điểm về tình hình Trung ... |