Tổ chức Cấm vũ khí hóa học kỷ niệm 20 năm thành lập và những dấu ấn của Việt Nam

Ngày 26/4 tới đây, tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) sẽ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Công ước Cấm vũ khí hóa học (CWC)[1] có hiệu lực và cũng là 20 năm ngày thành lập OPCW tại trụ sở của tổ chức ở thành phố La Hay, Hà Lan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170420143333 Damascus mời quốc tế điều tra vụ tấn công hóa học ở Syria
tin nhap 20170420143333 Mỹ có thể tiến hành thêm các cuộc không kích nhằm vào Syria

Tham dự sự kiện quan trọng này sẽ có Nhà vua Hà Lan Willem-Alexander, Bộ trưởng Ngoại giao Bert Koenders cùng đông đảo đại diện các quốc gia thành viên OPCW, các tổ chức quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Lan.

tin nhap 20170420143333
Tổng Giám đốc OPCW Ahmet Üzümcü thay mặt OPCW nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2013;

Đây sẽ là dịp để cộng đồng quốc tế cùng tri ân những nỗ lực không biết mệt mỏi của OPCW trong hai thập kỷ qua nhằm ngăn ngừa, xóa bỏ các loại vũ khí hóa học (VKHH) trên thế giới và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất vì mục đích hòa bình, đồng thời cùng chia sẻ những bài học kinh nghiệm, phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của OPCW trong thời gian tới. Hưởng ứng hoạt động kỷ niệm này, nhiều nước thành viên đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú: hội thảo, hội nghị, lễ kỷ niệm; xây dựng các công trình tượng đài biểu tượng...

Chương mới trong lịch sử thế giới

Nhìn lại lịch sử, mặc dù các loại hóa chất độc như tên tẩm thuốc độc, khói thạch tín, khói hơi ngạt... đã được loài người sử dụng tương đối phổ biến trong các cuộc chiến tranh hàng ngàn năm về trước, song phải đến năm 1675, thỏa thuận quốc tế đầu tiên trên thế giới về việc sử dụng VKHH mới được Đức và Pháp ký kết tại Strasbourg (Pháp), nghiêm cấm sử dụng đạn tẩm độc.

Gần 200 năm sau, vào năm 1874, Công ước Brúc-xen về Luật và Tập quán chiến tranh được ký kết, trong đó cấm sử dụng các loại vũ khí, vật liệu phóng hay chất có độc nhằm gây sát thương cho người khác (Công ước này về sau không có hiệu lực). Đến năm 1899, các bên tham gia Hội nghị Hòa bình La Hay ở Hà Lan đã ký kết Công ước La Hay 1899, nhất trí cấm sử dụng chất độc và vũ khí độc.

Bất chấp những quy định này, thế giới đã chứng kiến những hậu quả tàn khốc do VKHH gây ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất khi cả hai phe tham chiến đều dùng khí làm chảy nước mắt, khí clo, khí photgen gây ngạt chứa trong chai, đạn pháo, đạn cối làm gần 1,4 triệu người bị nhiễm độc vì hơi ngạt, trong đó đã có hơn 90.000 người tử vong.

Trong thế kỷ 20, nhiều nước phát triển đã đầu tư nguồn lực đáng kể cho các chương trình VKHH và đã sử dụng chúng trong một số cuộc chiến tranh, gây thương vong cho dân thường và để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với môi trường.

Trong quá trình trên, nhân loại tiến bộ ngày càng ý thức được về những nguy cơ, tác hại của VKHH đối với tiến trình hòa bình, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và lên tiếng kêu gọi xây dựng một khuôn khổ pháp lý toàn cầu để kiểm soát VKHH. Sau hơn 20 năm thương lượng căng thẳng, ngày 13/11/1993, 130 quốc gia đã ký kết CWC tại Pari (Pháp); tiếp đó, đến năm 1997, Công ước này chính thức có hiệu lực và OPCW cũng đi vào hoạt động trong năm này nhằm đảm bảo việc thực hiện Công ước một cách hiệu quả. CWC gồm lời nói đầu, 24 điều khoản và 03 phụ lục (tổng cộng gần 200 trang), với nội dung chính là cấm các nước phát triển, sản xuất hoặc yêu cầu sản xuất, tàng trữ và sử dụng VKHH; không được chuyển đổi trực tiếp hay gián tiếp VKHH sang nước khác; không tham gia vào các chiến dịch quân sự có sử dụng chất độc hoá học; không tài trợ, khuyến khích hay xúi giục nước khác tham gia vào các hoạt động bị cấm theo Công ước; các quốc gia thành viên được yêu cầu phá huỷ toàn bộ kho VKHH và các cơ sở sản xuất vũ khí hoá học mà họ sở hữu trong thời hạn không quá 10 năm sau khi thông qua Công ước.

Sự ra đời của CWC và OPCW đã mở ra một chương mới trong lịch sử đấu tranh chống phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt trên phạm vi toàn cầu. Lần đầu tiên trên thế giới, cộng đồng quốc tế có được một hiệp ước đa phương về giải trừ quân bị trong đó quy định rõ thời hạn cụ thể để phá hủy toàn bộ một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời đây cũng là hiệp ước kiểm soát vũ khí đa phương đầu tiên có chế tài thanh sát toàn diện.

Đến nay đã có 192 nước (chiếm tới 98% dân số toàn cầu) trở thành thành viên của OPCW, gồm tất cả ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tất cả các nước có ngành hóa học phát triển và các nước từ mọi châu lục trên thế giới. Dưới vai trò giám sát của OPCW, thế giới đã tiêu hủy thành công gần 95% trên tổng số 70.000 tấn VKHH đã khai báo, trong đó hai cường quốc là Nga và Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành tiêu hủy kho VKHH của mình lần lượt vào năm 2020 và 2023. Với những nỗ lực và đóng góp đối với sự nghiệp hòa bình và an ninh quốc tế đó, OPCW đã vinh dự nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2013.

Việt Nam là thành viên tích cực

Việt Nam đã ký Công ước CWC ngay từ khi Công ước được mở ký năm 1993 và đã phê chuẩn Công ước vào tháng 8/1998. Kể từ đó đến nay, Việt Nam luôn tỏ rõ là thành viên tích cực và tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên.

tin nhap 20170420143333
Đại sứ Ngô Thị Hòa, Đại diện Thường trực Việt Nam tại OPCW tham dự phiên họp của Hội đồng Chấp hành OPCW (tháng 3/2017).

Quan hệ hợp tác Việt Nam-OPCW được đẩy mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, đơn vị và doanh nghiệp liên quan cũng như hợp tác đào tạo chuyên gia kỹ thuật. Việt Nam thường xuyên có các chuyên gia kỹ thuật làm việc cho OPCW, đồng thời hợp tác và phối hợp tốt với OPCW trong việc đón các đoàn hỗ trợ kỹ thuật và thanh sát công nghiệp của OPCW đến các cơ sở công nghiệp hoá chất của Việt Nam và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia về việc thực hiện CWC. Ngày 3/8/2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Nghị định về việc thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006, Tổng Giám đốc OPCW Rogelio Pfirter đã nhận định “Việt Nam là một trong số những nước có hệ thống quy định pháp lý ở cấp độ quốc gia sớm nhất và đầy đủ nhất liên quan đến việc thực hiện Công ước" và "điều đó thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực hiện những cam kết mà Chính phủ Việt Nam đưa ra khi ký Công ước".

Thực hiện đường lối đối ngoại tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ứng cử và trở thành thành viên của Hội đồng chấp hành OPCW nhiệm kỳ 2016-2018. Đây là một trong bốn cơ quan chính của OPCW, gồm 41 thành viên đến từ khắp các châu lục, có thẩm quyền quyết định tiến hành các biện pháp cần thiết trong trường hợp quốc gia thành viên không tuân thủ CWC, xem xét trình Hội nghị toàn thể các quốc gia thành viên phê duyệt ngân sách, chương trình hoạt động hàng năm của OPCW, phê duyệt chức vụ Tổng Giám đốc OPCW cùng nhiều vấn đề quan trọng khác. Trong quá trình tham gia của mình, Việt Nam luôn tích cực phối hợp cùng các nước thành viên khác đề cao ý nghĩa và sự cần thiết phải loại bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt nói chung và VKHH nói riêng trên thế giới, ủng hộ việc tuân thủ CWC và công việc của OPCW, lên án mọi hành động sử dụng VKHH, đồng thời cần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia trong việc phát triển công nghiệp hóa chất vì mục đích hòa bình.

Trong thời gian tới, những nền tảng tích cực nói trên sẽ tiếp tục là tiền đề thuận lợi, quan trọng để Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với OPCW, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và đóng góp vào công việc chung của cộng đồng quốc tế.

[1] Tên gọi đầy đủ của CWC là Công ước về việc cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng VKHH và việc phá hủy chúng (Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction). 

tin nhap 20170420143333
Nga, Iran chỉ trích vụ Mỹ không kích quân đội Syria

Điện Kremlin cho biết trong cuộc điện đàm ngày 9/4 giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani, hai nhà ...

tin nhap 20170420143333
Vấn đề Syria và các phương án quân sự của Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc các phương án quân sự để trả đũa vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm ...

tin nhap 20170420143333
Iran kêu gọi thành lập ủy ban điều tra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria

Tuyên bố của Tổng thống Rouhani được đưa ra một ngày sau khi Mỹ bắn hàng chục quả tên lửa hành trình Tomahawk vào các ...

Nguyễn Hải Lưu Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động